Home » Archives for 06/22/08
Chỉ còn một tuần nữa, thí sinh sẽ bước vào kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2008. Từ số báo này, Tiền phong sẽ đăng tải dự báo của các chuyên gia về đề thi cũng như những lời khuyên bổ ích để thí sinh có thể làm bài thi đạt hiệu quả cao nhất.
Thí sinh dự thi vào ĐH năm 2007. Ảnh: Phạm Yên |
Đề thi vẫn có thể là 2 câu hỏi chung và 1 câu hỏi tự chọn với cơ cấu một câu cơ bản, một câu thuộc lòng... Cơ cấu điểm của đề thi sẽ là 2-5-3; trong đó 5 điểm dành cho câu hỏi phân tích, 2 điểm cho câu tái hiện kiến thức và 3 điểm dành cho câu tự chọn - khó hơn một chút dùng để phân loại thí sinh (có thể là câu yêu cầu bình giảng hoặc một chút cảm thụ).
Dạng câu hỏi cũng được nhận định là không gì khác mọi năm. Nhìn chung, tôi có cảm giác câu hỏi của đề thi càng ngày càng đơn giản - hỏi vắn tắt như lệnh máy tính.
Với kiểu đề thi này, thí sinh phải có kỹ năng lập dàn ý, biết tách vấn đề, biết chi tiết hóa vấn đề, khái quát vấn đề thành các ý nhỏ. Tuy nhiên, đó chính là điểm yếu của học sinh hiện nay.
Thí sinh hay có thói quen cứ nghe nói đến tác phẩm hay nhân vật nào đó là lập tức chép ngay từ đầu đến cuối những kiến thức đã thuộc lòng nên điểm không cao. Để tránh lỗi này, thí sinh nên bắt đầu làm bài bằng việc đọc kỹ đề thi, tránh hiện tượng đọc lướt - căn bệnh mãn tính của học sinh.
Đề thi năm nay có thể có thêm xu hướng hỏi so sánh và hệ thống một vài nhân vật trong các tác phẩm với nhau. Ví dụ, đề bài yêu cầu so sánh số phận của anh Tràng (Trong tác phẩm “Vợ Nhặt” của Kim Lân) với nhân vật Mỵ trong “Vợ Chồng A Phủ” của Tô Hoài hay so sánh hình tượng đất nước trong thơ của Nguyễn Đình Thi và trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm...
Khi so sánh, học sinh phải biết tổng hợp, khái quát vấn đề chứ không sa vào phân tích lần lượt từng tác phẩm; chẳng hạn như phải biết phân tích để hiểu sự giống nhau và khác nhau...
Đối với các câu hỏi cảm thụ, đề thi có thể hỏi kỹ hơn và sâu hơn đến từng hình ảnh và chi tiết trong tác phẩm. Vì vậy thí sinh phải nắm chắc văn bản, tránh đại khái, chung chung.
Thí sinh cần tránh một số lỗi như sau: Sai nội dung, sai tác phẩm, sai văn bản... Các lỗi này chỉ có thể tránh bằng cách học cẩn thận! Nếu học theo kiểu cái gì cũng đại khái, đối phó thì sẽ thất bại.
Để tránh lỗi diễn đạt mà học sinh thường mắc trong khi làm bài thi, thí sinh nên cố gắng hiểu vấn đề và diễn đạt theo cách của riêng mình thì bài làm mới mạch lạc, mới hồn nhiên được. Nếu diễn đạt theo cách của người khác thì có học thuộc, bài làm không có hồn không thể được điểm cao.
Sau cùng, thí sinh thường tưởng là văn làm càng dài thì càng được nhiều điểm, đó là sai lầm. Với thời gian ấy, dung lượng bài làm ấy thì chỉ cần phủ kín 2 tờ giấy thi là đạt yêu cầu, không cần 10 hay 13 trang như người ta vẫn nghĩ.
Thầy Lê Phạm Hùng
GV trường THPT Hà Nội- Amsterdam
TOBU |
---|
Đây là một câu nói TOBU muốn nói đến vai trò của việc học đối với mỗi cá nhân, với mỗi một tổ chức, 1 cộng đồng trong xã hội .
Xét rộng ra câu nói trên có thể nghiệm đúng trong một phạm vi rộng hơn, đó là nhóm động vật bậc cao.
Giáo sư Viện sĩ Đặng Hữu. (Ảnh: Sông Lam) |
---|
Đọc chuyện đề tài khoa học trình độ tiến sĩ được nghiệm thu bởi các cử nhân xảy ra ở Quảng Nam, nhiều nhà giáo chẳng hề tỏ ra ngạc nhiên, thậm chí còn tiết lộ nhiều chuyện còn tréo ngoe hơn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
>> Cử nhân nghiệm thu đề tài khoa học... tiến sĩ
Theo giáo sư - viện sĩ Đặng Hữu, để thành lập một hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học luôn có những nguyên tắc, tiêu chí nhất định, nên việc để cho những người có học vị thấp hơn nghiệm thu đề tài khoa học của người có học vị cao hơn là cái sai từ gốc. Giáo sư cho hay, không chỉ trong nghiên cứu khoa học mà trong lĩnh vực giảng dạy, đào tạo của chúng ta cũng có kiểu “cơm chấm cơm” này, nghĩa là những nhà giáo chỉ có bằng cử nhân vẫn dạy đại học, có bằng thạc sĩ lại dạy cao học. Thực trạng này có ở khắp các trường đại học trong cả nước, nhất là khi nhiều trường đại học mới được thành lập chưa được chuẩn hóa về đội ngũ cán bộ giảng dạy.
Bài viết tranh luận của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail: thaolam@dantri.com.vn |
Tuy nhiên, điều được nhiều nhà giáo chia sẻ nhất chính là chất lượng của các công trình nghiên cứu khoa học hiện nay. Mỗi năm các trường đại học cho ra đời hàng chục, hàng trăm công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp trường và kinh phí dành cho nghiên cứu mà ngân sách Nhà nước phải bỏ ra lên đến hàng tỷ đồng. Nếu như việc thống kê số lượng đề tài, tổng chi phí dành cho nghiên cứu được cụ thể hóa thành những con số rõ ràng thì việc thống kê có bao nhiêu công trình có thể ứng dụng vào thực tiễn lại hết sức mơ hồ, thậm chí người ta vẫn xem nghiên cứu khoa học chỉ là… nghiên cứu.
Một nhà giáo ở Đại học Quốc gia Hà Nội nửa đùa nửa thật nói rằng, bây giờ nhiều nhà giáo không gọi nghiên cứu khoa học là công trình hay đề tài nữa mà kêu hẳn là “dự án”. Vì xem nghiên cứu khoa học là dự án nên hầu như họ chỉ chú trọng đến khoản lợi nhuận thu được từ đề tài mình thực hiện hơn là giá trị ứng dụng thực tiễn mà đề tài đem lại trong cuộc sống.
Có nhiều lời giải thích được đưa ra để bao biện cho việc nhiều đề tài khi thực hiện xong là cất vào tủ kính, như chi phí thực hiện đề tài quá ít ỏi, thời gian dành cho công tác nghiên cứu khoa học của mỗi giáo viên đại học bị lấn át bởi thời gian giảng dạy (dạy chính quy, dạy tại chức, dạy từ xa…), mối liên kết giữa các trường đại học với doanh nghiệp còn rời rạc.
Tuy nhiên, có một vấn đề mà rất ít nhà giáo thừa nhận, đó là ý thức nghề nghiệp của mỗi người trong công tác nghiên cứu khoa học. “Tôi biết có rất nhiều giáo viên giỏi nhưng hàng ngày vẫn chạy sô đi dạy. Thu nhập của họ hàng tháng lên đến hai mươi, ba mươi triệu đồng. Thời gian cho giảng dạy quá nhiều thì lấy đâu ra mà nghiên cứu khoa học nữa. Mấy ông ấy vẫn biết cái sĩ diện của một học giả, nhưng họ cũng nhắm mắt làm ngơ để đi kiếm cơm, thế đấy”, giáo sư Đặng Hữu cho hay.
Lượt sơ qua đề tài nghiên cứu khoa học của các trường, dễ nhận thấy nhất là những đề tài có tên gọi rất mông lung, mơ hồ, kiểu như “Đánh giá về”, “Bàn về…” “Một số vấn đề…”, “Một số đề xuất, giải pháp…”. Theo tiết lộ của một số nhà giáo thì những công trình nghiên cứu khoa học ít chuyên sâu, ít minh chứng thực tiễn thì lại dễ được nghiệm thu và quan trọng nhất là vẫn “bỏ túi” được một khoản tiền sau khi đề tài hoàn thành.
Trung bình một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ được duyệt khoảng 50 triệu đồng làm trong vòng 2 năm. “Con số ấy đối với những đề tài cần điều tra khảo sát để tìm minh chứng thì quá nhỏ nhưng với những đề tài mang tính “chính luận” lại quá hời”, GS-TSKH Lê Văn Thuyết, Trưởng ban Đào tạo Sau Đại học-Đại học Huế, người đã rất nhiều năm phụ trách mảng nghiên cứu khoa học ở Đại học Huế cho nhận định.
Làm nghiên cứu khoa học giờ cũng có nhiều kiểu biến tấu rất “độc đáo”. Cách phổ biến nhất là ông thầy (người chủ nhiệm đề tài) cắt nhỏ công trình nghiên cứu khoa học thành những tiểu luận, khóa luận rồi giao cho sinh viên, học viên cao học thực hiện, sau đó ông tổng hợp lại thành công trình nghiên cứu khoa học của riêng mình.
Còn nhớ vào năm 2007, ở Đại học Huế xảy ra một “sự cố hài hước” khi 2 đề tài khoa học - một là đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của một vị phó giáo sư và một là đề tài luận văn thạc sĩ của một vị là phó giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo - bị phát hiện giống nhau trên 90%.
Hóa ra vị phó giáo sư “bán” đề tài cho học trò của mình làm luận văn thạc sĩ, nhưng vẫn “tiếc của” nên vẫn đăng ký đề tài làm công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ cho riêng mình. Vụ việc này sau đó cũng êm xuôi, khi đề tài khoa học cấp Bộ của vị phó giáo sư bị truy thu phân nửa khoản kinh phí đã cấp, riêng đề tài luận văn thạc sĩ thì êm thấm và người “đạo văn” vẫn được công nhận là thạc sĩ chính quy.
Điều nực cười là, xử lý những trường hợp tương tự như trên, nếu thấy 2 bài thi của học sinh giống nhau thì chắn chắn các thầy sẽ thẳng tay cho cả 2 bài điểm liệt ngay lập tức.
Nói như giáo sư-viện sĩ Đặng Hữu, xét cho cùng, thực trạng những công trình nghiên cứu khoa học sau khi hoàn thành bị cất vào tủ kính không phải là lỗi của một người, một bộ phận mà là của cả một cơ chế. Cơ chế xét duyệt, cơ chế thực hiện, cơ chế quản lý, nghiệm thu. Chỉ một khâu trong đó bị lỗi thì cho ra lò những sản phẩm thô kệch, không có giá trị thực tiễn. Để thay đổi được điều này trong một thời gian ngắn là quá khó, nhưng không phải vì thế mà không làm.
Sông Lam-dantri.com.vn
Nghiệm thu đề tài khoa học của hai tiến sĩ là bốn cử nhân và một thạc sĩ. Chuyện “thật như đùa” này diễn ra ở tỉnh Quảng Nam.
TOBU |
---|
Khi bắt tay vào vừa học làm blog, vừa phát triển blog, cũng như bao blogger mới khác tôi có tham vọng rất lớn. Cái gì cũng muốn làm, làm sao cho thật to, thật đẹp. Và cho đến giờ phút này, kiến thức về blogspot của tôi đã có ít nhiều nên tôi cũng có nhiều suy nghĩ khác hợp với khả năng, điều kiện của mình hơn.
Có thể nói hiện nay định dạng tài liệu PDF đã trở nên vô cùng phổ biến, kéo theo đó là sự ra đời của hàng loạt công cụ dùng để tạo và đọc tập tin PDF. Chúng ta cũng không thể không nhắc đến định dạng DJVU có tỉ lệ nén hình ảnh còn cao hơn cả PDF, hiện nay có rất nhiều tài liệu xuất hiện dưới định dạng DJVU.
Để có sức khỏe và trí nhớ tốt trong thời gian ôn thi, cần lưu ý trước tiên đến chế độ, phương pháp ôn tập, làm sao vừa học tập được tốt, vừa có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh mỏi mệt.
Bạn sẽ không còn thời gian nghỉ ngơi, bồi dưỡng sức khỏe - một trong những điều cần thiết để có kết quả thi tốt. Để đảm bảo cho sức khỏe và trí não phục hồi, bạn phải cân đối được học tập với nghỉ ngơi thư giãn.
Học thi là quá trình lao động trí óc căng thẳng và mệt mỏi, đòi hỏi học sinh phải có một chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng các chất dinh dưỡng. Các chất protid, lipid, glucid, vitamin và muối khoáng đều rất cần thiết cho lao động trí óc.
Đặc biệt, cần chú ý có đủ protid, nhất là protid động vật, vì nó có nhiều acid amin cần thiết cho hoạt động trí óc là tryptophan, lysin và methionin. Sữa, trứng, cá, thịt nạc... là những thức ăn giàu protid.
Cần chú ý cung cấp đầy đủ vitamin và chất khoáng trong thời gian ôn thi. Về lipid, nên dùng các loại dầu thực vật như dầu vừng, dầu lạc, dầu đậu nành. Các loại thực phẩm trên có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động trí não, hỗ trợ cho trí nhớ.
Mùa hè nóng bức, làm việc, học tập nhiều, cơ thể cần được cung cấp đủ nước uống. Trong các loại nước giải khát, các bạn nên tăng cường sử dụng nước quả như cam, chanh, dâu, mơ, xoài, nhãn... vì chúng lành, ngon.
Các quả này đều chứa acid hữu cơ cho vị chua như acid citric, acid tartric, acid lactic... và những đường đơn fructoza, glucoza, được ruột hấp thụ trực tiếp.
Các acid hữu cơ phối hợp với đường làm cho nước quả có vị ngọt dịu dễ uống. Cam, chanh, dâu... còn là nguồn vitamin (vitamin B1, B2, C, caroten...) vô cùng quý giá, đặc biệt là vitamin C. Chúng cũng khá giàu muối khoáng (lượng muối kali trong các quả tương đối lớn) và có tinh dầu thơm đặc trưng, làm cho cốc nước giải khát thơm ngon, hấp dẫn, hợp khẩu vị mọi người.
Cần có thời gian biểu cho từng việc để trong giờ ăn, bạn không phải lo lắng, suy nghĩ về bài vở thi cử nữa. Bữa ăn sẽ hoàn toàn thoải mái, thức ăn được tiêu hóa và hấp thu tốt hơn.
Trong thời gian ôn thi căng thẳng, để chống mệt mỏi, buồn ngủ, tăng cường trí nhớ, một số bạn đã tìm đến sự viện trợ của những cốc cà phê, chè đặc và cả thuốc nữa. Đây là việc làm rất có hại, nên tránh.
Chè và cà phê đều chứa cafein, có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương nên làm cho tỉnh táo, chống cơn buồn ngủ. Nhưng buồn ngủ lại là dấu hiệu cho biết cơ thể đã mỏi mệt, cần được nghỉ ngơi.
Việc dùng chất kích thích sẽ làm cho cơ thể phải hoạt động quá sức, dẫn đến suy sụp, thậm chí đầu óc không còn đủ sức để tập trung nhớ bài vở nữa. Tác hại sẽ càng lớn nếu các bạn dùng chất kích thích liên tục kéo dài trong thời gian ôn thi.
Não con người chỉ hoạt động có hiệu quả liên tục trong vòng 45 - 60 phút. Sau thời gian đó, cần nghỉ ngơi hoặc chuyển sang làm việc chân tay 15 - 20 phút rồi mới nên hoạt động trí não trở lại. |
Làm sao để nhớ tốt?
Dưới đây là bí kíp của bạn Xuân Lộc, tân sinh viên đại học Luật TP.HCM, giải nhất học sinh giỏi thành phố môn Sử, giải nhì học sinh giỏi quốc gia môn Sử.
Đặt thành truyện: Khi buộc phải nhớ nhiều dữ kiện, bạn hãy tự sáng tạo cho mình một câu chuyện liên quan đến bạn (hoặc gia đình bạn), trong đó có chứa nhiều dữ liệu cần phải nhớ. Mỗi truyện có thể chứa đựng tới 10 mẩu thông tin.
Gắn nó với thế giới xung quanh: Thí dụ, buổi sáng ngủ dậy, bạn quyết tâm nhớ ba phần tử đầu tiên của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học như hydrogen, helium và lithium và việc của bạn phải làm là gắn những nguyên tố đó với những món đồ trong... phòng ngủ, buồng tắm rồi phòng sinh hoạt.
Hydrogen làm bạn nghĩ về điều gì? Một quả bom phải không? Hình dung trong phim hoạt hình một quả bom có thể rơi vào cái giường của bạn. Khí helium thì sao? À, nó có liên quan gì đến khinh khí cầu không? Có lẽ, những bọt khí trong bồn tắm là một gợi ý cho bạn.
Sự kết hợp của những con số: Hãy liên tưởng mỗi số với một đối tượng giống hình dạng của nó. Thí dụ số 0 = mặt trời, số 1 = cái bút chì, số 2 = chim thiên nga, số 3 = các khóa tay mở, số 4 = cánh buồm, số 5 = con ngựa biển, số 6 = vòi voi, số 9 = một chiếc bóng cột bởi một sợi dây...
Bởi vì những hình dạng vốn không cần phải định nghĩa (số 0 có thể là mặt trời hoặc là một chiếc vòng tay) nên sử dụng hình ảnh nào bạn nghĩ tới đầu tiên.
Tận dụng trí tưởng tượng: Làm một sợi dây nối thông tin cần nhớ với hình ảnh đầu tiên đập vào tâm trí bạn. Thí dụ: Ngày đầu tiên bạn tới trường học và có bảy sinh viên mới trong phòng học của bạn. Bạn muốn nhớ những tên của họ?
Bạn có thể tập trung vào tên và điểm lưu ý nhất trên khuôn mặt của mọi người. Một cô bạn tên Liễu, bạn có thể hình dung đến cây liễu, dáng cây rũ xuống để dễ nhớ. Nếu cô ấy có tóc dài, thẳng, hình dung nó với một... loại dầu gội đầu bạn thích có quảng cáo hình ảnh giống thế.
hìa khóa giúp cho bạn có kí ức tốt là bạn phải tận dụng trí tưởng tượng của mình để kết nối các thông tin lại với nhau. Những ngày tháng, thời gian... cũng thế, muốn nó thật sự dễ nhớ, hãy gắn nó với những thông tin liên quan đến bạn.Theo Tuổi Trẻ
Microsoft Office |
---|
Truy cập nhanh đến các văn bản thường sử dụng
Microsoft Office |
---|
Microsoft đã rất cố gắng nhằm hoàn thiện và bổ sung thêm nhiều tính năng mới tiện dụng hơn cho bộ phần mềm Microsoft Office. Nhưng phần lớn “sức mạnh tiềm ẩn” của MS Office - những lựa chọn ẩn, những tính năng chưa hề được biết đến hay những shortcuts - đều gần như không được biết đến hay không được sử dụng.
Phiên bản mới của Office 2007 đã phần nào làm cho người sử dụng lúng túng với các thiết lập menu và toolbar. Nếu như bạn đã quen với Office 2003 và chưa muốn kiểu giao diện lạ của Office 2007 mà vẫn muốn dùng Office 2007 thì bạn có thể sử dụng tiện ích Classic Menu for Office.
Sau khi cài đặt hoàn tất, bạn cần thiết lập trên toàn bộ Office 2007 bao gồm Aceess, PowerPoint, Word… Với mỗi chương trình sẽ có cách thiết lập riêng. Tuy nhiên, Classic Menu for Office chỉ gộp lại cho các thiết lập chính sau:
- Show Classic Menu and toolbars: Hiển thị menu và toolbars của các chương trình trong Office 2003 lên Office 2007.
- Show menus tab on the left of home tab: Hiển thị thẻ menu trên khung trái của menu chính.
- Show the “All” menu item in Menus tab: Hiển thị toàn bộ các biểu tượng trong toàn bộ menu chính.
- Check All và Uncheck All: Chọn hoặc không chọn các biểu tượng menu ẩn. Ngoài ra, tại khung chính chương trình còn cho bạn tùy chọn từng menu cụ thể cho nhu cầu.
Classic Menu for Office dung lượng 5.6MB. Bạn tải dùng tại http://www.thongtincongnghe.com/software/185.
Phạm Lê Minh Định-Thanhnien.com.vn
Mẹ ơi ! |
---|
Đã từ lâu tôi muốn viết về cuộc đời của mẹ tôi, một người mẹ vĩ đại của chúng tôi, một người phụ nữ có tư tưởng tiến bộ trong việc giáo dục con cái nên người. Cách đây gần 2 năm tôi định viết một bài về mẹ tôi, kể về cuộc đời gian chuân của mẹ tôi để gửi đến chuyên mục "An ninh cuối tháng" của báo An ninh thế giới. Do công việc và cuộc sống nên tôi chưa viết đươc. Và bây giờ khi tôi đã có một weblog riêng thì tôi sẽ viết một bài về mẹ tôi để lưu lại. Không cần phải gửi lên báo nữa.
Năm 1984 bố tôi mất, lúc đó chị gái cả 13 tuổi, anh trai thứ hai 10 tuổi, anh trai thứ ba 5 tuổi, và tôi mới 9 tháng tuổi. Trước hoàn cảnh đàn con nheo nhóc, mẹ rất lo lắng vì không biết sẽ phải nuôi dạy chúng tôi như thế nào để chúng tôi ăn học nên người khi thiếu một người đàn ông trụ cột trong gia đình, nuôi dạy như thế nào để không phụ lòng mong mỏi của bố tôi. Mặc dù do công việc nên bố tôi đi công tác suốt, rồi phải chăm nom bà nội và các anh chị con bà trước nên không giúp gì được cho chúng tôi, nhưng ông là chỗ dựa tinh thần cho chúng tôi.
Với đồng lương ít ỏi của một cán bộ công chức không đủ cho chúng tôi ăn học, nên ngoài việc đi làm ở cơ quan mẹ tôi còn chăn thêm vài con lợn và cuốn thuốc lá để bán kiếm thêm đồng rau, đồng cháo .
Và đến năm 1990 thì mẹ tôi nghỉ hưu trong khi chúng tôi ngày càng lớn, nhu cầu ăn học cũng lớn theo. Để có tiền cho các cháu ăn học, hàng ngày mẹ tôi thức dậy từ hai, ba giờ sáng sau đó đạp xe đi các chợ Ký Phú, Minh Tiến, Giang Tiên, Thái Nguyên, Đèo Mạc, Yên Thông… trên các con đường gồ gề, toàn đá cuội cách xa hàng chục kilômét để mua chè, sau đó mang về chợ nhà để bán.
Mặc dù do hoàn cảnh gia đình khó khăn chỉ học đến lớp bẩy bổ túc nhưng mẹ tôi nhận thức được rằng việc cho các chúng tôi hành đến nơi đến chốn là một điều rất quan trọng với tương lai, tiền đồ của anh em chúng tôi. Mẹ tôi vẫn động viên, an ủi chúng tôi cố gằng học tập. Và mẹ thường lấy sự say mê làm việc và học tập của bố chúng tôi ra để làm gương cho chúng tôi học tập và noi theo.
Thấy gia đình khó khăn, mặc dù sau khi học xong 10/10 đã đỗ vào 10 + 2, chị gái cả vẫn quyết định đi xuất khẩu lao động sang Đức theo chính sách của Đảng và Nhà nước cho con em cán bộ đi xuất khẩu lao động (của bố tôi) để giúp đỡ gia đình.
Không phụ lòng mong mỏi của mẹ tôi, sau khi học xong lớp 12 anh thứ hai thi đỗ vào Đại học y Thái Nguyên (và trường Cao đảng kiểm soát, mà ngày nay là Học viện cảnh sát) trong thời điểm “nhất y nhì dược”. Vài năm sau cháu thứ ba thi đỗ vào Trường THPT Chuyên Thái Nguyên. Lúc này gánh nặng về kinh tế cho các chúng tôi ăn học càng lớn mà tuổi mẹ tôi đã cao và lại hay ốm – mẹ tôi đã ốm bẩy năm. Nhưng với tinh thần quyết không để cho các con thất học, mẹ tôi quyết định cắt bán đi một thổ đất để anh em tôi có tiền ăn học.
Khi anh thứ hai ra trường, anh thứ ba học Đại học Luật Hà Nội (và Đại học Tổng hợp) , còn tôi học Trường THPT Chuyên Thái Nguyên thì cuộc sống lại càng khó khăn hơn, mẹ tôi lại cắt bán đi tiếp một thổ đất nữa. Đến nay gia đình tôi chỉ còn lại hơn một trăm mét vuông đất ở.
Cuối cùng thì anh thứ ba ra trường, tôi học Đại học Sư phạm Hà Nội thì cuộc sống của gia đinh tôi mới bớt khó khăn hơn khi có các anh tôi đi làm.
Giờ đây các chúng tôi đã có ngành, có nghề ổn định. Chị gái lớn đã lấy chồng và làm may ở Hà Nội. Anh thứ hai đã có gia đình, là phó khoa xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc. Anh thứ ba thì là giáo viên dạy Luật ở Trường Công nhân Kỹ thuật Lâm nghiệp TW I - ở Hữu Lũng, Lạng Sơn. Còn tôi giờ là giáo viên của Trường THPT Đại Từ.
Mẹ tôi giờ là người hạnh phúc nhất nhì huyện Đại Từ này. Mẹ luôn cười tươi, hãnh diện vì chúng tôi với mọi người! Mẹ tôi ngày càng khoẻ ra !
Mẹ ơi chúng con luôn cầu chúc cho mẹ luôn mạnh khoẻ ! Và chúng con yêu mẹ !
Mẹ ơi ! |
---|
Đã từ lâu tôi muốn viết về cuộc đời của mẹ tôi, một người mẹ vĩ đại của chúng tôi, một người phụ nữ có tư tưởng tiến bộ trong việc giáo dục con cái nên người. Cách đây gần 2 năm tôi định viết một bài về mẹ tôi, kể về cuộc đời gian chuân của mẹ tôi để gửi đến chuyên mục "An ninh cuối tháng" của báo An ninh thế giới. Do công việc và cuộc sống nên tôi chưa viết đươc. Và bây giờ khi tôi đã có một weblog riêng thì tôi sẽ viết một bài về mẹ tôi để lưu lại. Không cần phải gửi lên báo nữa.
Túm tóc, xé áo để "dằn mặt" nhau trước khi ra trường (Ảnh: Q.Đ.C's blog) |
---|
Trước kia, buổi chia tay là dịp để các bạn cùng chụp ảnh lưu niệm hay trao tay những quyển lưu bút đầy ắp các trang viết nhớ lại quãng thời gian 4 năm học biết bao kỷ niệm. Còn bây giờ, liên hoan chia tay là phải thật “hoành tráng”, “tèm thì ra Ilu rồi kéo nhau đi pose (chụp ảnh) ở bến Hàn Quốc (khu đầm sen trên đường Tô Ngọc Vân), nếu không thì cũng phải nhậu một bữa ra trò ở Sheraton rồi karaoke hay ra bar uống rượu nữa”.
Chia tay là dịp để “thanh toán”?
Rục rịch từ tháng 5 với bao kế hoạch, dự định “chia tay, chia chân”, các 9x không chỉ lo ôn thi thật tốt mà còn lo tổ chức “ngày tạm biệt” sao cho thật ấn tượng và ý nghĩa. Từ họp bàn chọn quán ăn, thuê địa điểm, thậm chí là đi du lịch… đều được các bạn nghiên cứu kỹ lưỡng. Nhưng vẫn có những chuyện “người tính không bằng trời tính”…
H.Thanh (17 tuổi, N.C) kể về ngày chia tay của lớp mình: “Đã hẹn trước ngày thi cả tháng, mọi thứ tưởng chừng tốt đẹp. Ai ngờ trong lớp mình xảy ra một vụ ẩu đả khi M.T đọc được dòng lưu bút của L. bày tỏ tình cảm của mình với bạn trai của T. Thế rồi, T. ngấm ngầm kéo một nhóm anh chị đến “xử lý” L. đúng ngày chia tay lớp. L đã xấu hổ và khóc rất nhiều.”
Không ít buổi chia tay đã biến thành những trận “thư hùng” để các bạn dằn mặt nhau: “Mày không động đến ai thì cũng chả ai thèm động đến mày đâu, biết chưa. Trước khi ra trường, cho mày một bài học mà không có trường lớp nào dạy đâu”. Rất may như trường hợp của L được các bạn trong lớp cùng đứng ra bảo vệ, nếu không thì L có lẽ đã “nhừ tử” như lời cảnh báo của M.T cùng hội của cô.
Ngạc nhiên hơn, các bạn trong lớp đã không can ngăn Hằng mà còn xông vào “cổ vũ”, “đánh hôi” C. Nhiều bạn vừa đánh vừa hét “Dám nói xấu người khác thì dám có gan chịu đòn, đừng trách chúng tao là ác”.
C ngay sau đó đã được đưa cấp cứu ở bệnh viện còn bố mẹ C khi biết tin ngay lập tức gọi công an phường tới… bắt H. Cô giáo chủ nhiệm đang lo cho các bạn ôn tập nay lại vất vả vừa thăm C trong bệnh viện vừa thuyết phục gia đình C không kiện H. Nhờ cô mà cuối cùng H tránh được án kỷ luật ghi trong học bạ trước ngày ra trường và chấp nhận bồi thường 5 triệu đồng cho gia đình C.
Hằng thương bố phải đi bảo lãnh, thương mẹ khóc sưng mắt và van xin thầy cô cho em được đi học tiếp, cô bé vừa tâm sự vừa khóc: “Hành động của em là không đúng, nhưng thực sự lúc đó em không thể nào kiềm chế được. Em không muốn làm bạn đau, em biết lỗi rồi. Mong thầy cô và bạn bè đừng xa lánh em và cho em cơ hội”.
Buổi liên hoa chia tay, không khí cả lớp chùng hẳn xuống. Không còn những gương mặt vô tư vui đùa, không còn những cái nắm tay, những cái ôm siết chúc nhau thi tốt.
Những dòng lưu bút “đen”
Nhắc đến mùa chia tay là không thể nào thiếu lưu bút. Quyển sổ rất đẹp được các bạn trang trí công phu để ghi lại những dòng tâm sự từng thành viên trong lớp, đính những tấm ảnh ngộ nghĩnh ở các dịp liên hoan và cả những câu chuyện “thầm kín” chưa một lần chia sẻ. Vậy mà có những 9x lợi dụng những trang lưu bút để bôi xấu thầy cô, chê bai bạn bè.
Nhiều thầy cô giáo tâm huyết, tận tụy với học sinh và có những biện pháp nghiêm khắc đối với những học sinh hư, cá biệt cũng được các bạn “trút giận” hết vào cuốn sổ lưu bút. Từ những biệt hiệu như “Van-nít-tơ-roi” ám chỉ cô Q. dạy môn Sinh học, thầy H “lởm” dạy Văn vì thầy toàn mặc quần áo cũ, chưa bao giờ có đồ mới đến những tấm ảnh cắt ghép ảnh các thầy cô đi kèm lời lẽ thô tục của các bạn đã khiến cuốn sổ lưu bút mất đi sự trong sáng vốn dĩ của nó.
1. Sự đơn giản (Simplicity): Lợi ích cạnh tranh mới trong một thế giới là rộng hơn, tốt hơn và nhanh hơn.
Nó được viết bởi Chủ tịch hội đồng quản trị của tập đoàn Jence - ông Bill Jence
Cuốn sách nói về sự thành đạt trong môi trường kinh doanh hỗn loạn và giải quyết các thông tin quá tải. Nó giúp bạn nhận diện sự phức tạp của các quá trình truyền đạt thông tin và đơn giản nó
Tại sao nên đọc? Vì sách cung cấp những ý tưởng thiết thực về cách truyền đạt thông tin tiết kiệm thời gian mà lại đạt được hiệu quả cao nhất.
2. Các cuộc đối đầu quyết định (Crucial Confrontations)
Do Kerry Patterson, Joseph Grenny, Ron McMillan, và Al Switzler viết.
Làm thế nào để thành công trong các cuộc thảo luận khó khăn mà có thể làm ai đó nổi giận hoặc làm cho họ phải tôn trọng bạn?
Bạn không cần phải lo lắng nữa. Quyển sách này sẽ nói về các kỹ năng chuyển đổi nội dung, chủ đề có thể xây dựng hoặc phá hủy công việc kinh doanh của bạn một cách nhẹ nhàng, nhã nhặn. Nó cũng là một cuốn sách quan trọng cho tất cả các bạn trẻ mới vào nghề, đặc biệt là cho những người luôn làm việc trong môi trường áp lực và cạnh tranh cao.
3. Tại sao không (Why not?): Sử dụng tài khéo léo hàng ngày như thế nào để giải quyết công các vấn đề lớn và nhỏ
Cuốn sách do hai tác giả Barry Nalebuff và Ian Ayres viết. Hai tác giả tin rằng sự đổi mới có thể dạy được. Bằng cách phân tích mọi người tiếp cận với các ý tưởng mới như thế nào, hai tác giả này muốn trình bày các bước của quá trình đổi mới để mọi người có thể tiếp cận các lý thuyết mới một cách liên tục và theo bản năng.
Cuốn sách này là cuốn sách gối đầu giường cho bất cứ các nhà doanh nghiệp đầy ước mơ, những người sáng tạo. Nó thực sự kích thích vào óc sáng tạo và thách thức cho mỗi chúng ta khi nghĩ về các thứ theo một hướng mới, một cách tiếp cận mới còn xa lạ với mọi người.
4. Hình ảnh cho bản thân (Branding yourself): Con đường dẫn đến thành công
Đây là cuốn sách do Marry Spillane viết. Nó cung cấp các suy nghĩ thực tế về việc xây dựng hình ảnh cho bản thân mình. Nó đưa ra các kỹ năng xây dựng hình ảnh cho bản thân bạn
Tại sao là cuốn sách quí của các bạn trẻ mới vào nghề: Quyển sách này gồm các chủ đề hữu ích về cách nhìn và nói thế nào, và cách xây dựng hình ảnh riêng cho bản thân để truyền tải các cảm xúc và năng lực mà bạn muốn cho người khác thấy. Hãy để lại các ấn tượng ban đầu thật tốt cho các nhà tuyển dụng, đối tác, cộng sự…
5. Quy tắc vàng thứ năm (The Fifth Discipline)
Cuốn sách này do Peter M. Senge viết. Nó giải thích về cách xây dựng một mối quan hệ học tập với mọi người trong phòng hoặc công ty. Lý thuyết mà Peter M. Senge đưa ra được ứng dụng vào các tình huống trong thực tế để chứng minh rằng các mối quan hệ này có thể tự bản thân chúng thoát khỏi những suy nghĩ bảo thủ, trì trệ.
Nếu bạn đang bắt đầu vào công việc quản lý hoặc muốn có vị trí cao hơn trong công việc thì bạn không thể bỏ qua cuốn sách này vì nó cung cấp cho bạn những lời khuyên về cách khuyến khích, thúc đẩy, động viên các cộng sự (nhân viên) của bạn tiến bộ.
Thanh Thanh-dantri.com.vn
Theo Askmen
Địa chỉ: Thị trấn Đại Từ - Đại Từ - Thái Nguyên
Điện thoại: 0984.280.076
Email: tobuvn@gmail.com
Facebook: http://facebook.com/tobuvn