C

美丽 - Nhạc phim Mối tình nồng thắm ( 12h VTV3 )

Thursday, December 18, 2008 |






在那青青的春草叶上
zài nà qīng qīng de chūn cǎo yè shàng

轻盈的露珠在摇晃
qīng yíng de lù zhū zài yáo huǎng

是谁的目光悄悄开放
shì shéi de mù guāng qiǎo qiǎo kāi fàng

是谁的爱独自嘹望
shì shéi de ài dú zì liáo wàng

看不见的事皆在天上
kàn bù jiàn de shì jiē zài tiān shàng

看的见的事皆就在身旁
kàn de jiàn de shì jiē jiù zài shēn páng

那车水马龙的人世间
nà chē shuǐ mǎ lóng de rén shì jiān

那样地来 那样地去
nà yàng dì lái nà yàng dì qù

太匆忙
tài cōng máng

美丽啊 倒影在心房
měi lì a dào yǐng zài xīn fáng

美丽啊 泪珠挂腮上
měi lì a lèi zhū guà sāi shàng

美丽啊 花儿吐芬芳
měi lì a huā ér tǔ fēn fāng

美丽啊 你让我慌张
měi lì a nǐ ràng wǒ huāng zhāng

人生多么好心在歌唱
rén shēng duō mo hǎo xīn zài gē chàng
Theo: Dantiengtrung.com
Read more…

Dùng MS Word để in sách

Wednesday, December 17, 2008 |

Mỗi khi muốn in các tài liệu văn bản thành sách để đọc, chúng ta chỉ có thể in từng trang A4 sau đó bấm ghim để tạo thành sách . Sách tạo ra theo kiểu này trông rất xấu và khó mở vì nó tạo thành một “cùi sách” rất lớn ở giữa

Các cuốn sách được in trong nhà in, chúng ta thấy chúng đẹp và cũng dễ mở hơn (các sách này gọi là sách có “gáy”, thuật ngữ tiếng Anh gọi là foldbook – sách gập). Dưới đây, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách in sách gập chỉ bằng một cái nhấn chuột.

Image

Image

In sách lớn (khổ A4 trở lên)
Nguyên tắc cơ bản khi in sách lớn trong trường hợp này là nếu sách muốn tạo ra có kích cỡ 1x thì giấy in phải có kích cỡ 2x, ví dụ in sách A4 trên giấy A3. Phần thử nghiệm này sẽ in thử một bộ tài liệu 500 trang theo kiểu sách “gập” mà không sử dụng phương pháp thủ công như trình bày ở trên. Trước tiên, bạn mở file tài liệu lên bằng MS Word, vào menu File > chọn Page Setup, bấm chọn thẻ Margins, phần Pages, chọn Book fold trong mục Multiple pages hoặc Reverse book fold (để tạo các loại sách đọc theo thứ tự từ sau ra trước). Bấm OK để xác nhận. Kết nối máy tính với máy in hai mặt (nếu không có máy in hai mặt thì không thể làm được), sau đó nhấn Ctrl + P, nhấn Enter để in.


Image

Sau khi in xong, bạn hãy đem các bản in đến các tiệm đóng sách nhờ họ gập “gáy” sách lại rồi đóng thành sách cho bạn. Sách làm theo kiểu này sẽ bền hơn và dễ mở hơn. Không để lại các vết gập đối với các loại sách kích thước lớn.


Image

In sách nhỏ (khổ nhỏ hơn A4)
Sách nhỏ hiện nay rất phổ biến (các loại truyện tranh) và giá in cũng rẻ hơn, bạn có thể dùng để in bất kỳ tài liệu nào nhằm phục vụ cho mục đích lưu trữ về sau này. Để in sách nhỏ, việc thao tác có khác một chút so với in sách lớn. Bạn mở file định in ra, vào menu File > chọn Page Setup, trong thẻ Margins, phần Pages chọn Book fold trong mục Multiple pages. Trong thẻ Document Grid, phần Text flow đánh chọn Vertical trong dòng Direction để hiển thị trang văn bản theo chiều ngang. Nhấn OK để xác nhận chọn lựa. Bây giờ bạn hãy đem đi in và đóng thành sách.


Image


Một số trục trặc thường gặp khi in trên Windows Vista (sử dụng Word 2007)
Nếu bạn sử dụng Word 2007 trên nền hệ điều hành Windows Vista có thể sẽ xảy ra hiện tượng:
- Nội dung các trang trộn lẫn vào nhau khi in.
- Các trang sách không xuất hiện trong văn bản in.
- File lưu dưới dạng PDF có các trang chèn vào nhau.

Các trục trặc này xuất hiện do những máy in hiện nay, nhiều máy chưa hỗ trợ hệ điều hành Windows Vista và Word 2007. Để khắc phục hiện tượng này, bạn có những cách sau:
- Lưu file in dưới dạng Word 2003. Nhấn vào nút biểu tượng Office góc trái bên trên, chọn Save As rồi chọn Word 97-2003 Document. Nhập đường dẫn cần lưu, nhấn OK. Cuối cùng, đem file này đi in bình thường.


Image

- Bạn sử dụng tiện ích máy in ảo có sẵn trong đĩa cài đặt Office. Mở file muốn in, nhấn Ctrl + P, dòng Printer, mục Name, bạn chọn Microsoft Office Document Image Writer, nhấn OK rồi lưu file. File sẽ được lưu lại dưới dạng MDI. Bạn đem file này ra tiệm nhờ họ in mà không cần thiết lập lại.

Image

Benhvientinhoc.com

Read more…

“Dàn trận” kiểm tra học kỳ

Wednesday, December 17, 2008 |

Trắc nghiệm Toán: Không thấy được tư duy học trò

Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) kiểm tra cả trắc nghiệm và tự luận theo hình thức tập trung ở 3 khối lớp.

Cụ thể, các môn Văn, Toán, Sử, Địa khối 12 sẽ làm bài tự luận 100% và các môn Lý, Hóa, Sinh kiểm tra 100% trắc nghiệm. Đối với khối 10, 11, các môn trên sẽ kiểm tra theo hình thức 30% trắc nghiệm, 70% tự luận. Riêng môn tiếng Anh sẽ làm trắc nghiệm 100% ở cả 3 khối.

Hiệu trưởng Nguyễn Quốc Bình cho biết, đề trắc nghiệm có tối thiểu 4 phiên bản, đề tự luận có 2 phiên bản.

Kiểm tra bằng tự luận đòi hỏi HS tư duy logic tốt hơn. Tuy nhiên, theo yêu cầu thi là trắc nghiệm nên trường phải kết hợp. Hơn nữa, trong quá trình học, kiểm tra 15 phút, 1 tiết, trường đã yêu cầu giáo viên phải kết hợp 2 hình thức này.

Khi kiểm tra, mỗi lớp sẽ chia thành 2 phòng, một phòng là HS khá trở lên và phòng kia là những HS còn lại.

Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Đông, Hà Nội) chia 1.787 HS của 3 khối theo thứ tự A, B, C. Ông Trần Ngọc Năm, Phó hiệu trưởng cho biết, trường kiểm tra đề chung các môn đều theo hình thức tự luận theo thời gian 45 phút, riêng môn Văn, Toán là 60 phút.

"Rèn kỹ năng thi trắc nghiệm không mất nhiều thời gian mà chủ yếu rèn kiến thức", ông Năm nhấn mạnh. Thậm chí, năm trước, trường đã kiểm tra học kỳ môn Toán 100% trắc nghiệm; môn Văn 30%. Nhưng thi trắc nghiệm Toán thì tư duy của học trò không được bộc lộ.

Chờ chỉ đạo

Trường THPT Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội) đang chờ chỉ đạo của Sở GD-ĐT về việc thi theo đề chung hay riêng. Tuy nhiên, nhà trường đã lên các phương án chuẩn bị để nếu không thi đề chung, trường đã có sẵn đề riêng.

Hiệu trưởng Cao Bạch Vân cho biết, nếu tổ chức riêng, trường sẽ kiểm tra 4 môn trắc nghiệm. Đây là nhu cầu của HS để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp cũng như tuyển sinh vào ĐH.

"Có thể HS thông minh sẽ giải được bài theo nhiều cách, nhưng HS trong trường đa số là mức trung bình, nếu bỏ qua không cho làm trắc nghiệm HS sẽ không biết cách làm", bà Vân giải thích.

Nhóm HS Trường THPT Việt Đức, HN cho biết, mục tiêu lớn nhất là vào ĐH nên hình thức thi tuyển như thế nào HS sẽ học theo như vậy.

Một số HS lớp 12 Trường THPT Quang Trung cho hay, phần lớn các em rất thích làm bài trắc nghiệm vì 3 tiêu chí: nhanh - gọn - nhẹ. Theo Nguyễn Thị Oanh, một số bài kiểm tra như Hóa 15 phút, 1 tiết cũng được làm trắc nghiệm.

Tăng tải

Không có trong yêu cầu thi trắc nghiệm nhưng thời gian và chương trình học Toán khiến cô Lê Thị Hà, giáo viên Toán, Trường THPT Quang Trung lo lắng. Theo cô Hà, chương trình Toán mới tăng thêm 2 chương (ở lớp 11, 12) nhưng cấu trúc đề thi không bỏ phần nào. Như vậy là tăng tải so với chương trình cũ và nặng với HS.

Hiện nay, vẫn chưa ôn tập kiểm tra học kỳ mà vẫn phải chạy theo đúng phân phối chương trình. Đầu vào trường thấp, với thời lượng hiện nay, HS không theo được, cô Hà nêu ý kiến.

Băn khoăn trước thực trạng HS học lệch, cô Nguyễn Thị Tuyết Mai, giáo viên Địa lý (Trường THPT Việt Đức) nhận xét, HS học các môn phụ hoàn toàn đối phó để lấy thành tích nhất định. Những môn văn hóa như Sử, Địa ít được chú trọng nên sẽ hạn chế phông kiến thức của HS.

Ông Nguyễn Quốc Bình lo lắng, với HS lớp 12, đây là năm đầu tiên thi tốt nghiệp theo chương trình và SGK mới, nhiều kiến thức mới và khó. Dù đã được tập huấn nhưng việc nắm chắc kiến thức không phải mọi giáo viên đều làm được; việc đổi mới phương pháp dạy học cũng chưa được nhuần nhuyễn.

Bỏ lối mòn “thi gì, học nấy”

Theo ông Nguyễn Thành Kỳ, Trưởng phòng Giáo dục phổ thông, Sở GD-ĐT Hà Nội, bài kiểm tra cuối kỳ có hệ số cao, giúp HS cải thiện điểm số của môn học trong một học kỳ nên khá quan trọng. Tuy nhiên, không nên đặt quá cao vào hình thức trắc nghiệm vì ra đề, tráo đề không đơn giản. Còn thi trắc nghiệm mà chỉ có một mã đề duy nhất thì càng không ổn.

Do đó, có thể lồng ghép khoảng 20-30% nội dung trắc nghiệm để HS có thể làm quen.

Trước phản ánh của nhiều giáo viên về tình trạng "chỉ đạo thi học kỳ bằng tự luận nhưng thi ĐH lại có cả trắc nghiệm", Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng không nên phụ thuộc lối mòn thi gì học nấy.

"Mỗi hình thức thi đều có ưu nhược điểm riêng, nên cần chọn hình thức thi hoặc kiểm tra phù hợp với mục đích của từng phần nội dung, từng môn học cũng như giai đoạn học", ông Hiển nói.

Kiểm tra học kỳ có ý nghĩa đối với việc rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời quá trình dạy học. Còn thi tốt nghiệp phổ thông chỉ có 1 lần cuối cấp trung học. Đây là kỳ thi toàn quốc, chủ yếu đánh giá kết quả học tập. Do đó, thi và kiểm tra không nhất thiết phải có kiến thức giống nhau.

Với bài kiểm tra học kỳ Bộ không cấm thi trắc nghiệm, nhưng cũng không khuyến khích.

Theo Bảo Anh
Vietnamnet

Read more…

Nhiều GV lo lắng với dự thảo xóa bỏ biên chế nhà giáo

Wednesday, December 17, 2008 |
Việc chuyển đổi từ biên chế sang hợp đồng đối với GV vùng đồng bằng đã khó thì đối với vùng miền núi còn khó hơn.

Nhiều giáo viên đã rất lo lắng khi biết thông tin này. Chị Trần Thị H, giáo viên trường M.N (TP Hà Đông - Hà Nội) đã gần năm làm giáo viên hợp đồng, lương rất thấp và không được cộng tiền đứng lớp. Trong đợt thi công chức vừa qua, cố gắng lắm chị mới vào được biên chế. Chị H băn khoăn: “Nếu chuyển thế thì chế độ có được hưởng như cũ hay lại hưởng theo chế độ hợp đồng?”

Còn cô giáo Nguyễn Thị Bốn, có hơn 30 năm trong nghề băn khoăn: “Trước nay hợp đồng và biên chế quyền lợi khác nhau, nếu bây giờ “cào bằng” chế độ giữa giáo viên mới tuyển và giáo viên cũ thì rất thiệt thòi đối với những nhà giáo trên 20, 30 năm tuổi nghề như chúng tôi”.

Việc chuyển đổi từ biên chế sang hợp đồng đối với vùng đồng bằng đã khó thì đối với vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa còn khó hơn.

Bà Trần Thị Thắm, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Lào Cai tâm sự: “Hiện tại, các trường phổ thông ở các huyện miền núi của Lào Cai ngoài 7.000đ học phí/tháng nhà trường không có khoản thu nào. Không phải đóng góp, học sinh còn không đến trường. Muốn có học sinh, giáo viên phải đến tận nhà để vận động”.

“Trong chế độ biên chế giáo viên miền núi, ngoài lương còn được hưởng các khoản phụ cấp ưu đãi hàng tháng, nhưng vẫn ít giáo viên nào muốn lên miền núi. Vì vậy, tôi sợ khi chuyển sang hợp đồng, những vùng như: miền núi, hải đảo và những những vùng kinh tế đặc biệt khó khăn vốn đã thiếu giáo viên, càng trở nên thiếu trầm trọng hơn” - bà Thắm bày tỏ lo lắng.

Giải thích những băn khoăn, lo lắng của các giáo viên về dự thảo này, ông Phạm Mạnh Hùng - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết: “Đây mới là dự thảo cho chiến lược phát triển giáo dục từ năm 2009-2020 và đang trong quá trình nghiên cứu. Khi xây dựng văn bản chính sách thì phải làm theo quy trình chặt chẽ và còn phải lấy ý kiến từ các Bộ, ngành, các nhà quản lý giáo dục, giáo viên… Hơn nữa, đây là vấn đề nhạy cảm, liên quan đến đời sống của từng giáo viên nên rất thận trọng”.

Ông Hùng cho rằng, “sẽ không chuyển đổi giáo viên đã trong biên chế sang hợp đồng mà vẫn giữ nguyên chế độ biên chế đến khi họ về hưu. Quy định mới sẽ áp dụng đối với các giáo viên mới tuyển dụng”.

Theo nhiều giáo viên và nhà quản lý giáo dục, chuyển đổi mô hình tuyển dụng giáo viên là đúng vì chất lượng giáo dục phải là sự cạnh tranh và trên thực tế có rất nhiều giáo viên bỏ biên chế sang hợp đồng để có thu nhập khá hơn. Nhưng đó là sự tự nguyện của một bộ phận nhỏ giáo viên chứ không phải là tất cả.

Do vậy, mô hình giáo dục chuyển từ biên chế sang hợp đồng có thể sẽ gặp nhiều khó khăn mà khó khăn lớn nhất vẫn là sự đồng thuận của giáo viên, giảng viên. Vì vậy, trong quá trình thực hiện cần phải làm tốt công tác tư tưởng, nếu không sẽ gây tâm lí không tốt cho giáo viên.

Hồng Hạnh-dantri.com.vn

Read more…

Nhận xét mới nhất


ho