Home » Archives for 10/05/08
Phần trước ta đã học về sự phân bào của somatic cells để tạo ra tế bào con mới, gọi là mitosis. Vậy, nếu đi ngược lên tiếp mãi, thì somatic cells đầu tiên của cơ thể xuất phát từ đâu. Con người được sinh ra và lớn lên đều xuất phát từ một tế bào ban đầu, gọi là tế bào được giao phối (fertilized cell). Tế bào được giao phối này là kết quả của sự kết hợp 2 tế bào giới tính (sex cells), một của bố (là sperm cell) và một của mẹ (egg cell). Và từ tế bào đơn này, tất cả các loại tế bào chuyên biệt của cơ thể sẽ được tạo ra thông qua quá trình gọi là “cell differentiation“. Và để tạo ra một các thể hoàn chỉnh là một quá trình vô cùng phức tạp.
Trong phần này, ta đề cập đến sự tạo thành tế bào giới tính (sex cell = gamete: sperm cell và egg cell). Quá trình này gọi là meiosis.
Người đầu tiên nghiên cứu quá trình này là Theodor Boveri, ông dùng sâu (worm) để nghiên cứu (cuối thập niên 1800).
Lưu ý là mỗi sex cell chỉ lưu một bộ chromosome (còn gọi là haploid), ít hơn một nữa so với somatic cells.
Quá trình meiosis trải qua 2 giai đoạn phân bào
MEIOSIS I: có phần giống với quá trình mitosis. Ngoại trừ các khác biệt
NOTE: chromosome banding là kĩ thuật hiển thị các banding patterns lên chromosome để giúp xác định sự giống nhau giữa các chromosomes.
MEIOSIS II: Chú ý là sau giai đoạn MEIOSIS I, tại mỗi tế bào con, mỗi chromosome vẫn là 1 cặp chromatid được gắn với nhau tại centromere. Tới giai đoạn II này, centromere mới phân tách các sister chromatids (giống như trong mitosis). Nên trong giai đoạn 2 này, InterPhase II và ProPhase II diễn ra rất nhanh, và 2 tế bào con nhanh chóng phân thành 4 tế bào con mới.
Và các tế bào con này sẽ trưởng thành thành sperm cell hoặc egg cell. Và khi 2 tế bào này kết hợp lại thì cho ta tế bào đủ 2 bộ chromosome gọi là zygote.
Chromosome thường được sắp xếp theo dạng karyotype (kiểu nhân), nghĩa là các chromosomes tương đồng (homologs) được sắp xếp và đánh số theo cặp (từ cặp có kích thước lớn nhất đến nhỏ nhất). Ví dụ: có 23 cặp homologous chromosomes đối với người.
Và trong quá trình meiosis, thì chỉ một nửa, tức là 23 chromosomes, mỗi cái được lấy từ 1 homolog, được lưu giữ trong tế bào giới tính (sex cell). Ví dụ:
PHỤ LỤC:
Karyotype là một dạng hiển thị hình ảnh các chromosome theo cặp tương đồng. Để tạo ra một karyotype, các nhà khoa học chụp ảnh các chromosomes, cắt chúng ra và match chúng lại với nhau dựa vào kích cỡ, banding pattern và vị trí centromere. Karyotype test là bài kiểm tra để xác định, và đánh giá kích thước, hình dáng và số lượng chromosomes bên trong một mẫu các tế bào cơ thể (thường lấy tế bào máu). Nó giúp xác định các tiềm ẩn về sai lệch thành phần, số lượng chromosomes. Kết quả thu được của karotype test được hiểu như sau:
Normal |
|
---|---|
Abnormal: |
|
CHÚ Ý: Trong 23 cặp trên chỉ có cặp X-Y chromosomes là không tương đồng với nhau.
THỰC HÀNH:
CONCLUSION:
Như vậy, ta nhớ mitosis là quá trình phân bào của body cells, còn meiosis là quá trình phân bào của sex cell. Các sex cell chỉ chứa 1 bộ chromosomes, còn body cells chứa 2 bộ chromosomes.
Những khác biệt quan trọng trong tín hiệu của hệ miễn dịch và sự hình thành các phân tử điều chỉnh miễn dịch có thể giải thích tại sao một số loài linh trưởng có thể sống chung với virut suy giảm miễn dịch mà không tiến tới AIDS. Không giống với một số loài linh trưởng khác, khỉ nâu và con người không thể chống chọi lại với loại bệnh này.
Khỉ mặt xanh (Ảnh: Wikimedia Commons) |
Sự khác biệt về tính hoạt hóa của tế bào đuôi gai đối với virut AIDS ở một số loài linh trưởng là kết quả của sự khác biệt trong mô hình tín hiệu của cơ quan thụ cảm giống như “trạm thu phí” nêu trên. Vì hầu hết các phản ứng miễn dịch không đủ khả năng loại bỏ virut AIDS, sự nhân rộng của virut dẫn tới sự hoạt hóa không ngừng của hệ miễn dịch ở người và khỉ.
Tai hại thay, không những không thể diệt được lây nhiễm, sự kích thích tế bào đuôi gai liên tục gây ra sự hoạt hóa lặp đi lặp lại của hệ miễn dịch và thương tổn không mong muốn đối với hệ miễn dịch ở những loài dễ mắc AIDS. Hiện tượng hoạt hóa lặp đi lặp lại nhiều lần hiện được công nhận là nguyên nhân chính dẫn tói hình thành AIDS.
Tế bào đuôi gai của khỉ mặt xanh không dễ dàng bị SIV kích thích có thể là nguyên nhân tại sao khỉ mặt xanh không có những biểu hiện miễn dịch thái quá và không mặc AIDS. Vì vậy, phản ứng miễn dịch một cách vừa phải đối với SIV ở khỉ mặt xanh có thể là bước tiến hóa hiệu quả để chống lại loại virut mà các phản ứng chống virut quyết liệt của hệ miễn dịch phải bó tay.
Các tác giả nhận định rằng cần có phương pháp chữa trị mới nhằm ngăn chặn phản ứng thái quá của hệ miễn dịch, từ đó bảo vệ cơ thể khỏi thương tổn không mong muốn. Những phương pháp chữa trị như vậy, tập trung vào phản ứng đối với virut AIDS của cơ thể, có thể là công cụ hữu hiệu bổ sung cho những loại thuốc trực tiếp ngăn chặn sự nhận rộng của virut.
Hiểu rõ chi tiết hoạt động của đường tín hiệu của cơ quan thụ cảm dạng “trạm thu phí” ở khỉ mặt xanh có thể là tiền đề phát triển những phương pháp trị liệu hạn chế sự hoạt hóa không ngừng của hệ miễn dịch ở những người bị nhiễm HIV.
Feinberf cho biết: “Hiểu biết về cơ sở sinh học mà khỉ mặt xanh và nhiều loài linh trưởng khác, vật chủ tự nhiên của virut AIDS, đã tiến hóa để kháng lại AIDS chính là bài học lớn đối với chúng ta về đại dịch AIDS, và cơ chết hình thành AIDS ở người. Thêm vào đó, kiến thức quý báu này hy vọng sẽ giúp xây dựng những phương pháp hiệu quả để điều trị HIV. Hiểu biết về việc làm thế nào vật chủ tự nhiên của SIV vẫn sống khỏe mạnh có thể cung cấp đầu mới về quỹ đạo tiến hóa tương lại của loài người, đáp lại những áp lực sâu rộng ở nhiều địa điểm trên toàn thế giới, nơi mà hậu quả của HIV là khốc liệt nhất”.
Tác giả của nghiên cứu bao gồm Judith N. Mandl thuộc Chương trình cao học về Sinh học, sinh thái và tiến hóa tại đại học Emory và Ashley P. Barry, từng làm việc tại Trung tâm Vacxin Emory và Trung tâm nghiên cứu linh trưởng quốc gia Yerkes.
Nghiên cứu được Học viện y tế quốc gia tài trợ, với sự giúp đỡ của Trung tâm Vacxin Emory và Trung tâm nghiên cứu linh trưởng quốc gia Yerkes.
Tham khảo:
1. Mandl et al. Divergent TLR7 and TLR9 signaling and type I interferon production distinguish pathogenic and nonpathogenic AIDS virus infections. Nature Medicine, 2008; DOI: 10.1038/nm.1871
Con ve sầu nhảy trưởng thành (Aphrophora alni) đạt chiều dài cơ thể khoảng nửa inch (9 mm) và có thể nhảy tới độ cao 28 inch (700 mm). (Ảnh: Burrows et al, BMC Biology 2008) |
---|
Loài côn trùng có tốc độ lớn được gọi là ve sầu nhảy có thể nhảy xa một khoảng gấp 100 lần chiều dài cơ thể của nó. Hiện các nhà khoa học đã tìm ra được bí quyết của ve sầu nhảy: chúng sở hữu các cấu trúc giống cây cung nhưng hoạt động như bệ phóng vậy.
Ve sầu nhảy còn có tên gọi là bọ spittlebug bởi trong giai đoạn nhộng chúng tạo ra một lớp nhựa sủi bọt để bảo vệ nhộng. Con trưởng thành tích trữ năng lượng trong một đôi cấu trúc hình cây cùng được tạo thành từ cả vật liệu biểu bì cứng và protein có tính chất như cao su gọi là resilin. Hai cấu trúc này được gắn với chân sau của ve sầu nhảy.
Khi nó co các cơ để nhảy, các cấu trúc nói trên uốn cong giống như cây cung. Khi bật ngược lại, “cây cung” đó sẽ đẩy con ve sầu nhảy lên trên với một lực có thể lên tới gấp 400 lần trọng lượng cơ thể của nó.
Khi còn nhỏ, ve sầu nhảy không có protein co giãn để có thể nhảy được. Do đó chúng chỉ nhảy khi đã trưởng thành. (Ảnh: Burrows et al, BMC Biology 2008) |
Do cấu trúc hình cung của con bọ nhảy được tạo thành từ vật liệu mềm dẻo lẫn vật liệu cứng nên nó có thể chịu đựng được tổn tương ngay cả khi phải uốn cong rất lâu. Trên thực tế, ve sầu nhảy luôn giữ cây cung của chúng trong tư thế sẵn sàng để có thể chuẩn bị nhảy trong tích tắc. Theo các nhà nghiên cứu, chúng cũng có thể nhảy nhiều lần lặp lại mà không gây tổn hại cho cơ thể.
Khi còn trong giai đoạn nhộng, ve sầu nhảy thiếu protein co giãn trong cấu trúc hình cung của chúng. Đúng như dự đoán, con non không thể nhảy cho đến khi chúng trưởng thành. Phát hiện được công bố trên tờ BMC Biology-khoahoc.com.vn.
Trong phần trước, ta đã đề cập đến việc Mendel đề xuất rằng mỗi tính trạng (trait) được qui định bởi 1 cặp đặc tính di truyền (mà sau này ta gọi là cặp gene), trong đó mỗi gene có thể tương ứng là gene trội hoặc gene lặn. Dominant gene thường kí hiệu chữ cái hoa (ví dụ: Y), còn recessive gene kí hiệu bằng chữ cái thường (ví dụ: y). Và các hình thái khác nhau đó của 1 gene ta gọi là alleles.
Với quan điểm mỗi trait được mã hóa bởi 1 gene pair, như vậy, một vấn đề nảy sinh, nếu cả bố và mẹ đều truyển bản sao của cả cặp cho con thì con sẽ có 4 gene cho mỗi trait –> mâu thuẫn. Vấn đề này được giải quyết bởi lí giải rằng tế bào giới tính (sex cells hay gamete) của bố/mẹ chỉ chứa một gene cho một trait và từ đó mỗi gene tương ứng từ cá thể bổ và mẹ sẽ ghép lại để tạo ra gene pair hoàn chỉnh của tính trạng tương ứng ởcon (offspring). Và việc cơ thể bố/mẹ lựa chọn gene nào trong gene pair để truyền lại cho con thì đó vẫn còn là một bài toán vào lúc đó. Đây là một vấn đề phức tạp, và sẽ được đề cập ở các phần sau.
Giờ ta đề cập lại đến cặp đặc tính di truyền (gene pair) biểu hiện cho một tính trạng. Nếu gene pair đó hoặc là cùng trội hoặc cùng lặn (ví dụ: YY hoặc yy) thì ta gọi đó là kiểu thuần/đồng nhất (homozygous). Nếu gene pair đó có một trội một lặn (ví dụ: Yy) thì ta gọi đó là kiểu lai (heterozygous). Tương ứng với từng kiểu gene (genotype) sẽ cho ta kiểu hình (phenotype) khác nhau.
Trong thí nghiệm đã nói ở phần 1, Mendel lấy các con ở thế hệ F1 đem lai với nhau, kết quả là ở thế hệ F2, cây đậu hạt xanh lại xuất hiện với khoảng 25% là cây đậu hạt xanh, còn lại khoảng 75% là cây đậu hạt vàng. Điều đó có nghĩa là đặc tính quả màu xanh không bị mất đi hay bị biến đổi. Thử nghiệm với các tính trạng đơn lẻ khác (hình dáng quả, kích thước quả …) cũng cho kết quả tương tự. Nghĩa là “dominant gene và recessive gene được di truyền độc lập nhau, vì thế có thể được tách biệt một cách độc lập” và cái này được xem là định luật 1 của Mendel (Mendel’s first law). Từ đó, Mendel đã đưa ra tỉ lệ 3:1 nối tiếng. Nó được hiểu rằng nếu cả bố và mẹ đều là kiểu lai (heterozygous) cho một tính trạng nào đó (nghĩa là bố/mẹ đều mang một alen trội và một alen lặn cho tính trạng đó) thì khả năng con có đặc tính dominant phenotype là cao gấp 3 lần khả năng con mang đặc tính recessive phenotype Và nó được thể hiện qua bảng quan hệ do Reginald Punnett đề xuất.
Qua bảng này, ta thấy có 3 genotype: YY, Yy, yy và có 2 phenotype cho màu sắc của quả cây đậu Hà Lan: - yellow (tương ứng với kiểu gene YY, Yy) và - green (tương ứng với kiểu gene yy). tuân theo tỉ lệ yellow : green = 3 : 1
IMPORTANT: Tuy nhiên, có một thực tế mà sau này người ta phát hiện là có một kiểu gene không hoàn toàn trội hoặc lặn: ví dụ, việc lai ghép giữa cây hoa mõm chó màu đỏ thuần chủng (pure-breeding red snapdragon) và cây thuần chủng màu trắng (pure-breeding white) cho ra thế hệ con F1 có màu hồng.
Tiếp theo, Mendel thử cho lai 2 cây đậu Hà Lan và xem xét đồng thời trên 2 traits (màu sắc hạt và hình dáng hạt). Kết quả thế hệ con F2 cho tương ứng tỉ lệ 9:3:3:1 (9 round yellow: 3 round green : 3 wrinkled yellow : 1 wrinkled green). Có nghĩa là việc di truyền traits giữa 2 gene pair biểu diễn cho 2 traits khác nhau là độc lập nhau. Và nguyên lí độc lập này thường được gọi là định luật 2 của Mendel (Mendel’s second law).
IMPORTANT: Tuy nhiên, sau này, khi nói về phần di truyền học hiện đại, do Morgan sáng lập, thì quan điểm trên không đúng nữa. Do các genes ở cùng 1 chromosomes thì luôn có mối liên kết về di truyền, ví dụ: cây hoa vàng thì luôn có quả dài. Tuy nhiên, mối liên kết này không phải là 100%. Ở trong phần về di truyền học hiện đại, ta sẽ hiểu lí do vì sao.
TERM:
Con cái luôn được thừa hưởng một hoặc vài tố chất nào đó giống bố mẹ (ví dụ: nét cười, cặp mắt, màu da, mái tóc…). Những nét/điểm/tố chất/tính trạng (được thừa kế) này tiếng Anh gọi là trait. Và di truyền (inheritance) là đề cập đến việc truyền trait từ bố mẹ sang con cái. Từ xa xưa, con người đã biết điều này và tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi có trait tốt bằng cách lựa chọn bố tốt và mẹ tốt, ví dụ: lai hai con ngựa tốt để con của nó cũng có khả năng chạy nhanh, cây cho quả to và sai quả … Tuy nhiên, người ta vẫn chưa có được một phương pháp khoa học để có thể dự đoán được đầu ra sẽ có traits như thế nào nếu lựa chọn hai cả thể bố mẹ cụ thể nào đó.
Mendel là người đầu tiên nghiên cứu điều này. Ông dùng cây đậu Hà Lan (pea plants) để nghiên cứu inheritance dựa trên một số trait nhất định: màu sắc và kích thước.
Cây đậu Hà Lan có đặc điểm là tự thụ phấn, nên chúng là thuần chủng. Ban đầu, ông xem xét một tính trạng màu sắc của hạt bằng cách lai chéo cây có hạt vàng (yellow) với cây có hạt xanh (green). Kết quả là mọi con cháu (progeny) ở thế hệ con cái đầu tiên (first filial generation - F1) đều có hạt vàng (chỉ xuất hiện trait của một bố/mẹ). Mendel kết luận rằng trait tồn tại ở hai mức độ: tính trạng trội (dominant trait) và tính trạng lặn (recessive trait); thể hiện ở đặc tính đồng nhất -thuần chủng (homozygote) và không đồng nhất-không thuần chủng(heterozygote). Dù không phải là người phát minh ra thuật ngữ “gene“, lúc đó ông dùng từ “đặc tính di truyền” (inherited characteristics), nhưng chính Mendel đã kết luận rằng, biểu hiện bên ngoài (phenotype) của một cá thể phụ thuộc vào đặc tính di truyền bên trong (genotype). Ông cũng kết luận rằng mỗi đặc tính di truyền tồn tại theo cặp: một cái mang dominant trait(biểu hiện ra bên ngoài) và một cái mang recessive trait(không biểu hiện ra bên ngoài). Điều này tương ứng với mỗi loại gene, ta gọi là dominant gene và recessive gene.
Chính vì cây đậu Hà Lan tự thụ phấn một cách tự nhiên, nó không lai tạp trait từ các cây khác, nên có thể nói rằng cây thuần lai luôn có sẵn. Một cây được gọi là thuần lai nếu chỉ toàn dominant gene hoặc toàn recessive gene cho một trait nào đó. Ví dụ: một cây thuần lai với tính trạng thuần là quả màu vàng thì luôn cho ra cây con cũng có quả màu vàng.
Một viễn tưởng ! |
---|
Ngày mai em đi xuống Thành phố tập huấn sử dụng thiết bị thí nghiệm môn Sinh nhé ! 8 giờ bắt đầu khai mạc, nhớ nhá !” - Vừa dạy xong tiết 1,2,3 tôi tới phòng chờ của giáo viên để lướt web thì giọng của sếp vang lên.
-Vâng ! – Tôi trả lời phấn khởi vì được nhà trường tín nhiệm giao cho đi học sử dụng thiết bị thí nghiệm một lần nữa. Và dường như lúc này tôi quên mất những lần đi học thay sách, rồi những lần đi học sử dụng thiết bị thí nghiệm ở dưới thành phố, chỉ còn lại trong tôi tâm lý … phấn khởi.
Thành công ? |
---|
Công việc của các đồng nghiệp thì tiến triển khá thuận lợi, còn bạn thì không biết lý do tại sao sự nghiệp vẫn cứ trì trệ như vậy. Bạn nên nhớ, ngoài yếu tố bằng cấp thì trong công việc còn đòi hỏi những kỹ năng làm việc khác để có được thành công.
Dưới đây là những “bí quyết” đó:
Tránh “buôn dưa lê” nơi công sở
“Buôn” chuyện nơi công sở thể hiện kỹ năng làm việc thiếu tính chuyên nghiệp và có thể gây tổn hại cho nhiều người.
Nếu bạn chỉ “tán phét” về một bộ phim tối qua hay giá cả thị trường hiện nay vào những giờ nghỉ thì đó là những cuộc nói chuyện vô hại nhưng nếu bạn thì thầm to nhỏ với mọi người về mối quan hệ của sếp với một nhân viên nữ mới nào đó thì lại là vấn đề hoàn toàn khác. Bạn không thể lường trước được hậu quả của câu chuyện sẽ đi đến đâu vì môi trường công sở rất nhỏ.
Để tránh khỏi những rắc rối không biết trước bạn nên tránh những cuộc “buôn dưa lê” bất cứ khi nào. Bạn nên biết rằng “buôn” chuyện nơi công sở là cách nhanh nhất để đánh mất niềm tin của mọi người vào bản thân bạn.
Để trở thành nhân viên xuất sắc (không phải bằng cách “bợ đỡ”)
Dù là kết quả của công việc nhỏ nhất nhưng nếu bạn không nói ra thì sếp không thể nhận ra khả năng của bạn. Tự đề cử bản thân không phải là để khoe khoang mà chính là cách tiến thân trong sạch mà không cần nịnh bợ ai.
Bằng việc nói ra những ý tưởng của bạn cho bất cứ vấn đề gì hay sẵn sàng tiếp thu ý kiến của mọi người cho công việc của bạn. Mọi người cũng như sếp sẽ thấy bạn là người năng nổ trong công việc và ham học hỏi.
Thừa nhận khi bạn mắc lỗi
Bạn chưa hoàn thành một bản báo cáo? hay bạn đã làm không chỉn chu một công việc nào đó? Cách tốt nhất để mọi người chấp nhận khi bạn làm việc gì đó sai trái là thú nhận việc làm đó.
Chị Christina Donaghy, chuyên gia về IT của công ty
Hòa hợp với đồng nghiệp
Hầu hết thời gian ban ngày bạn đều ở công sở cùng với các đồng nghiệp. Vì vậy không có gì khó khăn để tạo ra mối quan hệ bạn bè thân thiết với những người đó. Ngoài giờ làm hoặc vào giờ nghỉ trưa bạn có thể rủ mọi người ra ngoài ăn trưa hoặc mời mọi người đi uống nhân dịp nào đó. Đó là cơ hội làm cho các đồng nghiệp hiểu nhau hơn trong cuộc sống nhờ vậy trong công việc mọi người sẽ nhiệt tình giúp đỡ lẫn nhau để đem lại kết quả công việc cao.
Không đánh giá thấp mọi công việc
Cho dù là những công việc không quan trọng, không cần chuyên môn hay những công việc chỉ dành cho nhân viên tập sự và bạn thì đã là một quản lý hay bạn đang ở một vị trí được đánh giá cao thì bạn cũng không nên có thái độ coi thường bất cứ công việc nào được giao. Bạn nghĩ rằng bạn không thể đi làm những công việc như pha cà-phê hay photo tài liệu vì chúng không xứng đáng nhưng bạn nên biết rằng rất nhiều nhân viên cao cấp đều tự đi photo cho họ.
Theo Yahoo
Trong phần 3, ta đã tìm hiểu và biết gene nằm trong tế bào. Hay nói cách khác, bên trong tế bào có chứa thông tin di truyền. Điều quan trọng ta chú ý là: Hai tế bào khác nhau bất kì đều chứa cùng thông tin di truyền (cùng bộ gene). Vậy, câu hỏi đặt ra là tế bào sinh ra từ đâu và thông tin di truyền bên trong tế bào được duy trì như thế nào? Qua quá trình tìm hiểu, các nhà khoa học cho thấy rằng mọi tế bào đều được sinh ra từ một tế bào mẹ nào đó trước thông qua quá trình gọi là mitosis - sự phân bào (cell division). Quá trình này đảm bảo thông tin di truyền (các chromosomes) từ tế bào mẹ sẽ được truyền sang tế bào con một bản sao y hệt.
Mitosis là một quá trình liên tục. Tuy nhiên, Flemming đã chia nó ra làm 5 giai đoạn riêng biệt: http://www.cellsalive.com/mitosis.htm
Cách ghi nhớ là I Party More At The Club (IPMATC where C stands for cytokenesis).
Interphase là giai đoạn mà cell không ở trong giai đoạn phân bào (hay còn gọi là resting phase). Nhân tế bào được nhìn thấy như các hột có mật độ dày đặc. Và đến cuối giai đoạn InterPhase, thì chromosome mới thực sự được nhìn thấy như là các sợi.Tuy nhiên, tế bào không thực sự nghỉ ngơi mà thực ra, bên trong nhân, các nguyên liệu (di truyền) đang được nhân đôi lên (ví dụ: ở người có 23 cặp chromosomes thì sẽ được nhân lên thành 46 cặp chromosomes).
ProPhase là giai đoạn đầu tiên của sự phân bào: các nguyên liệu bên trong nhân (sau khi được nhân đôi) cô đọng lại dưới dạng sợi, được gọi là chromatin threads, mà sau này chúng được gọi là chromosome (1888). Mỗi chromosome (số lượng bây giờ được nhân đôi) tương ứng với mỗi cặp chromatids (chromatids đi theo cặp thì gọi là sister chromatids) được ghép với nhau tại vị trí trung tâm (centromere.)
MetaPhase là giai đoạn mà màng nhân sẽ biến mất (ta không còn nhìn thấy vùng phân cách nhân nữa), để cho phép các chromosomes (các cặp sister chromatids) sắp xếp thẳng hàng dọc theo đường kính trung tâm của tế bào (cell equator.) Tiếp đến, centromere của mỗi cặp chromatid (chromosome) sẽ phân đôi để tách riêng 2 chromatids thành phần rời ra.
AnaPhase là giai đoạn mà các sợi chromatid thành phần tách khỏi centromere của nhau và được kéo về 2 cực của tế bào. Như vậy, mỗi cực sẽ chứa cùng số lượng chromosomes.
TeloPhase là giai đoạn cuối cùng, các chromosomes ở mỗi cực sẽ dần được bọc bởi 2 màng nhân mới. Tế bào đồng thời sẽ co lại từ 2 đầu đường kính tế bào và phân chia ra làm 2 tế bào con mới. Ta có được 2 tế bào con mới với cùng thông tin di truyền như tế bào mẹ ban đầu. Và quá trình này cứ tiếp diễn như thế với các tế bào con mới…
Notable quotes: “omnis cellula e cellula” - Rudolph Virchow (”all cells arise from other cells”)
NOTE: Cytokenesis không phải là một quá trình cuối của TeloPhase mà là một quá trình đồng thời và độc lập với TeloPhase. Về mặt kĩ thuật, Cytokenesis không phải là một giai đoạn của mitosis, nhưng là quá trình cần thiết để kết thúc sự phân bào.
Để nghiên cứu chromosomes, người ta thường dùng ruồi giấm (fruit fly) vì nó có số lượng chromosomes ít: 8 chromosomes.
IMPORTANT: Mỗi chromosome có thể tương ứng là một chromosome hoặc hai chromosomes, nhưng ta không gọi như vậy mà ta gọi nó là 1chromatid hay một cặp chromatids, tương ứng tùy vào giai đoạn nào của sự phân bào. Ban đầu, một chromosome tương ứng là một chromatid. Lúc này, một chromosome thực chất là một phân tử DNA được gấp cuộn lại (condensed DNA). Khi nhân đôi lên trong giai đoạn prophase, một chromosome lúc này tương ứng với 2 chromatids được gắn với nhau tại centromere. Một rule of thumb tốt để biết số lượng chromosomes là đếm số centromeres để ra số lượng chromosomes.
TERMS:
NOTE: Các lỗi vẫn có thể xảy ra trong quá trình phân bào, tuy rất hiếm. Nếu xảy ra sẽ rất nguy hiểm vì làm thay đổi sự phân chia nguyên liệu di truyền (chromosomes), có nghĩa là một bên có thể nhận nhiều chromosomes, còn bên kia nhận ít hơn. Các tế bào con nếu gặp tình trạng này có thể dẫn đến ung thư. Và có ngành chuyên nghiên cứu về những đặc tính, ảnh hưởng của chromosomes tới cơ thể gọi là cytogenetics.
CONCLUSION:
Như vậy, ta vừa đề cập đến sự bảo tồn nguyên liệu di truyền thông qua quá trình phân bào (mitosis). Trong phần tiếp, ta sẽ nói về sự khác biệt về số lượng chromosomes trong tế bào sinh dục (sex cells) và tế bào sinh sản (somatic cells).
LINKS:
Dù quan điểm mỗi tính trạng (trait) được đại diện bởi một gene pair, và thường kí hiệu bằng một cặp chữ cái (hoa hoặc thường), nhưng gene là cái gì bên trong cơ thể, thành phần của nó ra sao, nó nằm ở đâu trong cơ thể thì vẫn còn là một bí ẩn.
Nhờ vào sự phát minh ra kính hiển vi, người ta đã có thể nhìn thấy các vật rất nhỏ, cụ thể là nhìn thấy tế bào (cell). Vì thế, cho đến thời điểm đó, người ta vẫn tin rằng tế bào (cell) là đơn vị cơ bản của sự sống.
Robert Hooke là người đầu tiên nhìn vào nút bịt chai rượu (cork) dưới kính hiển vi, năm 1665. Ông thấy có rất nhiều lỗ trống nhỏ và Hooke gọi chúng là “cell” (lỗ trống hay tế bào). Cooke thấy rằng cell tồn tại cả trong cây cối. Và với cây còn sống, thì cell chứa đầy các chất dịch (juices), còn với cây đã chết (như miếng gỗ làm cork) thì bên trong cell chỉ là không khí. (Điều này lí giải vì sao cork và các cây gỗ khô có thể nổi trên mặt nước.)
Tiếp theo sự phát hiện của Hooke, các nhà nghiên cứu khác cũng thực hiện việc khám phá qua kính hiển vi. Trong đó, có Theodor Schwann, ông định nghĩa “cell” không dựa vào hình dáng, kích cỡ, mà dựa vào sự xuất hiện của một khối được nhuộm đen bên trong - gọi là nhân (nucleus).
NOTE: human cell có kích cỡ dao động từ 7micron (μm) đường kính (tế bào hồng cầu) đến 1m chiều dài (tế bào thần kinh). Để có thể hình dung, ta nhớ rằng chiều rộng của sợi tóc là khoảng 100μm.
Nhờ vào công nghệ nhuộm màu phân tử, các cấu trúc bên trong của tế bào đã có thể được nhìn thấy. Ban đầu đó là nhân tế bào (nucleus) và sau này với những kĩ thuật nhuộm màu khác, người ta đã nhìn thấy các thành phần khác của tế bào. Sau đây là một số hình vẽ nhân (nucleus) bên trong tế bào:
Về sau, khi mà dùng các chất nhuộm màu khác, thì người ta phát hiện ra những thành phần khác, không phải nhân. Cụ thể là các sợi dáng uốn cong, riêng biệt (hay thành phần hình que bên trong tế bào) mà sau này được gọi là nhiễm sắc thể (chromosomes). Và rồi, người ta nhận thấy rằng, tế bào của các chủng loài khác nhau thì có số lượng chromosomes khác nhau. Các nhà khoa học bắt đầu nghĩ tới khả năng chromosome mang các đơn vị thông tin di truyền (gene).
Như vậy, tới đây ta hiểu rằng gene nằm bên trong chromosomes, và chromosome nằm bên trong nhân tế bào.
Địa chỉ: Thị trấn Đại Từ - Đại Từ - Thái Nguyên
Điện thoại: 0984.280.076
Email: tobuvn@gmail.com
Facebook: http://facebook.com/tobuvn