C

Tiếng Việt, yếu tố cản trở sự phát triển của Việt Nam trong thởi hội nhập

Monday, July 28, 2008 |
Làm việc theo nhóm ?

Xét mặt tích cực, Tiếng Việt đó là ngôn ngữ phổ biến, đặc trưng của nền văn hoá Việt Nam. Ngoài ra xét rộng hơn nó mang dấu ấn quá đậm nét của nền văn hoá Á Đông, nền văn hoá rất coi trọng vị trí, tôn ti trật tự trong gia đình xã hội. Tuy nhiên, ngược lại những nét đặc trưng đó ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ giữa các thành viên trong xã hội. Tại sao lại nói vậy ?

Với xu thế hội nhập mang lại, Tiếng Việt đã thay đổi đáng kể. Từ “tôi” đã được sử dụng phổ biến hơn, nhưng vẫn chủ yếu trong các cơ quan, công sở. Nhưng khi ra khỏi cơ quan, công sở thì đâu lại vào đấy.

1.Tiếng Việt làm giảm tính đoàn kết giữa các thành viên trong công việc cũng như trong đời sống xã hội

Trong sự phát triển chung của xã hội chúng ta không thể phủ nhận vai trò của việc làm việc theo nhóm, hợp tác để thành công. Điều đó cũng đang được triển khai trong chương trình giáo dục của ta, nhưng rất tiếc nó vẫn trong thời kì … quá độ nên nội dung còn nghèo nàn, hình thức, bế tắc.
Trong quá trình làm theo nhóm, các thành viên có thể có thể ở nhiều độ tuổi khác nhau vì vậy theo tiếng Việt mà mỗi cá nhân nên chọn cách xưng hô thích hợp để làm việc với nhau. Nhưng khổ nỗi, mỗi người một cá tính, mỗi người một hoàn cảnh nên cuối cùng cách xưng hô trật khớp, người thì gọi như thế này, người kia lại muốn gọi theo một kiểu khác.
Ví dụ: 2 người, một người hơn người kia một tuổi. Người nhiều tuổi hơn muốn người ít tuổi gọi bằng anh trong khi người kia không chịu mà còn xưng mày, tao ngột sớt chứ không phải là “anh” hoặc ít nhất là “bạn bè”. Kết quả trong quá trình làm việc, do phải giao tiếp nên cái từ mày, tao vang lên nhiều lần làm cho người lớn tuổi hơn rất bực mình, ức chế không thể làm việc tập trung được khi thấy nó lại … “hỗn xược” với mình. Thậm chí những hiểu biết, tài liệu, kinh nghiệm có nhưng không chi sẻ khi làm việc với nhau. Kết quả làm việc theo nhóm lại làm cho công việc trỉ trệ, kém hiệu quả.

Tương tự giữa danh giới anh và chú, hơn nhau bao nhiêu tuổi thì gọi bằng anh, hơn bao nhiêu tuổi thì gọi bằng chú. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào tuổi của bố mẹ người ít tuổi hơn.
Ví dụ: Mẹ già sinh ra mình muộn. Trong quá trình gặp một người có con bằng tuổi mình nhưng chỉ bằng tuổi anh chị của mình thì gọi thế nào cho vừa lòng người kia và cho vừa lòng mình ?

Rồi vô vàn những tình hưống trớ trêu khác.

2.Kết quả Tiếng Việt đem lại gì ?

-Não tốn bộ nhớ không cần thiết: Với cách chia quá cụ thể từng ngôi làm cho việc nhớ và thực hiện khó khăn.
+Ngôi thứ nhất: Tôi, tao, cháu, ông, cụ, bà….
+Ngôi thứ 2: Cậu (cậu bạn, cậu em mẹ), ông, bà, cụ….
+Ngôi thứ 3: Họ, nó, anh ấy, ông, bà, cụ…

Không chỉ nhiều mà nó rất phức tạp thể hiện ở sự trùng lặp giữa các ngôi, cần phải có sự sử dụng linh hoạt. Nhiều khi sử dụng không đúng, không linh hoạt nó gây sự hiểu nhầm, mâu thuẫn rất lớn.
VD: Xưng với ông bà lại xưng tôi thì phiền to.

Trong khi tiếng nước ngoài, đặc biệt Tiếng Anh sử dụng phổ biến, chủ yếu 3 từ tương đương với 3 ngôi: I, you, they.

Ngoài ra, sự phức tạp của Tiếng Việt còn được làm tăng lên trong các môn khoa học bởi những người đầu to nhưng chưa có ai cầm đầu. Cùng một khái niệm mỗi ngài dịch với cái tôi vô cùng “vĩ đại” của mình lại dịch một kiểu làm cho nội dung của nó đã phức tạp lại càng phức tạp hơn.

Trong xu thế phát triển ngày nay chúng ta vẫn còn giữ những từ lai không giống ai giữa nước ngoài và ta. Tiếng Việt không phải, còn tiếng Anh thì càng không phải. Họ quên đi mất họ đang ở thời đại nào mà vẫn còn duy trì nếp suy nghĩ cổ điển như vậy. Vâng, hầu hết học sinh được học Tiếng Anh. Kết quả chỉ một từ thôi mà mỗi ông dịch ra một kiểu, nếu không vững kiến thức sẽ nhầm tưởng là 2 khái niệm hay 2 tác giả.

3.Chúng ta cần phải làm gì ?

Ngay bản thân chúng ta cần nhận thức rõ vấn đề này, chúng ta nên cởi mở, dễ dàng hơn trong việc nhìn nhận vấn đề này. Nhưng chúng ta nên sử dụng những ngôn ngữ phù hợp. Không thể nói chuyện với một người lớn tuổi mà xưng tao với họ mà nên sử dụng những đại từ nhân xưng khá phù hợp cho nhiều trường hợp là “tôi” với “ông” hoặc “bà”. Hoặc nếu hơn kém nhau khoảng 10 tuổi chúng ta có thể sử dụng “tôi” với “bạn” hoặc tên riêng của người đó. Bạn có thể làm quen bằng cách xưng hô với những người bạn ở trên mạng thì dễ hơn trước khi có thói quen áp dụng trực tiếp vào cuộc sống.

Các nhà khoa học phải họp nhau lại rồi đi đến thông nhất về một khái niệm khoa học, chứ đừng quá đề cao cái tôi, cái chủ quan của mình để làm cho quá trình phát triển trở thành sự phát triển kiểu tự phát, khoa học không phát triển mà Tiếng Việt lại … phát triển. Từ đó làm chậm sư phát triển của xã hội.

Theo tôi, tốt nhất là nên giữ nguyên gốc tiếng của nước đó của nó với những từ có thể, chứ đừng phiên âm sang Tiếng Việt rồi có thêm mấy cái dấu gạch ngang ở giữa trông nó không giống ai cả. Vì chúng ta có phải là người phát minh, phát hiện ra đâu mà dám tự đặt ra một cái tên theo ý mình. Thật quá vô duyên !

4.Lời kết

Trên đây tôi muốn trình bày cách nhìn nhận của mình, quan điểm của mình. Nếu chúng ta không thay đổi nhanh cách nhìn nhận thì rất khó hy vọng hội nhập.
Để thực hiện được điều này là khá khó, đòi hỏi trước tiên chúng ta có một nhận thức đúng, một tầm nhìn xa. Sau đó là tâm huyết, trách nhiệm với sự phát triển, tồn vong của đất nước dân tộc.
Vâng chúng ta hãy sử dụng từ “tôi” với “ông”, “bà” nhiều hơn ngay bằng cách nói chuyện, comment trên mạng. Dần dần cách nhìn nhận của bạn sẽ được cởi mở !

Sự phát triển của đất nước đang trông chờ vào bạn, vào tôi vào chúng ta !

Chúc bạn thành công trong cuộc sống, công việc !
TOBU
Read more…

Nhận xét mới nhất


ho