Câu 1: Giả sử một quần thể động vật ngẫu phối có tỉ lệ các kiểu gen: Ở giới cái: 0,36 AA : 0,48Aa : 0,16aa Ở giới đực: 0,64 AA : 0,32Aa : 0,04aa Sau khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, do điều kiện sống thay đổi, những cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Hãy xác định tần số các alen của quần thể sau 5 thế hệ ngẫu phối. A. qa = 0,12 ; pA = 0,88. B. qa = 0,3 ; pA = 0,7. C. qa = 0,23 ; pA = 0,77. D. qa = 0,19 ; pA = 0,81.
Giải:
Giới đực cho 2 loại giao tử: fA = 0,36 + 0,48/2 = 0,6 ; fa = 0,16 + 0,48/2 = 0,4
Giới cái cho 2 loại giao tử: fA = 0,64 + 0,32/2 = 0,8 ; fa = 0,04 + 0,32/2 = 0,2
Vậy quần thể ở thế hệ sau có cấu trúc: (0,6A:0,4a)(0,8A:0,2a) = 0,48AA:0,44Aa:0,08aa
Cho 2 loại giao tử: fA = 0,48+0,44/2 = 0,7 ; fa = 0,08 + 0,44/2 = 0,3
Vậy quần thể ở thế hệ thứ 3 là: (0,7A:0,3a)(0,7A:0,3a) = 0,49AA:0,42Aa:0,09aa
Cho 2 loại giao tử fA = 0,7 ; fa = 0,3
Để làm được bài này bạn chỉ cần áp dụng 5 lần công thức: Tần số allele lặn sau một thế hệ là q/(1+q).
Với q là tần số allele lặn ở thế hệ trước.(Bạn có thể dễ dàng tự chứng minh được công thức này.)
Câu 2: Trong một quần thể động vật có vú, tính trạng màu lông do một gen quy định, đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Trong đó, tính trạng lông màu nâu do alen lặn (kí hiệu là fB) quy định được tìm thấy ở 40% con đực và 16% con cái. Hãy xác định tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen fB so với tổng số cá thể của quần thể. A. 24%. B. 48%. C. 20%. D. 16%.
Giải: Do quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền mà biểu hiện không đồng đều ở 2 giới -> Gene quy định tính trạng nằm trên NST giới tính.
Do là thú nên:
Giới đực: XY -> fb=0,4 -> fB = 0,6
Giới cái: XX -> fb = 0,4 ->fB = 0,6
Vậy quần thể có cấu trúc: (0,6BB:0,4bb)(0,6BB:0,4bb) = 0,36BB:0,48Bb:0,16bb
Số lượng đực = cái -> Tỉ lệ cơ thể dị hợp ở con cái trên tổng số cá thể của quần thể là: 0,48/2 = 0,24
Câu 3: Một quần thể sóc sống trong vườn thực vật có 160 con có tần số alen B = 0,9. Một quần thể sóc khác sống trong rừng bên cạnh có tần số alen này là 0,5. Do mùa đông khắc nghiệt đột ngột, 40 con sóc trưởng thành từ quần thể rừng chuyển sang quần thể sóc vườn tìm ăn và hòa nhập vào quần thể vườn, tần số alen B sau sự di cư này là bao nhiêu ? A. 0,70. B. 0,90. C. 0,75. D. 0,82.
Giải: Xét quần thể ban đầu: Số allele B là: 0.9.160.2 = 288 ; số allele b là: (1-0,9).160.2 = 32
Xét nhóm cá thể nhập cư: Số allele B = số allele a = 0,5.40.2 = 40
Quần thể vườn sau nhập cư: Số allele B = 288+40 = 328 ; số allele b = 40+32=72
Tần số allele B trong quần thể sau nhập cư là: 328/(328+72) = 0,82
Câu4. giao phấn câu đậu có kiểu gen Aa X Aa biết A cho hạt trơn, a hạt nhăn. Tìm sắc xuất quả có 7 hạt trong đó có 5 hạt trơn và 2 hạt nhăn ?
Giải:
Đời con thu được có tỉ lệ: 1/4AA:2/4Aa:1/4aa (3/4 trơn:1/4 nhăn)
Số cách sắp xếp 5 hạt trơn, 2 hạt nhăn vào quả là 7C5
Để có thể để lại nhận xét, bạn cần phải có tài khoản google. Những nhận xét không đúng với thuần phong mỹ tục của Việt Nam sẽ bị chúng tôi xóa mà không báo trước.
Comments[ 0 ]
Post a Comment
Chào mừng các bạn đã đến với TOBU!
Để có thể để lại nhận xét, bạn cần phải có tài khoản google. Những nhận xét không đúng với thuần phong mỹ tục của Việt Nam sẽ bị chúng tôi xóa mà không báo trước.
Cảm ơn bạn đã để lại nhận xét!