Đây là 3 bài tập được đưa ra bởi bạn
buibayvaomat169@gmail.com:
Bài 1: (đây là cách giải của 1 thầy ở trung tâm luyện thi)
Một quần thể người có tần số người bị bệnh bạch tạng là 1/10000. Giả sử quần thể này cân bằng di truyền. Xác suất để 2 người bình thường trong quần thể này lấy nhau sinh ra người con đầu lòng bị bệnh bạch tạng là bao nhiêu?
Đáp án:
a= 0,01 A= 0,99
0,9801AA : 0,0198Aa : 1.10-4 aa
Aa x Aa ----> 1/4 AA : 2/4 Aa :1/4 aa
=> xác suất : 0,0198 x 0,0198 x 1/4 = 0,000098
TOBU: Theo mình bài giải như sau:
Quy ước: A-bình thường; a-bạch tạng.
Theo đầu bài ta có faa = 1/10000, mà quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền nên fa = 0,01, fA = 0,99
Do quần thể cân bằng nên có cấu trúc: 0,9801AA : 0,0198Aa : 1.10-4 aa
Bố mẹ bình thường mà để có khả năng sinh ra con bị bạch tạng thì bố mẹ phải có KG dị hợp.
XS để 1 người bình thường có KG dị hợp là: 0,0198/(0,9801+0,0198) = 0,0198/0,9999
Mà Aa x Aa ----> 1/4 AA : 2/4 Aa :1/4 aa => XS cặp vợ chồng có KG dị hợp sinh ra con bị bạch tạng là: ¼
Vậy XS để 2 người bình thường trong quần thể lấy nhau sinh ra người con đầu lòng bị bạch tạng là: (0,0198/0,9999)^2.1/4 = ….
Kết luận: Vậy bài thầy bạn giải đã “bỏ quên” dữ kiện bố mẹ bình thường có KG dị hợp, tức bỏ qua XS 0,0198/0,9999. Đây là một sự nhầm lẫn rất phổ biến của các thầy cô trước đây. Trong trường hợp này nó quá nhỏ nên kết quả nó gần giống nhau. Em nên trao đổi lại với thầy ấy.
Bài 2: (có ở trên diễn đàn Violet, thầy Doanh giải)
Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên NST thường. Trong QT người cứ 100 người bình thường, trung bình có 1 người mang gen dị hợp về tính trạng trên. Một cặp vợ chồng không bị bệnh, xác suất sinh con trai bình thường là bao nhiêu?
aa= 1/100 => a= 0,1 , A= 0,9
xác suất bố mẹ đều dị hợp : Aa x Aa = (1/100)2
----> con bệnh = 1/4 x 1/2 x (1/100)2 => con bình thường = 1- 1/4 x 1/2 x (1/100)2
Xác suất con trai bình thường là = 1/2 x ( 1- 1/4 x 1/2 x (1/100)2 ) = 0,4999875
TOBU: Đây là cách làm rất hay của thầy Doanh. Tức là không gian biến cố của trường hợp bố mẹ bình thường sinh ra một con có 2 biến cố:
- Biến cố sinh ra con bình thường.
- Biến cố sinh ra con bị bệnh.
Và chúng ta biết tổng không gian biến cố là 1.
Mà 2 vợ chồng không bị bênh kết hôn với nhau nên ta có :
(99/100AA : 1/100Aa) x (99/100AA : 1/100aa) => Có 4 khả năng.
Tuy nhiên chỉ có khả năng Aa x Aa có khả năng sinh ra con bị bệnh nên « tội gì » chúng ta đi tính XS con bình thường cho mệt. Ta chỉ cần đi tính xác suất của người người bệnh là bao nhiêu sau đó lấy 1 trừ đi là ra XS sinh ra con bình thường. Sau đó nhân với ½ sẽ ra XS sinh ra con trai bình thường.
Bài 3: (Đề ĐH 2009) Ở người gen lặn gậy bệnh bạch tạng nằm trên NST thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường. Giả sử trong QT người, cứ trong 100 người da bình thường thì có 1 người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng bình thường thì xác suất sinh con bạch tạng của họ là bao nhiêu?
Em đã giải bài tập này và áp dụng 2 cách trên nhưng ko cách nào cho đáp án đúng, ở cách của thầy Doanh, em đã thử loại đi phương án xác suất sinh con trai và con gái nhưng cũng ko ra đáp án, em mong thầy chỉ giúp e với bài toán này.
TOBU: Em nên chú ý và đọc kĩ bài một chút là thấy ngay 3 bài em đưa ra hoàn toàn khác nhau và chúng chỉ giống nhau duy nhất là nói về bệnh bạch tạng nên em không thể áp dụng 2 cách của 2 bài trên được. Số liệu 100 ở bài 2 khác hẳn số liệu 100 của bài 3 đó em ạ. Trong đó bài của thầy Doanh là khó nhất.
Ta có tỉ lệ người bình thường như sau: 99/100AA : 1/100Aa
Bố mẹ bình thường để có khả năng sinh ra con bị bạch tạng bố mẹ phải có KG dị hợp. XS để một người bình thường có KG dị hợp là 1/10
Mà Aa x Aa ----> 1/4 AA : 2/4 Aa :1/4 aa => XS cặp vợ chồng có KG dị hợp sinh ra con bị bạch tạng là: ¼
Vậy XS để 2 người bình thường trong quần thể lấy nhau sinh ra con bị bạch tạng là: (1/100)^2.1/4 = ….
TOBU CHÚC EM THÀNH CÔNG!
em cám ơn thầy
ReplyDeletetobu giúp em giải bt này nha:
ReplyDeleteQuần thể ban đầu có tần số alen A là p0 = 0,96. Nếu chỉ do áp lực đột biến theo một chiều làm giảm alen A qua 346570 thế hệ thì tần số alen A chỉ còn 0,03. Quá trình giảm tần số đó chỉ do áp lực của quá trình đột biến theo một hướng. Xác định tốc độ đột biến của alen A.
Em sử dụng cái này nhé: pn = po(1-u)^n
ReplyDeleteVới:
- Pn là tần số allele A ở thế hệ thứ n.
- Po là tần số allele A của quần thể ban đầu.
- u là tần số ĐB allele A thành a.
em cám ơn thầy
ReplyDeletethầy ơi cho em hỏi câu 3 nếu 1/100 bị bạch tạng ->tần số alen a là 0,1->A là 0,9 vậy ->Aa=0,1.0,9.2=0,18.Em sai chỗ nào xin thầy giúp
ReplyDeleteEm lưu ý 100 người này đều là những người bình thường. Em cần thấy đây 2 cách dẫn dắt vấn đề khác nhau như sau:
ReplyDelete- "Giả sử trong QT người, cứ trong 100 người da bình thường thì có 1 người mang gen bạch tạng."
- "Giả sử trong QT người, cứ trong 100 người thì có 1 người mang gen bạch tạng."
Như trường hợp của em là làm với trường hợp 2.
Thưa thầy bài 2 sao lại có nhân 1/2 trong phép tính tỉ lệ con bị bệnh ? thế mà kết quả phép tính vẫn cho ra 0.4999875.
ReplyDeleteThưa thầy theo em nghĩ thì ko cần nhân 1/2 ở phép tính cuối cùng thầy ạ
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDelete