Home » Archives for 11/02/08
Với vai trò là giáo viên, bạn có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh của mình những kỹ năng sống. Trong đó, trình bày ý kiến và thuyết phục người khác chính là những kỹ năng quan trọng mà bạn có thể giúp học sinh có được thông qua các tiết học thảo luận.
Dưới đây là những hướng dẫn mà giáo viên có thể sử dụng để giúp học sinh hoặc sinh viên của mình có được những kỹ năng cần thiết và thái độ tích cực khi tham gia thảo luận. Mục tiêu của chúng ta là các buổi học được tổ chức theo phương pháp thảo luận sẽ thành công. Bạn hãy cho học sinh hay sinh viên của bạn những lời khuyên dưới đây:
- Tham gia vào giờ học thảo luận là điều cần thiết trong lớp học, giúp các em nhanh chóng hiểu bài, tự tin trong lúc nói và rèn luyện tư duy phân tích. Quan trọng hơn, giờ học có thảo luận sẽ giúp các em tạo dựng các mối quan hệ tích cực giữa những bạn cùng lớp với nhau; giúp các em trình bày ý kiến riêng của mình.
Theo các nghiên cứu về sự phát triển của con người, chúng ta sẽ ngày càng giỏi hơn nếu chúng ta đối mặt với thử thách. Đương nhiên, trình bày ý kiến, thuyết phục người khác chính là những thử thách cần thiết cho mọi người.
- Đừng đợi cho đến khi bạn có được những lý lẽ hoàn hảo nhất. Nếu bạn chờ đợi điều đó thì có thể bạn sẽ không bao giờ phát biểu trong lớp học. Hãy nói với học sinh rằng tự tin nói ra suy nghĩ của mình là điều còn quý hơn nhiều việc chờ đợi cho đến khi nghĩ ra câu trả lời tốt nhất.
Là giáo viên, bạn hãy giúp học sinh không thấy ngượng nghịu khi đưa ra một ý kiến ‘ngớ ngẩn'.
- Hãy chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Giờ học thảo luận sẽ đạt hiệu quả nếu mọi người xem bài trước khi đến lớp. Bạn sẽ không có được những lý lẽ thuyết phục nếu như bạn thiếu thông tin, thiếu kiến thức. Đọc bài trước khi đến lớp chính là cách để các em nắm được những thông tin cần thiết cho buổi thảo luận tại lớp.
- Hãy đặt câu hỏi. Những cuộc thảo luận đạt được hiệu quả cao là dựa vào các câu hỏi có tư duy. Hãy nhớ rằng nếu bạn có một câu hỏi về vấn đề đang thảo luận thì có khoảng 20% các bạn cùng lớp cũng có câu hỏi tương tự.
Hãy nhớ rằng bất kỳ người nào phát biểu trong lớp cũng đang được những người khác theo dõi đánh giá. Vì thế, lời khuyên ‘Hãy đặt câu hỏi . . .' không có nghĩa là các em cứ đặt câu hỏi một cách bừa bãi.
- Đừng ngại thay đổi ý kiến hay chuyển đổi lập trường. Trong quá trình tham gia thảo luận, thỉnh thoảng vẫn có lúc các em phải đối mặt với việc mình bị thuyết phục và thay đổi lập trường. Đây là một tín hiệu tốt để chứng tỏ rằng các em khác đã đưa ra những lập luận thuyết phục. Điều này không chứng tỏ rằng em này đã thua mà chứng tỏ rằng bản thân em đã nhận ra vấn đề theo một cách khác.
Và quan trọng hơn hết, các em đã tham gia thảo luận một cách thiện chí chứ không phải tham gia thảo luận với tâm thế thắng thua.
Ví dụ: để thay đổi lập trường, các em có thể nói: "Em đồng ý với nhận định của bạn T, đây là quan điểm mà em chưa chú ý lúc nãy..."
- Hãy lắng nghe một cách cẩn thận. Để trở thành một thành viên tham gia tích cực trong giờ thảo luận thì cần phải lắng nghe một cách cẩn thận những gì mọi người đang nói.
- Hãy nắm ý chính và đánh giá chúng. Học sinh có thể rơi vào tình trạng rối trí với những ý kiến mà mọi người đã đưa ra; các em hãy cho người nói cơ hội để họ làm rõ quan điểm của họ và cố gắng hiểu những gì mà họ đang trình bày để có đánh giá riêng của bản thân.
- Đừng trông đợi tất cả mọi người sẽ đồng ý với ý kiến của bạn. Ông bà có nói: "Chín người mười ý" mà. Tuy nhiên, đừng im lặng chấp nhận sự phản bác của họ. Hãy làm hết sức mình để thuyết phục mọi người rằng bạn nói có lý (và đây chính là lúc bạn phát triển kỹ năng).
- Hãy phân tích vấn đề một cách tổng quát nhất. Cố gắng đưa ra những ý kiến thảo luận trước lớp một cách tổng quát, đừng cố bắt bẻ những chi tiết nhỏ nhặt.
- Hãy cố gắng giúp đỡ các bạn cùng lớp khi các em hiểu rõ những gì mà họ đang muốn nói nhưng không biết phải trình bày như thế nào.
Ví dụ: hãy nói "Theo em hiểu, ý của bạn A là ...", "Em hiểu ý của bạn B, em xin trình bày lại rõ ràng hơn..."
- Hãy chỉ ra những lỗi trong lý lẽ của bạn mình một cách tôn trọng. Khi bạn phản bác ý kiến của bạn mình bằng một thái độ thiếu tôn trọng có nghĩa là bạn vừa cho bạn mình một cơ hội để phản bác lại bạn.
- Hãy yêu cầu mọi người tôn trọng bạn (và ngược lại bạn cũng phải tôn trọng họ)
- Đừng chê bai khi bạn mình đưa ra những lập luận sai lầm trong lớp. Tất cả mọi người trong quá trình thảo luận tại lớp sẽ có lúc phạm sai lầm (bản thân tôi cũng không ngoại lệ). Đừng nghĩ rằng cách tốt nhất để tránh những sai lầm, đó là không nói gì cả. Hãy phát biểu ý kiến và chấp nhận có lúc ý kiến của mình phát biểu là sai. Đây chính là giây phút các em vượt qua sự sợ hãi của bản thân, vượt qua nỗi sợ bị chỉ trích.
Không có câu hỏi ngớ ngẩn hay câu trả lời ngớ ngẩn.
Là giáo viên, bạn hãy nói với học sinh rằng thà các em thử nói ra suy nghĩ của mình dù nó chưa hoàn hảo còn hơn là sợ nói sai mà không dám nói gì cả.
Hãy nói với học sinh rằng: ‘Nếu các em có điều gì muốn thảo luận thì hãy mạnh dạn phát biểu; đừng chờ đợi người khác phát biểu ý kiến đó thay em'
- Đừng cố gắng chiếm lĩnh toàn bộ quyền thảo luận trong lớp. Hãy dành cho các bạn khác có cơ hội để tham gia cùng mình.
- Đừng bao giờ buộc miệng phát biểu mà không suy nghĩ. Điều này chỉ khiến bạn dễ dàng mắc sai lầm mà thôi.
Nếu bạn không đồng ý với ý kiến của một người khác thì hãy đưa ra những luận điểm rõ ràng giải thích tại bạn không đồng ý và đồng thời đưa ra những ý kiến để làm rõ ý kiến của bạn.
Nếu bạn không chắc chắn làm cách nào để đưa ra một câu hỏi tốt thì bạn hãy nhờ một bạn khác giúp bạn.
- Đừng bao giờ huýt sáo trong lớp trong khi bạn khác đang nói. Đừng bao giờ chế nhạo bạn mình khi họ đưa ra một ý kiến mà bạn không đồng ý. Hành động này rất bất lịch sự và có thể bạn đã làm cho bạn mình mất hết tự tin vì nghĩ rằng lý lẽ mà họ vừa đưa ra thật buồn cười.
Cuối cùng, để giờ học thảo luận đạt kết quả mà bản thân giáo viên mong đợi. Quý Thầy Cô hãy rèn luyện cho học sinh thực hiện tất cả những chỉ dẫn trên vì chúng liên quan với nhau chặt chẽ để hình thành cho học sinh kỹ năng thuyết phục người khác. Tất cả những chỉ dẫn này sẽ giúp cho lớp học hình thành văn hóa thảo luận tích cực và mang lại kết quả thảo luận tích cực.
Nếu đã quên hết tất cả các chỉ dẫn bên trên, không sao! Thầy Cô chỉ cần hướng dẫn học sinh mình nguyên tắc "Lý lẽ tranh luận được đưa ra để tranh luận với lý lẽ của các bạn khác, không phải để chỉ trích bản thân người khác".
Trung Nguyên - www.giaovien.net
Khi không thành công trong việc thăng tiến, bất cứ vì lý do gì thì bạn cũng sẽ mất một thời gian để vượt qua “cú sốc” đó.
Ảnh minh họa |
Hãy luôn vui vẻ và hoà đồng:
Bạn phải chứng tỏ cho đồng nghiệp và mọi người thấy rằng sau chuyện đó bạn vẫn ổn và làm việc một cách bình thường.
Hãy cư xử một cách chuyên nghiệp, thậm chí nếu đó là một người đồng nghiệp bạn không ưa đã nhận được vị trí đó thì bạn vẫn phải vui vẻ và chúc mừng người đó.
Hãy có thái độ tích cực với mọi chuyện và mọi việc. Bạn sẵn sàng ủng hộ bất cứ đồng nghiệp nào muốn cố gắng phát triển trong công việc, điều đó sẽ mang lại cho bạn tiếng tăm và sự quý mến của mọi người.
Tất cả những cư xử đó sẽ làm mọi người không thấy “thương hại” cho bạn và bạn cũng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và sẵn sàng cho mục tiêu mới.
Hãy tự trả lời “tại sao?”:
Trước khi bạn cố tìm ra câu trả lời, cố tìm ra cái gì đã xảy ra thì bạn nên nhìn lại bản thân mình trước, vì có thể nó sẽ đưa ra câu trả lời cho bạn đó.
Sau khi bạn đã ổn định lại được tinh thần thì bạn cần suy nghĩ lại về năng lực của bản thân hay hỏi ý kiến của các đồng nghiệp để biết được nhiều ý kiến từ nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, nhiều người không thích nghe những sự thật lạnh lùng khó chấp nhận về bản thân vì thế bạn nên đưa cho họ cơ hội để nói ra điều đó một cách thoái mái nhất. Từ đó bạn sẽ nhận được cái bạn muốn.
Bạn có thể trực tiếp hỏi ý kiến mọi người trong cuộc họp để rút ra những kinh nghiệm và kỹ năng làm việc còn thiếu sót của bản thân. Nhờ mọi người giúp bạn cải thiện trong thời gian tới, đặc biệt là có được sự giúp đỡ từ “sếp”. Giờ đến lúc cho bạn thay đổi rồi đó.
Tạo ra những động thái mới
Sau khi đã hiểu ra tại sao bạn lại thất bại, bạn biết được những nguyên nhân như: không có đủ tố chất của một nhà quản lý hay mối quan hệ trong văn phòng chưa thực sự tốt.
Đôi khi sự thất bại của bạn có thể là do bạn không phù hợp với nơi làm đó, với công ty đó. Hãy tìm một nơi phù hợp với mình.
Mọi người thường tự “kìm chân” lại khi gặp thất bại, còn bạn nếu muốn thành công bạn sẽ coi đó chỉ là một bài học kinh nghiệm.
Theo Thủy Nguyễn
Thế hệ 8X/Yahoo
| ||
Ngay buổi sáng của ngày đầu hửng nắng (5/11), nhiều đoạn trên sông Tô Lịch trở nên nhộn nhịp vì người đứng câu cá và người đứng… ngắm nước sông chảy. Điều mà có lẽ không một người dân Hà Thành nào lâu nay “dám” nghĩ đến. Ngay từ sáng sớm, thấy trời ráo mưa, ửng nắng, anh Minh - nhà ở Trung Hoà (Cầu Giấy) - lập tức vác câu ra sông Tô Lịch, đoạn cầu Yên Hoà câu cá. Chẳng phải mình anh mà đã rất đông người đang câu cá tại đây. Anh Minh cười: “Mưa lớn thế này có nhiều nơi khác để câu nhưng câu cá ở sông Tô Lịch mới đặc biệt. Tôi ở Hà Nôi hơn 15 năm nay nhưng đây là lần đầu tiên được nhìn thấy cá vẫy dưới sông Tô Lịch”. Đang câu cá ở hồ Bảy Mẫu trong công viên Lê Nin, Mạnh, sinh viên Bách khoa nghe bạn gọi điện ới “ra sông Tô Lịch mà câu”. Cậu lập tức phóng xe lên đường Láng. “Trong đời, chắc không có lần thứ hai được đứng câu cá ở sông Tô Lịch, phải thử bằng được” - Mạnh hí hửng. Không chỉ có thợ câu mà dọc sông Tô Lịch rất đông người đi đường dừng lại ngắm nước chảy. Trên đoạn cầu đầu đường Cầu Giấy, hàng chục nam thanh nữ tú đứng trên thành cầu nhìn xuống dòng sông, ai cũng tranh thủ đưa máy ảnh, điện thoại chụp quang cảnh sông Tô Lịch sau trận mưa lịch sử. Một cô gái dừng xe cùng người yêu không khỏi ngỡ ngàng chỉ vào dòng nước thẫm đang lững lờ chảy, thốt lên: “Anh xem xem, nước sông Tô Lịch chảy kìa. Còn có cá nữa chứ!”. Trận mưa lớn vừa rồi gây hậu quả đủ bề cho người dân Thủ đô nên khi thấy sông Tô Lịch “hồi sinh” nhiều người xem đó như là một sự an ủi. Cô Ngọc, một người dân Khương Trung (quận Thanh Xuân) đứng nhìn sông Tô Lịch đoạn bắt qua Ngã Tư Sở bộc bạch: “Mấy ngày mưa lụt cái gì cũng tệ nhưng với sông Tô Lịch chắc là chưa bao giờ đẹp như hôm nay!”. |
CENTEA từng giới thiệu bài viết: Giải pháp giúp cải thiện khả năng tập trung của HS-SV của ThS. Lê Nguyễn Trung Nguyên, nay chúng tôi xin tiếp tục giới thiệu đến Thầy Cô và các bạn tài liệu: Khả năng tập trung. Một tài liệu đề cập đến khả năng tập trung, các nguyên nhân gây ra sự kém tập trung, các giải pháp để nâng cao sự tập trung, ...
Tài liệu bao gồm 7 phần:
1. Giới thiệu
2. Khả năng tập trung kém
3. Những yếu tố làm cho khả năng tập trung kém
4. Khả năng tập trung và sức khoẻ của bạn
5. Làm thế nào để duy trì khả năng tập trung
6. Huấn luyện khả năng tập trung của bạn
7. Những chiến thuật hữu dụng hơn để tập trung
Chúng tôi tin rằng đây là một tài liệu bổ ích với những lời khuyên thực tế và thú vị dành cho những ai quan tâm đến việc tăng cường khả năng tập trung của mình để đạt kết quả cao trong công việc, tránh bị stress trong quá trình học tập và công tác, ...
Tài liệu dưới dạng pdf, 12 trang và được dịch từ bản gốc của Trường Đại học Kent - Vương quốc Anh.
Để tải tài liệu, xin vui lòng nhấn vào link bên dưới:
Bài dịch: Khả năng tập trung (168.51 kB 2008-10-12 15:10:29)
Tranh thủ ôn bài trước khi vào phòng thi. |
1. Trước hết phải hiểu!
Đó là yêu cầu tiên quyết đấy. Học phải hiểu thì mới nhanh và nhớ lâu được. Muốn hiểu thì phải làm gì nhỉ? Bạn cần nắm được bản chất vấn đề. Chỉ cần hiểu vấn đề nói gì thôi nhé! Chưa cần nhớ vội đâu! Các bài trong SGK thường được tóm tắt ngắn gọn và rất dễ hiểu, bạn chỉ cần đọc thật kĩ sách là ra.
Chỗ nào chưa hiểu thì phải… ngẫm nghĩ nhé! Nếu nghĩ mãi mà vẫn “tắc” thì có thể hỏi bạn bè, rồi hỏi thầy cô. Khi chiếm lĩnh cảm giác “hiểu” vấn đề, chúng mình sẽ thấy thú vị cực kì đấy!
2. Tóm tắt các ý chính
Để tóm tắt được, bạn phải biết cách ghi chép bài trên lớp. Xem lại cách ghi bài hiệu quả ở đây nhé!
Đầu tiên phải nhớ được tên bài (tựa đề ấy), điều này là tất nhiên rồi đúng không? Tốt nhất teen nhớ được thứ tự từng bài trong SGK, điều đó sẽ rất tiện cho việc hệ thống nội dung học và nắm được toàn bộ chương trình. Nó giống như một dàn ý lớn ấy!
Hiểu rồi thì hãy gạch đầu dòng các ý chính nhé! Bài trong sách thường chia thành nhiều đoạn, mỗi đoạn chắc chắn sẽ được trình bày theo những chủ đề khác nhau. Chúng mình hãy tìm ra chủ đề chính của từng đoạn nhé! Chỉ cần vài ba từ thật ngắn gọn thôi là ổn lắm rồi!
Đừng ham học cả một chương, bài dài loằng ngoằng, càng học càng rối! Có khi chỉ cần nhớ từ khóa (key word) của cả đoạn là chúng mình đã thuộc được hơn nửa bài rồi đấy! Không tin ư? Chúng mình làm thử luôn nhé!
3. Nhớ có giấy và bút!
Luôn sẵn sàng giấy bút. Hãy ghi các ý chính ấy ra giấy! Teen có thể dùng các tờ A4 rời, để sau này mình còn tập hợp lại thành quyển, tiện cho ôn bài kiểm tra và ôn thi biết mấy nhỉ!
Hãy ghi các ý chính ấy ra giấy nhé. Nếu bạn nào cẩn thận có thể để cách các ý chính ra và chúng mình sẽ điền ý nhỏ hơn trong đó.
Đánh dấu bằng bút high light cũng là hình thức trực quan sinh động phục vụ việc ghi nhớ kiến thức đấy!
4. Nhẩm bài
Đây là cách phổ biến nhất của học trò. Tiết kiệm khá nhiều thời gian và cũng tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, hãy thật sự chú tâm vào việc học nhé. Nhiều bạn nhẩm bài hay nghĩ ngợi mông lung, mãi mới quay về được bài học đấy. Nửa tiếng nhẩm bài thì có đến 10 phút “suy tư”.
Khi nhẩm, chỗ nào quên, teen cố nhớ nhé, nếu chịu thì mới mở vở ra xem. Hãy nhẩm lần lượt cho đến hết bài.
Đọc to lên cũng là một cách hay để học thuộc bài nhanh. Tuy nhiên to nhưng phải “sâu”, tức là Teens phải đọc thuộc và suy ngẫm, chứ đừng học vẹt.
5. Học cùng người khác
Hãy huy động cả gia đình nào bạn! Nhưng nhớ là mọi người rỗi rãi để giúp mình nhé, không nên làm ảnh hưởng đến người khác, nếu mọi người đang rất bận. Ai cũng có thể sẵn sàng giúp bạn. Bố, mẹ, anh, chị, em này… Hãy nhờ mọi người soát bài học thuộc sau khi bạn đã học. Giống như khi bạn lên bảng trả lời cô giáo ấy!
Hãy yêu cầu mọi người chỉ định phần bất kì để mình trả lời. Như thế, vừa luyện sự nhuần nhuyễn, vừa luyện phản xạ. Nhiều teen chỉ đọc lần lượt từ đầu đến cuối được thôi, còn khi hỏi ngay vào “khúc giữa” hay “khúc cuối” là chịu.
Đây là phương pháp hữu hiệu được nhiều teens ưa chuộng đấy. Hãy tranh thủ chứng tỏ khả năng học tập của mình với cả nhà nhé!
Theo Mực Tím
Địa chỉ: Thị trấn Đại Từ - Đại Từ - Thái Nguyên
Điện thoại: 0984.280.076
Email: tobuvn@gmail.com
Facebook: http://facebook.com/tobuvn