C

Chữa 'câm và điếc' tiếng Anh sau 16 năm học

Saturday, December 24, 2011 |

Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng Bộ phận thường trực Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 (Bộ GD-ĐT) cho biết thông tin trên tại hội thảo triển khai đề án dạy và học ngoại ngữ trong các trường ĐH giai đoạn 2011 tổ chức sáng 23/12. Từ kinh nghiệm dự giờ, ông Hùng khái quát "cách học ngoại ngữ ở các trường vẫn theo lối truyền thống. Nghĩa là dạy nhiều nên phải hy sinh phần nói, thậm chí quá chú trọng đến văn bản. Do đó dù học sinh được trang bị 900 tiếng Anh ở phổ thông và 200 tiết tiếng Anh ở ĐH nhưng ra trường vẫn "câm và điếc".



Ảnh: Lê Anh Dũng

Sẽ áp chuẩn Châu Âu
"Việt Nam đang đứng trước thách thức hội nhập không thể không đổi mới cách dạy và học ngoại ngữ" - ông Hùng nói. Do đó, những mục tiêu đề án đưa ra dễ dàng nhận được sự đồng lòng của các trường là phải "đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, các trình độ đào tạo nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực. Và đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, CĐ, ĐH có đủ năng lực ngoại ngữ..."
Để đạt được các mục tiêu chương trình đào tạo tăng cường môn ngoại ngữ đối với giáo dục ĐH đạt 10% số lượng sinh viên (SV) vào năm học 2010-2011, đạt 60% vào năm 2015-2016 và 100% vào năm 2019-2020, theo ông Hùng nhiệm vụ của Bộ và các trường là xây dựng và ban hành khung trình độ năng lực ngoại ngữ gồm 6 bậc tương thích với chuẩn Châu Âu CEFR thay cho trình độ A,B,C.
Song song với đó là xây dựng và triển khai chương trình mới đào tạo ngoại ngữ bắt buộc ở các cấp phổ thông, giáo dục dạy nghề và giáo dục ĐH đạt các bậc trình độ: bậc 1 cho tiểu học, bậc 2 cho THCS và bậc 3 cho THPT, GDCN, GDĐH.
"Áp khung trình độ này thì phương pháp kiểm tra, đánh giá cũng thay đổi bám sát 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) thay vì cách dạy và học hiện nay vẫn phục vụ cho thi, trong khi thi cuối cấp và thi vào ĐH vẫn chỉ tập trung vào ngữ pháp, đọc và dịch" - lời ông Hùng.
Về lý thuyết, những mục tiêu đề án đưa ra được số đông đại biểu đồng tình nhưng không tránh khỏi băn khoăn. Việc triển khai được lãnh đạo các trường ĐH chia sẻ không quá khó vì đã có nguồn giáo viên và hỗ trợ của đề án trong việc bồi dưỡng nâng trình độ giáo viên đạt chuẩn. Điều khó các trường trăn trở là đãi ngộ để giữ chân những giáo viên vừa giỏi chuyên môn lại thạo tiếng.
Trong khi đội ngũ giáo viên đạt chuẩn C1 ở các trường ĐH không nhiều - đây là một thách thức lớn đặt ra đòi hỏi các trường nỗ lực cùng Bộ giải quyết.
Chính sách nào níu chân giáo viên?
Với kinh nghiệm 9 năm đào tạo chuyên ngành bằng ngoại ngữ lãnh đạo Trường ĐH Hà Nội nêu thực tế, việc tuyển  dụng giáo viên dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ đã khó, nhưng giữ được chân họ càng khó hơn. Dù lãnh đạo trường đã biết, đặc thù công việc, việc soạn bài, giảng dạy của nhóm giáo viên này thường mất nhiều thời gian, công sức trong khi thù lao theo giờ giảng dạy không cao.
Trong khi đó có rất nhiều lời mời trị giá 2.000 USD từ phía các doanh nghiệp khiến họ khó lòng từ chối. Trường đưa ví dụ, một giáo viên dạy chuyên ngành kế toán bằng tiếng Anh tại Khoa Quản trị Kinh doanh và Du lịch có Chứng chỉ hành nghề của Tổ chức ACCA (Anh quốc) dễ dàng có thu nhập 2.000 USD/ tháng khi làm việc cho một công ty kiểm toán nước ngoài. Trong khi lương dạy ở trường chỉ được 4-5 triệu đồng/tháng.
Do đó nhà trường kiến nghị, cần có chính sách khuyến khích đội ngũ giáo viên này bằng các học bổng nâng cao trình độ bằng nước ngoài đi kèm với cam kết làm việc cống hiến cho trường. Nhưng chính sách bền vững nhất vẫn là tăng thù lao giờ dạy?
Đồng quan điểm, phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp (ĐH Thái Nguyên) Vũ Ngọc Pi đề xuất, nên có lộ trình cụ thể, hợp lí đối với việc đào tạo năng lực tiếng Anh cho SV và giảng viên. Cùng với đó, đội ngũ giảng viên tiếng Anh cần được đi học tập tại các nước nói tiếng Anh. Chú trọng bồi dưỡng khả năng nghe nói cho sinh viên và giảng viên...
Ông Pi cũng cho hay, để nâng chất lượng dạy và học tiếng Anh nhà trường rất chú trọng ngay từ khâu tuyển dụng. Nhiều năm nay trường tuyển giáo viên tiếng Anh phải tốt nghiệp chính quy và bằng phải từ khá trở lên...Tuy nhiên, đến nay trường vẫn chưa có giáo viên nào được đi nước ngoài đào tạo mà mới dừng ở việc đi thăm quan, du lịch nên hiệu quả chưa được cọ sát. Đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh còn thiếu.
Đáp lại trăn trở của các trường ĐH, phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Thị Lê Hương cho biết, trên cơ sở nguồn kinh phí của đề án được duyệt, các trường sẽ tiến hành rà soát, đề xuất phương án phổi hợp cùng Bộ giải bài toán thiếu giáo viên và bồi dưỡng nâng cao trình độ.
Đại diện Trường ĐH Hà Nội cũng cho rằng, Bộ cần có những yêu cầu cụ thể về năng lực ngoại ngữ cho một giáo viên dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ. Vì giáo viên có trình độ B2 có thể bắt đầu tham gia giảng dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ. Nhưng cũng cần có lộ trình để giáo viên nâng trình độ lên C1 - trình độ lý tưởng để có thể diễn đạt thoải mái kiến thức thông thường cũng như chuyên ngành.
Bà Lê Hương cho biết, năm 2012-2015 Cục Đào tạo và hợp tác với nước ngoài sẽ tổ chức bồ dưỡng cho 60% giảng viên ngoại ngữ đi học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn và dài hạn ở nước ngoài. 40% giảng viên còn lại được đưa đi bồi dưỡng vào năm 2016-2020.
Nhiều rào cản
Vấn đề nữa được số đông các trường ĐH xác định là thách thức lớn để đổi mới dạy và học ngoại ngữ, đó là đội ngũ SV. Ông Nguyễn Ngọc Hùng nêu thách thức, từ cách dạy và học theo lối truyền thống hiện nay (40% thầy nói, học thuộc lòng 50%, 10% luyện tập) nên SV hầu hết chưa có phương pháp tự học và tự quản lý thời gian. Đa số vẫn "thầy bảo, cô dặn, khoa bắt, trường dọa" thì SV mới chịu học, không có tính tự giác. Và SV có nhiều trình độ khác nhau đòi hỏi có phương pháp dạy tương ứng.
Là giáo viên đứng lớp TS Dương Bạch Nhật - Trường ĐH Duy Tân Đà Nẵng khái quát, có tới 4 nhóm SV khi vào ĐH có trình độ tiếng Anh khác nhau. Cụ thể,nhóm 1 bắt đầu học tiếng Anh từ lớp 2; nhóm 2 bắt đầu học tiếng Anh từ lớp 3; nhóm 3 bắt đầu học tiếng Anh từ lớp 6 và nhóm 4 bắt đầu học tiếng Anh từ lớp 10.
Vì có nhiều trình độ tiếng Anh khác nhau khi các em vào ĐH nên khó xếp lớp theo cùng trình độ. Do đó quá trình học SV có một số điểm yếu cần khắc phục: Kỹ năng nghe - nói - viết luận kém, không quen phát âm - ngữ điệu, vốn từ vựng ít, không quen phong cách giao tiếp và ít nắm được cấu trúc câu trong tiếng Anh....
Cùng với việc khắc phục những điểm yếu của SV và bồi dưỡng nâng trình độ cho giảng viên cần quan tâm đến nguồn tài liệu tham khảo cho SV, bà Nhật nói. Hiện nay tài liệu tham khảo cho SV còn chưa phong phú và hầu hết bằng tiếng Anh nên SV và giáo viên cần nhiều thời gian nghiên cứu.
Vẫn theo bà Lê Hương, từ nay đến cuối năm 2012 Bộ phối hợp với các cơ sở giáo dục ĐH tiến hành ra soát đánh giá các chương trình đào tạo ngoại ngữ hiện hành để xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo ngoại ngữ tăng cường đối với các cơ sở đào tạo không chuyên ngữ. Đồng thời, xây dựng chương trình đào tạo bằng tiếng Anh 15 môn của ngàn Công nghệ thông tin, Tài chính-Ngân hàng, Du ịch và Quản trị kinh doanh trong chương trình ĐH ở năm cuối.
Phối hợp với Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội), Trường ĐH Hà Nội chuẩn hóa chương trình đào tạo sư phạm ngoại ngũ trình độ ĐH cho các cơ sở đào tạo giáo viên ngoại ngữ...
Thách thức đặt ra đối với khoa và trường là công khai minh bạch chuẩn đầu ra. Song song với việc đổi mới chương trình, phương pháp, đổi mới thi kiểm tra đánh giá phải giải quyết đội ngũ giáo viên không đạt chuẩn. Đồng thời, đảm bảo thu nhập cho giáo viên để không chảy máu chất xám.
  • Kiều Oanh-vietnamnet.vn
Read more…

VẤN ĐỀ SỬ DỤNG CÂU HỎI TRONG GIẢNG DẠY

Saturday, December 24, 2011 |
Phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập là một nguyên lí dạy học được đặt ra từ rất lâu vì tính ưu việt của nó. Việc chuyển đổi nội dung kiến thức bài học thành một hệ thống các tình huống có vấn đề đã khơi dậy sự tò mò tìm hiểu thế giới tự nhiên và xã hội, từ đó học sinh chủ động khám phá kiến thức dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, giờ dạy trở nên hào hứng, sinh động, học sinh thực sự trở thành chủ thể của quá trình nhận thức, chất lượng , hiệu quả giờ dạy tăng lên rất nhiều.
   Việc dạy học theo phương pháp nêu vấn đề mặc dù là yêu cầu bức thiết được đặt ra từ rất lâu song đến nay vẫn có tính chất thời sự và là một câu chuyện dài. Bởi vì để thực hiện nó hiệu quả không phải là đơn giản mà liên quan đến nhiều yếu tố: tâm huyết của người thầy, ý thức học tập của học trò, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đời sống của người thầy…
   Hệ thống câu hỏi  trong dạy học có ý nghĩa cực kì quan trọng để cho bài giảng thực sự tạo được tình huống có vấn đề từ đó phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. Để xây dựng được một hệ thống câu hỏi đạt yêu cầu đòi hỏi người thầy phải dành nhiều thời gian,  công sức nghiên cứu, tìm tòi, cân chỉnh, rút kinh nghiệm qua soạn bài, qua sự thể hiện ở các giờ lên lớp, qua nhiều năm công tác
   Mỗi tiết dạy đưa ra nhiều hay ít câu hỏi, còn tùy thuộc vào từng bài và đối tượng học sinh. Điều quan trọng nhất là đưa ra được các câu hỏi cần thiết vừa đủ, có chất lượng, có tác dụng thiết thực tạo được các tình huống có vấn đề, kích thích tư duy của học sinh khám phá kiến thức. Có bài hầu như chỉ phù hợp với phương pháp thuyết trình, tuy nhiên nếu chịu khó tìm tòi, cân nhắc chúng ta vẫn có cơ hội đưa ra được một số câu hỏi tạo tình huống có vấn đề làm tăng hiệu quả giờ dạy
   Sau đây tôi xin đưa ra một số ý kiến về những câu hỏi nên và không nên sử dụng

I. Yêu cầu của câu hỏi
- Câu hỏi phải có tác dụng phát huy trí lực học sinh, đòi hỏi có sự động não mới làm sáng tỏ được những điều mà giáo viên đặt ra
- Câu hỏi dựa trên nền kiến thức cũ tạo cho học sinh kết nói, kế thừa giữa vốn kiến thức với việc tìm hiểu kiến thức mới
- Câu hỏi có tính định hướng làm học sinh hiểu rõ, hiểu đúng yêu cầu đặt ra
- Cần thiết có hệ thống gợi ý, dẫn dắt để học sinh trả lời các ý , từ đó hoàn chỉnh vấn đề cần trả lời

II. Những câu hỏi không nên dùng
Câu hỏi là phương tiện cần thiết cho việc dạy theo phương pháp nêu vấn đề. Tuy nhiên thực tế giảng dạy cho thấy để đưa ra được các câu hỏi đạt được yêu cầu quả không phải là dễ dàng. Có không ít câu hỏi được sử dụng đã tạo ra tác dụng ngược lại làm cho giờ dạy nhạt nhẽo, lũng cũng, tốn phí thời gian, dấu ấn rất mờ nhạt trong trí não học sinh. Xin nêu ra đây một số ví dụ:
1. Câu hỏi không dựa trên nền kiến thức cũ, làm học sinh lúng túng và thường phản ứng bằng cách đoán mò hoặc đọc sách giáo khoa tìm câu trả lời
2. Câu hỏi không định hướng làm học sinh khó xác định hoặc xác định sai yêu cầu, điều này làm học sinh rối trí, mất nhiều thời gian đồng thời không hoàn thành được yêu cầu thầy giáo đặt ra. Dạng câu hỏi này thực tế dẫn tới người giải quyết vấn đề lại chính là thầy giáo
3. Đưa ra quá nhiều câu hỏi trong một bài học làm cho bài giảng nát vụn ra, mất tính hệ thống, giờ giảng bị căng, học sinh mệt mỏi, tốn nhiều thời gian, các kiến thức cốt lõi ít được giảng giải phân tích
4. Các câu hỏi quá đơn giản, không có giá trị phát huy trí lực học sinh, các câu hỏi vụn vặt với những trả lời như: có, không, đúng ạ… loại câu hỏi này đưa ra vừa làm mất thời gian vừa làm cho giờ dạy đơn điệu nhạt nhẽo

III.Vấn đề sử dụng sách giáo khoa trong tiết học
 Một trong những đổi mới trong phương pháp dạy học hiện nay đó là rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Sách giáo khoa trở thành một phương tiện được sử dụng cho mục đích này và  sử dụng trong các trường hợp sau:
   - Nghiên cứu SGK để rút ra các kết luận về mặt lí thuyết hoặc so sánh các kiến thức các nội dung liên quan…
   - Từ vốn kiến thức SGK để giải thích các tình huống lí thuyết hoặc thực tiễn đặt ra( ví dụ trả lời các lệnh trong SGK)
   - Từ các kênh hình học sinh phân tích so sánh và rút ra các kết luận cần thiết theo yêu cầu của bài học
   - Kênh hình SGK được sử dụng minh họa giúp học sinh hiểu thêm những điều mà thầy giáo trình bày
   - Một số nội dung được nêu trong sách giáo khoa không phải là kiến thức cốt  lõi và đơn giản học sinh có thể tự đọc để hiểu
Hiện trạng đáng lưu ý hiện nay đó là một bộ phận giáo viên lạm dụng SGK trong quá trình giảng dạy thể hiện:
   - Câu hỏi đưa ra mà nội dung trả lời có sẵn trong SGK, học sinh không cần phải động não, không cần ghi nhớ chỉ cần đọc đúng là trả lời được vấn đề mà thầy giáo nêu lên
   - Giáo viên phát phiếu học tập . Câu hỏi nêu lên trong phiếu học sinh chỉ cần dựa vào sách giáo khoa chép lại nguyên xi là đạt yêu cầu…
   Việc sử dụng SGK theo cung cách nêu trên sẽ dần dần hình thành một tật xấu cho học sinh đó là cứ mỗi khi giáo viên đưa ra câu hỏi  học sinh không động não, không tư duy mà nhanh chóng nhìn vào SGK để tìm câu trả lời. Cách làm này giờ dạy diễn ra có vẻ trôi chảy nhẹ nhàng và hình như một bộ phận đáng kể giáo viên và nhiều em học sinh cũng thích cung cách này vì việc học tập diễn ra thật dễ dàng khỏe khoắn. Tuy nhiên hiệu quả giờ dạy rất thấp, dấu ấn các kiến thức được khắc họa trong trí não học sinh rất mờ nhạt, không đạt được các yêu cầu và mục tiêu của việc dạy học. Các câu hỏi mà giáo viên đưa ra không những không phát huy tính tích cực mà trái lại làm cho học sinh có thói quen trông chờ ỷ lại ít cố gắng, lười biếng. Người thầy cũng thấy việc dạy học thật nhẹ nhàng, không mất nhiều công sức cho việc soạn bài, không cần phải nghiên cứu học hỏi gì nhiều và cảm thấy rồi mọi việc cũng ổn.Thật là tai hại
IV. Nguyên nhân hạn chế trong việc sử dụng các câu hỏi
- Một bộ phận giáo viên chưa thật sự nắm bắt được các nguyên tắc cơ bản của phương pháp dạy học nêu vấn đề. Có người nhầm tưởng rằng trong giờ dạy đưa ra nhiều câu hỏi như thế là đã dạy học nêu vấn đề là phát huy tính tích cực của học sinh
- Tâm huyết nghề nghiệp và trách nhiệm của một bộ phận giáo viên đối với tiết học chưa nhiều. Ngại sử dụng phương pháp nêu vấn đề, vì để dạy theo phương pháp này một cách đúng nghĩa đòi hỏi phải soạn bài và nghiên cứu tài liệu rất công phu, mất rất nhiều thời gian và công sức, trong giờ dạy giáo viên phải tập trung tâm lực cao mới có thể thực hiện được
- Một bộ phận đáng kể học sinh lười học hoặc học lệch không có vốn kiến thức cần thiết để cùng tham gia xây dựng bài với thầy giáo
- Một bộ phận học sinh ngại trả lời câu hỏi, học tập thụ động không hăng hái trong học tập

V.Kết luận
   Dạy học theo phương pháp nêu vấn đề ngày càng được nhiều nhà giáo quan tâm thực hiện với chất lượng ngày càng cao và trở thành suy nghĩ thường nhật trong quá trình soạn bài và giảng dạy đã có tác dụng thiết thực nâng cao hiệu quả qua từng tiết lên lớp. Quan tâm đến nó sẽ làm cho chúng ta hình thành được hệ thống câu hỏi ngày càng dễ dàng, chất lượng , thực hiện các giờ dạy hào hứng, hiệu quả, qua đó người thầy cảm thấy tự tin, yêu nghề hơn và cũng cho mọi người biết rằng, nghề dạy học phải trãi qua bao nhọc nhằn trăn trở mới có được giờ dạy thành công. Trên đây chỉ là một số ý kiến rút ra từ thực tế giảng dạy của bản thân và qua tiếp xúc trao đổi với các bạn đồng nghiệp xin được nêu lên để cùng trao đổi với các bạn.


Theo: Thầy Nguyễn Lương Phùng
THPT Chuyên Phan Bội Châu - NA
Read more…

Mười con không nuôi nổi một mẹ

Saturday, December 24, 2011 |
Từng mang nặng đẻ đau 10 người con - 5 trai và 5 gái - người lớn tuổi nhất đã hơn 60, nhỏ nhất cũng quá 30 tuổi, thế mà ở cái tuổi gần đất xa trời bà phải ra sống vỉa hè.
Trên đường Bời Lời thuộc địa phận ấp Ninh Tân, xã Ninh Sơn (Thị xã Tây Ninh) thường có một cụ bà hơn 80 tuổi đi lang thang vơ vất.
Ai thương tình thì cho bà chén cơm, miếng bánh. Có hôm được người ta cho ăn uống nhưng cũng có hôm bà nằm co chịu đói. Tối đến, bà cụ nằm co ro ven đường, trên một chiếc chiếu nhỏ, bên cạnh có vài bộ quần áo vo tròn. Những hôm trời quang mây tạnh còn đỡ chứ hôm nào trời mưa thì bà không biết trú ở đâu.
Hỏi thăm mới biết bà cụ tên là Châu Thị Ba, năm nay 83 tuổi, đã từng mang nặng đẻ đau 10 đứa con. 
Ai cũng có lý do... từ chối
Khi chúng tôi hỏi chuyện bà cụ thì những người dân ở gần đó tập trung lại rất đông. Mọi người thi nhau kể, các con bà cuộc sống không đến nỗi khó khăn.Có người còn có cả mấy mẫu cao su ở Tân Châu nhưng không ai chịu nuôi mẹ mà để bà cụ sống cảnh bơ vơ như thế. Những ngày đầu, bà con trong xóm thương cảm, người cho miếng này, người cho miếng khác. Có người thấy bất nhẫn, mang bà về nhà nuôi. Bà ở nhà này vài ngày rồi đến nhà khác.
Điều khiến nhiều người tỏ ra bức xúc là các con bà "sống sờ sờ ra đó" mà không ai chịu nuôi mẹ mình. Anh C., ngụ tại ấp Ninh Tân, bất bình nói: “Thương bà cụ, tôi cho bà ăn, có lần còn mang bà về nhà nuôi gần hai tháng trời, mặc dù chăm sóc người già cũng cực, vất vả lắm. Chỉ bực mình nhất là con cái bà đã không nuôi mẹ, thấy tôi nuôi giùm họ còn nói này nói nọ nữa”.
Bà cụ nằm lăn lóc bên đường

Sau anh C. cũng có một vài gia đình trong ấp nuôi bà cụ vài ngày nhưng rồi không ai dám nuôi nữa. “Vì bà cụ tuổi già, không may chết tại nhà mình, cũng khó xử …”- một người nói.
Một phụ nữ tên H. cho biết: “Sự việc xảy ra đã mấy tháng nay, chúng tôi rất thương bà và cũng rất bức xúc về thái độ ứng xử của các con bà. Nhiều lần chúng tôi đã báo cáo lên ấp, lên chính quyền xã Ninh Sơn”.
Theo chân anh Trần Minh Trị - Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Sơn, chúng tôi tìm đến nhà bà Dương Thị K. Ch -một trong mười người con của bà Ba để tìm hiểu nguyên nhân sự việc.
Theo lời Ch: “Mẹ già nên khó ngủ, thức đêm hay la hoảng, mỗi đêm đi tiểu năm, sáu lần, mỗi lần đi lại kêu, đập cửa… Mang bà về nuôi, đêm rất khó ngủ mà hôm sau còn phải đi làm. Dần dần ai cũng sợ, cũng ngại”.
Còn ông Dương Văn Y- người con thứ hai của bà Ba năm nay đã 61 tuổi, cho biết: “Tôi bị bệnh tai biến 7 năm nay nên không đi đâu được, phải nhờ vợ chăm sóc. Điều kiện kinh tế gia đình cũng khó khăn, nhiều lần tôi cũng có ý đưa mẹ về ở cùng nhưng mẹ không chịu vì hoàn cảnh của tôi khó khăn. Tôi đã nhiều lần gọi mời các anh em trong nhà về bàn bạc, tìm cách để nuôi dưỡng, chăm sóc mẹ nhưng… không ai chịu về họp cả”.
Ông Lý Hoàng Chinh, phó trưởng ấp Ninh Tân, nói: “Trường hợp của bà Ba, người dân ở ấp này ai cũng biết. Rất nhiều lần tôi có đến khuyên giải để các con của bà mang mẹ về nuôi nhưng không được. Có hôm tôi phải đưa bà cụ vào ở trong văn phòng của ấp”. 
Theo ông Nguyễn Ngọc Thành, Chủ tịch UBND xã Ninh Sơn, sự việc của bà Châu Thị Ba chính quyền có biết và đã mấy lần có thư mời các con của bà để bàn hướng giải quyết nhưng các con bà thường không chịu đến hoặc đến không đầy đủ.
Những người chịu đến cũng chỉ thể hiện sự thoái thác, không muốn bị mẹ làm phiền! Người viện lý do: “Mẹ tôi bị bệnh, ban đêm không ngủ được, cứ nói chuyện, không cho ai ngủ, nên chúng tôi muốn xin cho mẹ ở Vạn Pháp Cung (một cơ sở tu hành của đạo Cao Đài-NV) một thời gian rồi rước về ở cùng”. Người thì hứa sẽ về bàn lại để tìm cách nuôi mẹ. Chẳng hiểu bàn bạc thế nào, sau đó người ta lại thấy bà cụ vẫn cứ lang thang ngoài đường.
Ông Chủ tịch UBND xã Ninh Sơn cho biết thêm: “Trước đây, chính quyền xã cũng có gửi bà Ba lên ở Vạn Pháp Cung nhưng sau một thời gian ngắn, bà cụ lại sống lang thang. Các con bà thì vẫn không ai nhận nuôi mẹ mình”.
Vi phạm pháp luật, tổn thương đạo lý
Bức xúc trước tình cảnh của bà cụ bất hạnh, ông Lê Minh Hiền – Phó Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý (Sở Tư pháp Tây Ninh) khẳng định: Luật Hôn nhân và Gia đình có quy định về nghĩa vụ của con đối với cha mẹ tại Điều 35 như sau: “Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ”.
Trong Điều 36 cũng nêu rõ “Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu, tàn tật, trong trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ”. Như vậy việc không nuôi dưỡng mà để mẹ già lang thang dù với lý do gì đi nữa cũng là trái với quy định của pháp luật”.
Đó là về mặt pháp luật Nhà nước, còn về mặt đạo đức thì việc con cái phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ vốn là đạo lý truyền thống từ ngàn đời của người Việt Nam. Khi sinh ra và nuôi con lớn lên hẳn bậc cha mẹ nào cũng muốn con mình trưởng thành, nên người, có cuộc sống tốt đẹp về sau. Và chắc là không ai muốn đến khi tuổi già lại bị con mình “đẩy ra đường” hay tống đi nơi khác cho rảnh nợ chỉ bởi lý do: trái tính, trái nết lúc tuổi già, sức yếu.
Nương thân cửa từ thiện
Cuối cùng, người em trai út của bà Ba là ông Châu Văn Quang ở xã Thạnh Tây, Tân Biên đã xin phép chính quyền xã Ninh Sơn đưa bà Ba đi. Năm nay ông Quang đã 75 tuổi, cái tuổi cũng cần người chăm sóc nên việc cưu mang, lo lắng cho người chị già nua trở nên quá sức. Vì vậy, ông đã xin phép gửi bà Ba vào cơ sở nuôi dưỡng từ thiện của chi hội Bảo trợ người nghèo Thuận Thiên tại thị trấn Tân Biên để tiện bề tới lui chăm sóc. Hằng ngày, vợ chồng ông mang thức ăn cho bà chị tội nghiệp.
Bà Nguyễn Thị Nhiền – Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Tây Ninh cho biết thêm “Trường hợp của bà cụ Châu Thị Ba, nếu con cái không ai nuôi thì chính quyền địa phương có thể làm thủ tục xác nhận, có đơn gửi Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội thị xã Tây Ninh và gửi Phòng Bảo trợ xã hội -Sở Lao động- Thương binh và Xã hội để xác nhận. Như vậy Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh sẽ nhận nuôi dưỡng, chăm sóc bà cụ. Tuy nhiên, theo lẽ thường, ở tuổi như bà cụ thì không ai chăm sóc tốt bằng con cái trong nhà".
Theo Ninh Sơn
Tây Ninh Online
Read more…

Xét tuyển, phỏng vấn vào đại học

Saturday, December 24, 2011 |
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, Bộ này đã giao một số đại học trọng điểm xây dựng đề án tự tuyển sinh. Những trường đó không nên quá bó buộc phải thi theo khối, có thể xét tuyển, phỏng vấn.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga. Ảnh: Internet
Thứ trưởng Bùi Văn Ga. Ảnh: Internet.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga nói như vậy tại hội thảo Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, đào tạo diễn ra sáng nay, 23 - 12, tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Theo Thứ trưởng Ga, những trường trọng điểm như Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội... được quyền xây dựng đề án tự tuyển sinh. Các trường có thể không quá bó buộc vào việc phải thi theo các môn như Toán, Lý, Hóa, mà có thể tuyển sinh theo hình thức xét tuyển, phỏng vấn...
Thứ trưởng Ga đề nghị, trên tiêu chí tự chủ, những trường trọng điểm mà Bộ trưởng đã giao cho xây dựng phương án tuyển sinh riêng, nên tập trung nghiên cứu, thống nhất phương án rồi mạnh dạn làm để tuyển được những sinh viên phù hợp ngành học của trường, không nhất thiết phải thi theo truyền thống. Khi đầu vào phù hợp, đào tạo tốt thì đầu ra mới chuẩn được.
Tuy nhiên, ông Ga cho biết, dù đã giao và nhiều lần nhắc nhở, nhưng tới nay, Bộ GD&ĐT vẫn chưa nhận được đề xuất của trường nào trong số những trường trọng điểm mà Bộ cho phép xây dựng cơ chế tuyển sinh mới.
Trước thông tin sẽ bổ sung khối thi A1 gồm các môn Toán, Vật Lý, Ngoại ngữ trong kỳ thi tuyển sinh năm 2012, trao đổi với phóng viên Tiền Phong, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng, thông tin đó chưa chính thức. Bộ sẽ công bố những thông tin liên quan tại hội nghị tuyển sinh vào ngày 14 tháng Giêng sắp tới.

                                          Trường Phong-tienphong.vn
Read more…

“Chàng mọt sách” lập “hattrick thủ khoa”

Saturday, December 24, 2011 |
Không chỉ đỗ thủ khoa tốt nghiệp THPT, cậu học trò Lê Minh Khiết (SN 1993, lớp phó học tập lớp 12 chuyên Toán, trường THPT Chuyên Lê Khiết, TP Quảng Ngãi) đã đỗ thủ khoa ĐH Ngoại thương cơ sở TPHCM với 28,5 điểm và đỗ thủ khoa ĐH Y dược TPHCM với 29,5 điểm.



Lê Minh Khiết lập nên cú đúp 3 lần thủ khoa liên tiếp. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Sinh ra là lớn lên trên mảnh đất xã Nghĩa Thuận, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi giàu truyền thống ham học, Khiết là con út trong gia đình 5 anh em, tất cả anh chị đều học đại học và tự lập. Chính từ truyền thống của gia đình hiếu học, "anh chàng thư sinh" đã chứng tỏ khả năng học tập vượt bật so với anh chị của mình. Mùa thi năm nay, sau khi đỗ thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT với 56 điểm, Khiết "rinh" thêm 2 “ngôi” thủ khoa nữa: cậu bạn đỗ thủ khoa Trường ĐH Ngoại thương cơ sở TPHCM với 28,5 điểm tròn (môn Toán 9 điểm, Lý 9,5 điểm và Hóa 9,75 điểm). Tối hôm 1/8, Khiết tiếp tục "săn bàn" thủ khoa Trường ĐH Y dược TPHCM với số điểm 29,25 (làm tròn thành 29,5 điểm) trong đó hai môn Toán và Sinh đều được 10 điểm, môn Hóa đượ 9,25 điểm.
Ngoài ra, Lê Minh Khiết còn đạt nhiều thành tích khác: trong suốt 12 năm liền, Khiết đều là học sinh giỏi. Năm lớp 11, em đoạt giải ba khu vực miền Trung học sinh giỏi toán trên máy tính cầm tay. Năm lớp 12, em giành giải nhất học sinh giỏi cấp tỉnh về giải toán trên máy tính cầm tay.
Lê Minh Khiết đỗ thủ khoa cả 2 Trường ĐH Ngoại thương cơ sở TPHCM và Trường ĐH Y dược TPHCM. Trong ảnh: Tranh thủ thời gian rảnh, Khiết tìm kiếm bài tập trên mạng để tham khảo.
Thủ khoa “nghiện” làm bài tập
Khi hay tin em Lê Minh Khiết đậu thủ khoa trường ĐH Y dược TPHCM, các nhà báo “tập kích” đến nhà chàng thủ khoa để trò chuyện và chia vui cùng gia đình.
 
Nếu như mọi người học đêm học ngày để đi thi đại học thì việc học với Lê Minh Khiết có thể nói là khá nhẹ nhàng. Khiết học không nhồi nhét, cũng không đi học thêm mà học ở lớp và tự học là chính. Khiết nói: “Khả năng tập trung của em rất kém, có học thế nào cũng không thể vào nếu lúc đó không thích học. Nên em chỉ học lúc em có hứng thú, tiếp thu rất nhanh và hiệu quả”.
Ngoài việc học ở sách giáo khoa, luyện sách nâng cao, Khiết rất thích lên mạng mày mò các các kiến thức và tự làm đề thi. “Cách học này giống như mình đang được chơi vậy. Nó vừa cho mình cảm giác thích thú không sợ học mà còn làm mình say mê không ngừng tìm hiểu vì kiến thức rộng vô biên”.
Không ép mình phải học quá nhiều, quanh năm Khiết vẫn duy trì sở thích xem phim võ thuật và khoa học viễn tưởng. Chỉ đến trước ngày thi khoảng 2 tháng, cậu mới tạm thời gác đam mê này để tập trung cho bài vở. “Từ sau hôm thi tới giờ em lờ đờ vì… xem bù phim đấy!”, Khiết hóm hỉnh.
Chia sẻ với chúng tôi, anh trai Khiết  - anh Lê Minh Khôi (SN 1979, giáo viên dạy Lý trường THPT chuyên Lê Khiết) tâm sự: "Từ nhỏ đến giờ, tôi thường xuyên theo dõi từng bước đi, sự nỗ lực học hành của em Khiết. Điều đặc biệt nhất ở em Khiết là mỗi khi tranh luận, đôi mắt và khuôn mặt em rất sáng, quyết tìm lời giải và tranh luận tới cùng".
Với khả năng tranh luận về kiến thức học tập, Khiết thường hay suy ngẫm những bài toán khó, hoặc đáp án không hợp lý, Khiết thường xuyên "làm phiền" thầy cô, mong tìm ra đáp án chính xác nhất. Nhờ đó, Khiết đã dần tích lũy kiến thức cho mình.
"Cháu Khiết rất ít nói và hay trầm tư, nhưng khi cháu làm bài tập thì như người nghiện vậy", ông Lê Kỳ (SN 1951) - bố em Khiết cho biết thêm.
Trong khi đó, nhiều giáo viên và bạn bè của Khiết “bật mí” là anh chàng thủ khoa không khi nào chịu đầu hàng bài tập khó.
"Nhiều lúc, em cứ hỏi mãi thầy cô về bài tập nào chưa hiểu, chỉ mong tìm ra đáp án hợp lý nhất, đôi khi thầy cô khó chịu và mắng em, thấy em buồn và quyết tâm tìm lời giải, thầy cô lại ân cần hướng dẫn, phân tích cặn kẽ hơn. Hôm nào em chưa giải được bài tập, em lại ngủ không được và cứ nghĩ hoài về cách giải", Khiết tâm sự.
Có mặt tại nhà Khiết vào sáng ngày 2/8, ông Phan Thất - giáo viên dạy môn Văn trường THPT số 2 Tư Nghĩa, là chú dượng của Khiết tiết lộ thêm thông tin về cậu học trò chuyên Toán nhưng đạt 9 điểm môn Văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, ông nói: "Ngoài việc học giỏi các môn tự nhiên, Khiết còn rất hăng say với môn Văn. Cháu Khiết thường hỏi tôi những bài văn hay và rồi hai dượng cháu cùng tranh luận, phân tích từng tình tiết cụ thể. Thấy cháu rất tập trung, đưa ra những câu hỏi hóc búa, tôi phải tham khảo đồng nghiệp và trả lời cháu. Nhiều hôm tôi chưa giải thích cho cháu trong ngày, cháu cứ gặng hỏi tôi về đáp án mặc dù trời đã về khuya. Tôi chưa gặp đứa nào ham học như nó".
Bí là hỏi cho bằng được, nếu không tìm được lời giải là trằn trọc thâu đêm..., đó là nỗi niềm của chàng "thư sinh" ốm yếu, gầy gộc và mang đôi kính cận cực nặng.
 
Niềm vui của cha mẹ khi Lê Minh Khiết (giữa) đỗ thủ khoa cả 2 trường đại học.
Mơ ước đi du học ngành Y
Trong gia đình thuần nông, ông Lê Kỳ luôn tự hào khi tất cả các con mình đều học đại học. Đó là niềm hạnh phúc nhất của bậc làm cha như ông Lê Kỳ.
Ngoài thành tích 3 lần đạt thủ khoa của Khiết, chúng tôi tò mò về tấm giấy chứng nhận học bổng Nguyễn Văn Đạo của Trường ĐH FPT, với học bổng toàn phần trị giá 9.900 đôla và kèm theo khóa học tiếng Anh dự bị. Ông Lê Kỳ bộc bạch: "Trước khi đưa cháu đi thi, gia đình nhận được lời đề nghị cấp học bổng do ĐH FPT tặng, đó chính là niềm tin bước vào ngưỡng cửa đại học rất chắc chắn. Để tạo tâm lý thoải mái cho cháu Khiết, gia đình đã đặt cọc 200 đôla cho Trường ĐH FPT giữ học bổng, nhờ đó cháu dự thi với tâm lý thoải mái, không bị áp lực".
Với kết quả đỗ thủ khoa 2 trường ĐH, gia đình và em Lê Minh Khiết đã thống nhất chọn Trường ĐH Y dược TPHCM. Chúng tôi hỏi thêm về 200 đôla, ông Kỳ cho biết: "Số tiền cược đó sẽ không hoàn lại". Qua đó càng thấy được sự quan tâm của gia đình dành cho cậu con trai út và quả thật Khiết đã không phụ lòng trông đợi của gia đình.
Bà nội Khiết năm nay 81 tuổi rất hãnh diện về đứa cháu chăm ngoan, học giỏi.
Được biết, trong gia đình, Khiết may mắn hơn anh chị khi được sự đùm bọc và hỗ trợ khá chu đáo từ gia đình. Bố mẹ em làm nông nghiệp với 3,5 sào ruộng, 5.000m2 diện tích trồng mì, 1 ha rừng trồng keo và quán tạp hóa đơn sơ.
"Dù có cực nhọc như thế nào đi chăng nữa, chúng tôi chỉ mong muốn cháu học thật tốt, đó là sự báo hiếu lớn nhất mà chúng tôi mong muốn", người cha tóc đã điểm bạc động viên em Khiết và các con.
Chia tay chúng tôi, Khiết tâm sự với điều ước: "Em sẽ cố gắng học tốt tiếng Anh, để hy vọng nuôi ước mơ đi du học ở nước ngoài về ngành y".
Chúc anh chàng "mọt sách” đạt nhiều thành tích trong tương lai.
Hồng Long - Hoài Nam-Dantri.com.vn
Read more…

Giáo sư trẻ nhất Việt Nam: Tôi còn phải cố gắng nhiều hơn nữa!

Saturday, December 24, 2011 |
Tân Giáo sư Nguyễn Quang Diệu (37 tuổi) là người trẻ nhất trong số 34 nhà giáo trở thành Giáo sư từ năm 2011. Điều đặc biệt nhất, năm 2007, anh cũng là Phó giáo sư trẻ nhất trong đợt phong hàm.
 >>  Trò chuyện với Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2011

Hiện nay Tân Giáo sư Nguyễn Quang Diệu là Phó chủ nhiệm bộ môn Lý thuyết hàm, khoa Toán - Tin, trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Do đang công tác ở viện nghiên cứu Max-Planck, CHLB Đức nên anh không kịp về dự lễ công nhận chức danh GS, PGS năm 2011 tổ chức vào ngày 12/11 tới tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Dân trí đã có cuộc trò chuyện với anh.

GS trẻ nhất Việt Nam năm 2011 Nguyễn Quang Diệu.
Được biết, anh là một trong hai phó giáo sư trẻ nhất năm 2007, năm nay, anh lại được phong là giáo sư trẻ nhất. Vậy khi trở thành GS trẻ nhất Việt Nam anh có bất ngờ không?
Tôi không khỏi bất ngờ và sung sướng khi biết được tin trên. Tôi chỉ biết tự nhủ mình phải thật cố gắng nhiều hơn nữa trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học để luôn xứng đáng với học hàm này.
Để thành công trên con đường làm toán nhiều người nổi tiếng đã chia sẻ đó là duyên phận. Với anh thế nào?
Tôi sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nghiên cứu khoa học (bố là GS. Toán của trường ĐH Sư phạm Hà Nội), ngay từ nhỏ tôi đã yêu thích ngành toán.
Tuy nhiên tôi chỉ thực sự bắt tay vào nghiên cứu toán học cao cấp vào những năm cuối khi tôi học ở khoa Toán - Cơ - Tin học trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (nay là ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội). Sau đó tôi có may mắn sang Pháp làm luận án Tiến sĩ dưới sự đồng hướng dẫn của GS. Đỗ Đức Thái (ĐHSPHN) và GS. Pascal Thomas (ĐHTH Toulouse 3). Tôi nói đó là một cơ may vì vào thời điểm đó (năm 1997) việc xin học bổng đi nước ngoài trong cả 3 năm là không dễ.
Anh có thể bật mí chút về con đường nghiên cứu khoa học của mình?
Tôi bắt đầu làm luận án TS toán học tại trường Đại học Toulouse 3 (cộng hòa Pháp). Vào tháng 6 năm 2000, tôi bảo vệ thành công luận án TS chuyên ngành giải tích phức về đề tài “Bao lồi đa thức địa phương của hợp thành các đồ thị hoàn toàn thực” tại Đại học Toulouse 3. Tháng 8/2001, tôi trở về Việt Nam và nhận công tác tại khoa Toán - Tin, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2003, tôi được mời làm thực tập sinh sau tiến sỹ tại trường ĐH Sundsvall, Thụy Điển. Tại đây, tôi đã chuyển sang nghiên cứu lý thuyết đa thế vị phức.
Vào tháng 11/2006, bằng các công trình trong hướng nghiên cứu này, tôi đã bảo vệ luận án Habilitation Diriger des Recherches tại Đại Học Toulouse 3. Sau đó, tôi đã được bổ nhiệm làm PGS. của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội vào cuối năm 2007. Từ tháng 9/2007 đến tháng 8/2009, tôi được mời đi làm cộng tác viên khoa học tại trường ĐH Quốc gia Seoul và ĐH Quốc gia Chonnam (Hàn Quốc). Tại các trung tâm này, tôi đã chuyển sang nghiên cứu lý thuyết toán tử và giải phương trình d ngang với đánh giá.

GS Nguyễn Quang Diệu cùng vợ và con.
Các sản phẩm nghiên cứu của anh hiện được đánh giá thế nào?
Bắt đầu từ công trình của Halmos và Brown vào năm 1965 về toán tử Toeplitz trên không gian Bergman các hàm chỉnh hình trên đĩa đơn vị, những vấn đề về toán tử Toeplitz và toán tử hợp thành giữa các không gian hàm chỉnh hình đã được nhiều nhà toán học trên thế giới, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc hay Mỹ nghiên cứu. Tuy nhiên lý thuyết toán tử giữa các không gian hàm còn rất mới mẻ đối với toán học trong nước. Trong thời gian làm thực tập sinh tại Hàn Quốc, tôi đã có cơ hội tiếp cận với hương nghiên cứu mới này và đã hoàn thoàn một số công trình chẳng hạn như về cấu trúc của toán tử Toeplitz trên miền tùy ý trong mặt phẳng hay là tính các giá trị riêng của toán tử hợp thành có trọng trên không gian Bloch suy rộng. Bên cạnh đó, tôi cũng tiếp tục phát triển các hướng nghiên cứu truyền thống của bộ môn như lý thuyết đa thế vị và giải tích phức nhiều biến. Tính sáng tạo trong những công trình của mình là ở chỗ tôi luôn cố gắng vận dụng những kiến thức cổ điển đã biết vào việc nghiên cứu, giải quyết những bài toán thời sự.
Các công trình khoa học này đã được dùng để hướng dẫn nhiều học viên thạc sĩ. Đồng thời một số bài toán mở trong những hướng nghiên cứu kể trên đã được tôi đề xuất cho 2 nghiên cứu sinh của mình.
Các công trình nghiên cứu của tôi hiện nay đang ở mức tiếp cận mặt bằng chung của toán học hiện đại. Trong thời gian tới, cùng với các cộng sự trong bộ môn, tôi sẽ cố gắng giải quyết triệt để một số bài toán mở của lý thuyết toán tử và phương trình Monge-Ampere.
Nhờ vào các công trình nghiên cứu khoa học của mình mà tôi đã được mời đọc báo cáo tại một số hội thảo và được mời đi cộng tác tại một số trường đại học hay viện nghiên cứu chẳng hạn ĐH Phúc Đán (Trung Quốc) 11/2009, ĐH Niigata (Nhật Bản) (6/2009 và 1/2011), ĐH Toulouse (CH Pháp) (5/2011), Viện Max Planck (CHLB Đức) (11/2011)”.
Là nhà khoa học trẻ, anh suy nghĩ thế nào về nền giáo dục Việt Nam hiện nay? Đặc biệt với ngành Toán học?
Chúng ta đều biết hiện nay giáo dục Việt Nam đang gặp phải nhiều bài toán nan giải. Riêng với Toán học tôi thấy gần đây chính phủ đã có những đầu tư đáng kể chẳng hạn như thành lập Viện Toán học cao cấp, tài trợ cho quĩ nghiên cứu cơ bản quốc gia (NAFOSTED)… Những động thái này đã và đang khích lệ những bạn trẻ như tôi nghiên cứu khoa học
Anh có lời khuyên gì với giới trẻ hiện nay?
Biết cảm nhận được “sở trường” của bản thân là gì và đầu tư hết mình vào đó. Chắc chắn có ngày sẽ thành công.
Xin trân trọng cảm ơn anh!

Tân Giáo sư Nguyễn Quang Diệu sinh ngày 17/7/1974, hiện công tác tại Khoa Toán-Tin, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Anh đã xuất bản 35 bài báo khoa học. Trong số đó có 4 bài báo đăng ở các tạp chí quốc gia và 30 bài đăng ở các tạp chí quốc tế nằm trong danh mục SCI và SCIE.
Những bài toán mà anh nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của giải tích phức nhiều biến và lý thuyết đa thế vị như: Bao lồi đa thức, toán tử Monge-Ampere, phương trình d ngang với đánh giá, toán tử giữa các không gian hàm. Đây là những hướng nghiên đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà toán học quốc tế.
Dưới đây là 5 công trình tiêu biểu được anh viết trong những năm gần đây:
Jensen measures and unbounded B-regular domains , Annales Inst. Fourier 2008; Toeplitz operators on bounded domain in C, Proceedings of American Math. Soc. 2011; d-bar equations with Donnely-Feferfemann estimates, Osaka Journal of Math., 2009; Local polynomial convexity of graphs, Michigan Math. Journal, 2009; Peron-Bremermann envelopes on bounded domains, International Journal of Math., 2007.
Đây là các công trình được xuất bản tại các tạp chí có uy tín ở Pháp, Mỹ và Nhật Bản.

Hồng Hạnh (thực hiện)-dantri.com.vn
Read more…

Đó là con gì?

Sunday, December 18, 2011 |
Trên băng ghế người thanh niên đọc báo
Cạnh cha già dưới bóng mát cây xanh
Chú sẻ con bay đến hót trên cành
Cha liền hỏi đó là con gì thế ?

Read more…

Nhận xét mới nhất


ho