C

Hạnh phúc mong manh

Wednesday, June 30, 2010 |
Tôi đã giữ kín câu chuyện này 3 năm qua vì không đủ dũng cảm thú nhận với chính mình. Hôm nay, tôi viết ra tất cả với hy vọng, dù ở nơi đâu, người vợ yêu thương của tôi cũng được thanh thản.
Vợ tôi không biết rửa chén bát, không biết lau nhà, bù lại, cô ấy nấu ăn rất ngon, có khiếu thẩm mỹ và là một người tình tuyệt vời.
 

Hình minh họa: Người Lao Động.

Tháng ngày êm ái

Mỗi sáng thức dậy, ngay khi nghe thấy tiếng nước vòi sen, tôi bật dậy, chạy vào bôi thuốc đánh răng lên bàn chải rồi đưa cho nàng. Tôi làm cái việc cỏn con ấy mỗi ngày và cảm thấy rất hạnh phúc.

Rồi nàng lùi xe ra cửa, tôi cũng phải vội chạy xuống mở cổng, nếu không thì 10 lần tôi xuống chậm là cả 10 lần nàng mở cổng bằng đuôi xe. Hôn tạm biệt, đó là thủ tục bắt buộc. Chưa hôn thì chưa đi. Ban đầu, tôi cũng ngượng với mấy bà bán rau ở cổng nhưng sau cũng thành quen, lại thấy hãnh diện với lão hàng xóm đang cởi trần đá bóng.

Tôi tới công ty, mở máy tính ra là đã thấy mặt nàng. Nhưng đừng hòng nàng mở lời trước. Tôi phải nhảy vào chào vợ. Có khi hàng giờ hoặc đến chiều nàng mới đoái hoài đến một lần, với một cái nháy mắt. Những hôm nào tôi muốn rủ nàng đi ăn trưa, phải điện thoại, chứ có vào buzz mấy lần nàng cũng vẫn tỉnh bơ. Mỗi lần thắc mắc, nàng lại nói: “Người ta đi làm, tập trung vào chuyên môn chứ ai lại chát chít”. Mãi rồi cũng quen nên mỗi lần thấy nàng trả lời nhanh hơn mong đợi cũng làm tôi thấy sung sướng.

Những hôm hai đứa đi ăn trưa, nàng lúc nào cũng kêu buồn ngủ: “Chồng à, chả nhẽ lại thuê khách sạn ngủ trưa chồng nhỉ”. Thế là tôi lại phải đưa nàng về văn phòng cho nàng chợp mắt.

Buổi chiều, tôi luôn về nhà trước. Nàng về, bấm chuông cửa inh ỏi, bấm đến khi tôi mở cổng mới thôi. Nàng lao đánh vèo cái xe vào nhà. Đến giờ, tôi cũng không hiểu sao nàng lao xe kiểu đó mà chưa bao giờ đâm thủng bức tường ngăn phòng khách và bếp.

Cất túi cho nàng, tôi đi tắm. Bước ra khỏi phòng, thấy mùi thức ăn là biết hôm nay phải rửa nhiều hay ít chén bát. Tôi thường chén bằng sạch các món nàng nấu, những món miền Bắc mà tôi không thể tìm thấy ở bất cứ nhà hàng nào.

Khi tôi rửa chén bát thì nàng đi tắm. Lên phòng ngủ, đã thấy nàng thơm tho. Vợ chồng cùng xem tivi, hôm thì đánh bài, chơi cá ngựa, rồi đi ngủ.

Chúng tôi đã sống với nhau 4 năm êm đềm như thế, không có gì đặc biệt quá xảy ra, trừ những chuyến du lịch, công tác, họ hàng ghé thăm làm xáo trộn tí chút.

Người thứ ba

Biểu hiện đầu tiên tôi nhận thấy ở nàng là sự mệt mỏi khi ái ân. Nàng lảng tránh, có khi từ chối bằng cách lăn ra ngủ trước khi tôi rửa chén bát xong. Nàng hay điện thoại cho mẹ và chị, nói chuyện gì đó mà khi thấy tôi thì cười rất gượng. Đáng kể nhất là bỗng dưng nàng nấu ăn cứ mặn chát, tôi ăn không nổi. Ba ngày mà đánh vỡ 8 cái chén, làm cháy cả nồi cơm điện.

Biểu hiện khác là nàng bỗng chủ động chát chít với tôi. Hỏi những câu mà trước đây chỉ có tôi thường hỏi: Đang làm gì đó? Có cô nào xinh đẹp xung quanh không? Có nhớ vợ không?...

Tôi đem chuyện của mình nói với cậu bạn thân, nó phân tích: “Có khi vợ ông có bồ đấy. Trốn tránh quan hệ với chồng nhé, thì thụt điện thoại (nói là gọi cho mẹ và chị nhưng chắc gì), ông phải kiểm tra đi. Bỗng dưng mất tập trung, đểnh đoảng, quên khẩu vị của chồng. Ông có biết phụ nữ ngoại tình thường quan tâm đến chồng hơn không? Đừng tưởng thấy mấy cái chát ấy là yêu ông hơn, đó là “bụng ta suy ra bụng người”, muốn xem chồng có giống mình không đấy”.

Nghe cậu bạn phân tích xong, lòng tôi như lửa đốt. Không báo trước, tôi lao đến công ty vợ. 11 giờ, nàng không có ở đó. Cô thư ký nói: “Chị ấy đi cách đây 30 phút, em tưởng đi cùng anh”. Tôi gọi điện thoại đến chục cuộc, nàng đều không nghe máy. Tôi như hóa điên nhưng không thể ngồi ăn vạ ở công ty được, đành ra tiệm cà phê trước cổng công ty ngồi chờ. Gần 14 giờ, nàng đi taxi về, vẻ mệt mỏi nhưng lại rất hớn hở. Tôi tiến về phía nàng, mặt rất nghiêm trọng, hỏi: “Em đi đâu nãy giờ, anh gọi mà không nghe máy?”. Nàng lộ rõ vẻ bối rối của người bị bắt quả tang: “Em có hẹn, mải nói chuyện nên không để ý điện thoại. Em cũng không nghĩ anh lại mất thời gian như thế...”.

Không đợi nàng nói thêm, tôi giật túi xách, lấy điện thoại, tìm phần “Cuộc gọi đi”, bấm số gần nhất, gọi lúc 10:20. Một giọng đàn ông lớn tuổi “alô”.  Tôi dập máy ngay. Nhưng số đó gọi lại. Tôi nghe máy, trả lời: “Alô, mày là thằng nào, mày có biết cô ấy có chồng rồi không?”. Nàng lao đến, giằng lấy cái điện thoại, nói với vẻ vô cùng sợ hãi: “Thôi chết, em xin lỗi anh. Chồng em hiểu nhầm thôi ạ. Em sẽ gọi lại anh sau. Xin lỗi anh”.

Tôi túm lấy vai nàng, hét vào mặt: “Cô đi hẹn với thằng già này à? Cô thật đê tiện. Thảo nào những ngày qua thay tính đổi nết. Cô đừng tưởng tôi mù, không nhìn được ra...”.

Nàng nhìn tôi sững sờ, nước mắt chảy dài xuống má nhưng vẻ mặt vẫn cứng rắn lắm. Giật túi xách lại, nàng nói: “Anh về ngay đi, đây là trước cổng công ty em. Em muộn cuộc họp với khách hàng quan trọng rồi. Về đi, tối em sẽ cho anh biết tất cả”. Rồi nàng bước đi.

Tôi về nhà, không còn tâm trí nào để vào công ty nữa, tắt máy điện thoại và chuẩn bị tinh thần đón nhận mọi sự thật, dù có đau đớn nhất. Tôi nghĩ đến việc dứt khoát không tha thứ cho nàng, nói với bố mẹ hai bên ra sao, chia tài sản thế nào cho không bị thiệt...

21 giờ, nàng vẫn chưa về. Tôi đã nghĩ có thể hôm nay nàng không dám về nhà vì muốn tránh mặt tôi. Nhưng rồi, chuông cửa liên hồi, liên hồi, liên hồi. Khác với mọi lần, tôi đi rất từ từ xuống, mặc cho nàng bấm.

Nhưng khi mở cửa, không phải nàng mà là hai anh cảnh sát giao thông.

Tôi lên xe cùng họ đi đến hiện trường, nơi chiếc xe của vợ tôi bị một chiếc container chẹt ngang. Không còn cơ hội để đưa nàng đi bệnh viện. Vợ tôi vượt đèn đỏ.

Trong chiếc túi xách được giao lại, không chỉ có chiếc điện thoại mà có cả kết quả siêu âm. Nàng có em bé, được 4 tuần, kết quả mới xét nghiệm hôm nay. Sổ khám có số điện thoại của bác sĩ. Tôi gọi số ấy, tiếng “alô” làm tôi hết hồn - đó là người đàn ông có hẹn với vợ tôi lúc trưa.

Hôm nay là ngày giỗ thứ ba của nàng.

Theo Người Lao Động
Read more…

Một bài tập xác suất trên violet

Tuesday, June 29, 2010 |
Hỏi: Một phụ nữ lớn tuổi nên đã xảy ra sự không phân tách ở cặp NST giới tính trong giảm phân 1 ,đời con của họ có thể có bao nhiêu % sống sót bị đột biến ở thể 3 nhiễm 2n+1
A.25%              B.33,3%                  C.66,6%                    D.75%

Giải: 
Rối loạn ở lần phân bào I nên người phụ nữ sẽ cho 2 loại giao tử XX và O
Còn người chồng giảm phân bình thường nên chỉ 2 loại giao tử X và Y
You viết SĐL và sẽ dễ dàng xác định được đời con có tỉ lệ các loại KG: 1XXX:1XXY:1OX:1OY
OY: Trong thực tế người ta không thấy người có KG như vậy nên mọi người và ngay cả chúng ta có thể “bịa” rất nhiều giả thuyết, như: hợp tử không phát triển, bị chết ngay giai đoạn hợp tử, bị xẩy thai,…
-> Chỉ còn 3 KG XXX (siêu nữ), XXY(Klinefelter), OX(Turner) là sống sót. Trong đó XXX, XXY là thể 3, còn OX là thể 1.
Vậy tỉ lệ sống sót ở thể 3 nhiễm là: 2/(2+1) = 66,67%
Read more…

Thủ thuật gõ công thức toán học/hóa học phức tạp trong Word

Tuesday, June 29, 2010 |
Với bài viết dưới đây, bạn có thể gõ các công thức toán học, vật lý, hóa học… phức tạp ngay trong Microsoft Word một cách đơn giản và nhanh chóng. Sử dụng tính năng sẵn có của Word:
Đối với Word 2007:
Nếu đang sử dụng Word phiên bản 2007, bạn có thể sử dụng tính năng đã được tích hợp sẵn để gõ các công thức toán học vào văn bản của mình.
Bạn thực hiện theo các bước sau:
- Di chuyển con trò của Word đến vị trí bạn muốn chèn công thức.
- Chọn tab Insert từ menu của Word 2007, nhấn vào nút Equation (hoặc nhấn tổ hợp phím Alt và =), lập tức tab Desugb sẽ được xuất hiện trên menu của Word, có chứa đầy đủ các biểu tượng, ký tự toán học và các công thức toán học phức tạp.

- Khi kích chọn 1 dạng công thức toán học, Word 2007 sẽ liệt kê danh sách các kiểu công thức có thể sử dụng của dạng công thức toán học đó.

- Sau khi đã chọn được 1 dạng công thức, công thức đó sẽ được chèn vào vị trí con trỏ chuột hiện tại, đồng thời sẽ chừa các ô trống để người dùng có thể điền vào các giá trị tương ứng.

Các ô trống được chừa để điền vào các giá trị của công thức
Đối với Word 2003:
Tính năng gõ các công thức toán học không được tích hợp sẵn trong Word 2003 mà cần phải được cài đặt thêm. Để sử dụng tính năng này, bạn cần phải có đĩa CD cài đặt Office 2003 (hoặc bộ cài đặt chứa trên ổ cứng của mình).
Thực hiện theo các bước sau để cài đặt thêm tính năng mới cho Office 2003:
- Bỏ đĩa CD cài đặt Office 2003 vào ổ đĩa máy tính (trong trường hợp bộ cài đã chứa sẵn trên ổ cứng, có thể bỏ qua bước này).
- Nhấn nút Start, chọn Ctrol Panel -> Add/remove Programs.
- Tại danh sách các phần mềm đang được cài đặt trên hệ thống, tìm đến Microsoft Office, nhấn nút Change.
- Tại hộp thoại hiện ra sau đó, đánh dấu chọn Add or Remove Features rồi nhấn Next để tiếp tục.
- Tại hộp thoại Custom Setup hiện ra, đánh dấu chọn Choose advanced customization of applications rồi nhấn Next.
- Danh sách các tính năng đã được cài đặt sẽ được hiển thị. Kích vào biểu tượng dấu + tại mục Office Tools, một danh sách khác hiện ra. Bạn kích chuột vào mục Equation Edition và chọn Run from My Computer.

- Nhấn nút Update.
- Bây giờ, quá trình sẽ sử dụng đĩa cài đặt Office để cài đặt thêm tính năng mới cho Word 2003. Trong trường hợp bộ cài nằm trên ổ cứng, bạn nhấn nút Browser, tìm đến thư mục chứa bộ cài và nhấn OK để tiếp tục quá trình.

- Sau khi hoàn tất quá trình cập nhật tính năng mới, kích hoạt Word 2003. Tại giao diện chính, bạn chọn View -> Toolbar -> Customize.

- Tại hộp thoại Customize hiện ra, chọn tab Command. Kích chọn mục Insert ở bảng bên trái, danh sách các tính năng sẽ được liệt kê ở bảng bên phải. Tìm đến tính năng Equation Editor.

- Sử dụng chuột kéo và thả biểu tượng này lên thanh Toolbar của Word 2003. Bây giờ, mỗi khi bạn cần chèn các công thức toán học vào nội dung của file Word, chỉ việc nhấn vào biểu tượng này và lựa chọn các công thức cần thiết.

Tính năng này cũng có thể được kích hoạt ngay khi cài đặt Office 2003, bạn chỉ việc thực hiện các bước như đã hướng dẫn ở trên trong quá trình cài đặt.
Sử dụng các phần mềm hỗ trợ:
Trong trường hợp bạn không còn giữ lại bộ cài đặt Office 2003, hoặc những công thức toán học sẵn có của Office 2007 không đủ làm bạn hài lòng, hãy thử sử dụng các add-in hỗ trợ dưới đây.
- MathType:
Được đánh giá là phần mềm hàng đầu để gõ các công thức toán học trong Word, cung cấp khá đầy đủ và đang dạng các công thức, biểu tượng toán học…
Download bản dùng thử (30 ngày) của MathType tại đây.
Sau khi download và cài đặt, nếu đang sử dụng Office 2007, mỗi khi bạn khởi tạo hoặc mở 1 file văn bản, một điệp sẽ xuất hiện như hình minh họa bên dưới.

- Nhấn vào nút Options, chọn Enable this Content ở hộp thoại hiện ra và nhấn OK để xác nhận.

Bây giờ, trên giao diện Office 2007 sẽ xuất hiện thêm 1 tab MathType (với Office 2003 sẽ xuất hiện một thanh công cụ mới). Để bắt đầu gõ các công thức toán học phức tạp, bạn tìm đến tab MathType, nhấn nút Inline.

Cửa sổ soạn thảo văn bản mới hiện ra, cho phép bạn gõ các và khởi tạo các công thức toán học phức tạp. Sau khi đã hoàn tất các công thức, bạn có thể lưu nội dung thành 1 file văn bản riêng biệt, hoặc copy nội dung vào trong file văn bản hiện tại.

Để gỡ bỏ MathType, bạn gỡ bỏ như một phần mềm bình thường.
- EquPixy: là add-in dành cho Word, cho phép chèn các công thức và biểu tượng toán học đơn giản vào nội dung của file văn bản. Thế mạnh của EquPixy đó là hỗ trợ khá tốt việc gõ các công thức và phương trình hóa học.
Download EquPixy hoàn toàn miễn phí tại đây.
Sau khi cài đặt, tab Add-in mới sẽ được xuất hiện trên menu của Office 2007 (hoặc một thanh công cụ mới đối với Office 2003). Điều đầu tiên cần làm là bổ sung đầy đủ các biểu tượng mà EquPixy cung cấp, để làm điều này, bạn nhấn vào biểu tượng tùy chọn của EquPixy (nằm ở ngoài cùng bên phải).

Tại hộp thoại EquPixy Options hiện ra, bạn nhấn chọn hết tất cả các biểu tượng mà add-in này cung cấp và nhấn Save. Quay trở lại tab Add-in trên menu của Office, sẽ thấy thêm nhiều biểu tượng mới được hiển thị.
Chẳng hạn, để gõ công thức hóa học H2SO4, các chỉ số 2 và 4 thường được ghi nhỏ hơn so với các ký tự khác. Với EquPixy, bạn có thể gõ tất cả các công thức hóa học cần thiết theo cách thông thường, sau đó bôi đen để chọn các công thức vừa gõ được, sau đó chọn chức năng Chemical Formula của EquPixy, lập tức, các công thức hóa học sẽ được hiển thị theo đúng kiểu thường thấy.

Đặc biệt, một tính năng rất hữu ích của EquPixy đó là kiểm tra tính chính xác của các phương trình hóa học. Bạn có thể thử kiểm tra xem một phương trình phản ứng hóa học đã được cân bằng chính xác hay chưa bằng cách bôi đen chọn phương trình cần kiểm tra và nhấn vào nút Chemical Equation Check.

Nếu phương trình hóa học là chính xác, hộp thoại OK sẽ hiện ra. Ngược lại, EquPixy sẽ thông báo lỗi, thậm chí còn hướng dẫn bạn cách thức để sửa lỗi gặp phải trong phương trình hóa học.

Để gỡ bỏ EquPixy, bạn mở cửa sổ EquPixy Options, nhấn vào biểu tượng chiếc thùng rác ờ góc dưới bên trái của cửa sổ rồi nhấn nút Yes ở hộp thoại hiện ra sau đó.
Thủ thuật nhỏ để gõ nhanh công thức hóa học và toán học:
Nếu đang gõ văn bản và muốn gõ nhanh các công thức đơn giản mà không muốn nhờ đến các công cụ khác, bạn có thể nhấn tổ hợp phím Ctrl và = để gõ chỉ số của công thức hóa học (chẳng hạn H2SO4) và tổ hợp phím Ctrl – Shift và + để gõ ký tự mũ (chẳng hạn 2 mũ 3, 2 bình phương…)

Phạm Thế Quang Huy-dantri.com
Read more…

Trả lời 4 bài toán Di truyền học quần thể và xác suất trên violet

Monday, June 28, 2010 |


Câu 1: Giả sử một quần thể động vật ngẫu phối có tỉ lệ các kiểu gen:
Ở giới cái: 0,36 AA : 0,48Aa : 0,16aa
Ở giới đực: 0,64 AA : 0,32Aa : 0,04aa
Sau khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, do điều kiện sống thay đổi, những cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Hãy xác định tần số các alen của quần thể sau 5 thế hệ ngẫu phối.
A. qa = 0,12 ; pA = 0,88. B. qa = 0,3 ; pA = 0,7.
C. qa = 0,23 ; pA = 0,77. D. qa = 0,19 ; pA = 0,81.

Giải:
Giới đực cho 2 loại giao tử: fA = 0,36 + 0,48/2 = 0,6 ; fa = 0,16 + 0,48/2 = 0,4
Giới cái cho 2 loại giao tử: fA = 0,64 + 0,32/2 = 0,8 ; fa = 0,04 + 0,32/2 = 0,2
Vậy quần thể ở thế hệ sau có cấu trúc: (0,6A:0,4a)(0,8A:0,2a) = 0,48AA:0,44Aa:0,08aa
Cho 2 loại giao tử: fA = 0,48+0,44/2 = 0,7 ; fa = 0,08 + 0,44/2 = 0,3
Vậy quần thể ở thế hệ thứ 3 là: (0,7A:0,3a)(0,7A:0,3a) = 0,49AA:0,42Aa:0,09aa
Cho  2 loại giao tử fA = 0,7 ; fa = 0,3
Để làm được bài này bạn chỉ cần áp dụng 5 lần công thức: Tần số allele lặn sau một thế hệ là q/(1+q).
Với q là tần số allele lặn ở thế hệ trước.(Bạn có thể dễ dàng tự chứng minh được công thức này.)

Câu 2: Trong một quần thể động vật có vú, tính trạng màu lông do một gen quy định, đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Trong đó, tính trạng lông màu nâu do alen lặn (kí hiệu là fB) quy định đư­ợc tìm thấy ở 40% con đực và 16% con cái. Hãy xác định tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen fB so với tổng số cá thể của quần thể.
A. 24%. B. 48%. C. 20%. D. 16%.

Giải: Do quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền mà biểu hiện không đồng đều ở 2 giới -> Gene quy định tính trạng nằm trên NST giới tính.
Do là thú nên:
Giới đực: XY -> fb=0,4 -> fB = 0,6
Giới cái: XX -> fb = 0,4 ->fB = 0,6
Vậy quần thể có cấu trúc: (0,6BB:0,4bb)(0,6BB:0,4bb) = 0,36BB:0,48Bb:0,16bb
Số lượng đực = cái -> Tỉ lệ cơ thể dị hợp ở con cái trên tổng số cá thể của quần thể là: 0,48/2 = 0,24

Câu 3: Một quần thể sóc sống trong vườn thực vật có 160 con có tần số alen B = 0,9. Một quần thể sóc khác sống trong rừng bên cạnh có tần số alen này là 0,5. Do mùa đông khắc nghiệt đột ngột, 40 con sóc trưởng thành từ quần thể rừng chuyển sang quần thể sóc vườn tìm ăn và hòa nhập vào quần thể vườn, tần số alen B sau sự di cư này là bao nhiêu ?
A. 0,70. B. 0,90. C. 0,75. D. 0,82.

Giải: Xét quần thể ban đầu: Số allele B là: 0.9.160.2 = 288 ; số allele b là: (1-0,9).160.2 = 32
Xét nhóm cá thể nhập cư: Số allele B = số allele a = 0,5.40.2 = 40
Quần thể vườn sau nhập cư: Số allele B = 288+40 = 328 ; số allele b = 40+32=72
Tần số allele B trong quần thể sau nhập cư là: 328/(328+72) = 0,82


Câu4. giao phấn câu đậu có kiểu gen Aa X Aa biết A cho hạt trơn, a hạt nhăn. Tìm sắc xuất quả có 7 hạt trong đó có 5 hạt trơn và 2 hạt nhăn ?
Giải:
Đời con thu được có tỉ lệ: 1/4AA:2/4Aa:1/4aa (3/4 trơn:1/4 nhăn)
Số cách sắp xếp 5 hạt trơn, 2 hạt nhăn vào quả là 7C5
Xác suất có 5 hạt trơn, 2 hạt nhăn là: (3/4)5.(1/4)2

Vậy xác suất quả có 7 hạt trong đó có 5 hạt trơn và 2 hạt nhăn: 7C5.(3/4)5.(1/4)2 = 0,3115
Read more…

Nhận xét mới nhất


ho