C

10 câu nói bất hủ của Bill Gates

Thursday, January 01, 2009 |
Trước khi về hưu vào đầu tháng 7 năm nay, Bill Gates - ông chủ của tập đoàn máy tính lớn nhất thế giới Microsoft - đã đưa ra 10 lời khuyên dành cho các bạn thanh niên trên con đường lập nghiệp.

Chúng tôi xin giới thiệu và mời các bạn tham khảo những lời khuyên bổ ích của người đàn ông giàu nhất thế giới này, có thể một ngày nào đó bạn cũng sẽ trở thành một Bill Gates thứ hai?

1. Thế giới vốn không công bằng. Bạn biết điều này chứ? Dù bạn có nhận thấy sự bất công trong xã hội hay không thì cũng đừng hy vọng làm thay đổi được nó. Việc cần làm là hãy thích nghi với nó.

(Sở dĩ như vậy là một mình bạn sẽ không thể nào làm thay đổi được sự bất công trong xã hội)

2. Mọi người sẽ không bao giờ ngó ngàng đến lòng tự trọng của bạn, điều mà họ quan tâm chính là thành tựu mà bạn đạt được. Do đó, trước khi có được những thành tựu thì bạn đừng nên quá chú trọng hay cường điệu lòng tự trọng của bản thân mình lên.

(Lòng tự trọng quá cao sẽ tỷ lệ thuận với sự bất lợi trong công việc của bạn)

3. Thường thì bạn sẽ không thể trở thành CEO nếu chỉ mới tốt nghiệp trung học. Nhưng khi bạn đã trở thành một CEO thì không còn ai để ý là bạn mới chỉ có tốt nghiệp trung học nữa.

(Lúc này người ta sẽ đánh giá và quan tâm nhiều đến năng lực hơn là bằng cấp của bạn)

4. Khi bạn gặp khó khăn hay bế tắc trong công việc thì đừng có oán trách số phận. Điều bạn học được khi gặp trắc trở chính là kinh nghiệm và bài học để lần sau không bao giờ mắc phải nữa.

(Điều cần làm lúc này là trấn tĩnh và bắt tay làm lại từ đầu)

5. Nên hiểu một điều rằng: Trước khi có bạn, bố mẹ bạn không phải là những người “chán ngắt, vô vị” như bạn của ngày hôm nay đã nghĩ. Đây chính là cái giá rất lớn mà bố mẹ đã phải trả cho sự trưởng thành của bạn.

(Bạn phải có nghĩa vụ đền đáp công ơn với những người đã dành cả cuộc đời mình cho sự sống và trưởng thành của bạn)

6. Khi đi học, bạn đứng thứ mấy trong lớp cũng không phải là vấn đề quan trọng. Nhưng khi đã bước chân ra xã hội thì mọi việc lại không đơn giản như vậy. Dù đi đâu hay làm công việc gì bạn cũng nên tạo đẳng cấp cho mình.

(Luôn tự nhủ rằng bạn sẽ luôn là người đứng đầu, như vậy bạn sẽ có động lực và tinh thần nhiều hơn cho sự nghiệp của bản thân)

7. Khi đi học, bạn luôn mong chờ đến ngày nghỉ lễ, Tết. Khi đi làm thì hoàn toàn không giống vậy, dường như là bạn sẽ không được nghỉ ngơi. Công việc sẽ cuốn bạn đi bất cứ lúc nào kể cả ngày nghỉ.

(Nếu là một nhân viên luôn mong chờ ngày nghỉ lễ thì bạn sẽ bị lạc hậu hơn so với những nhân viên khác. Sự lạc hậu này còn luôn đồng hành với sự đào thải và thất nghiệp).

8. Khi ngồi trên ghế nhà trường, lúc gặp khó khăn trong học tập thì có giáo viên giúp đỡ bạn. Tuy nhiên, nếu lúc đó bạn lại cảm thấy mọi khó khăn đều do những yêu cầu quá nghiêm khắc từ phía giáo viên thì bạn đừng nên đi làm sau khi tốt nghiệp. Đơn giản nếu như không có những yêu cầu nghiêm khắc từ phía công ty thì chắc chắn bạn sẽ không làm được gì và sẽ nhanh chóng thất nghiệp, hơn nữa lúc này sẽ không có ai giúp đỡ bạn cả.

(Nên nhận thức được rằng: Công ty sẽ luôn yêu cầu cao hơn rất nhiều so với trường học. Vì ở trường học, dù bạn có học được hay không thì chỉ ảnh hưởng đến cá nhân bạn. Còn ở công ty bạn có làm được việc hay không thì lại ảnh hưởng đến rất nhiều người)

9. Mọi người đều thích xem phim truyền hình, nhưng bạn không nên xem nhiều vì đó không phải là cuộc sống của bạn. Vì công việc ở công ty mới phản ánh cuộc sống thực của bạn.

(Bạn không nên xem nhiều vì tư tưởng của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi những bộ phim truyền hình đó. Cuộc sống của bạn nên do bạn quyết định)

10. Không bao giờ phê bình người khác sau lưng của họ, đặc biệt đừng bao giờ phê phán sếp là người không có năng lực, điều này là không đúng.

(Nếu bạn có thắc mắc gì trong công việc thì nên nói ý kiến của mình trước mặt mọi người. Còn nếu như bạn luôn giữ thái độ và hành động phản kháng sau lưng người khác thì chỉ có bất lợi cho bạn mà thôi).

Theo Hải Hiền

VNN-dantri.com.vn

Read more…

Thủ thuật hay cho MS Word

Wednesday, December 31, 2008 |
MS Word là công cụ tuyệt vời giúp bạn soạn thảo văn bản, tuy nhiên, nó còn có nhiều hiệu ứng hỗ trợ rất lý thú . Dưới đây là 2 thủ thuật “đáng giá” cho MS Word để phục vụ cho bạn lúc soạn thảo văn bản.

1- Hiệu ứng 3 chiều cho ảnh trong Word 2007:

Trong Word 2007 có một hiệu ứng rất tuyệt vời giúp bạn biến các tấm hình mình đưa vào bên trong thành các tấm hình 3 chiều. Và bạn nên sử dụng hiệu ứng này để văn bản của bạn trông đẹp hơn.

Muốn thực hiện hiệu ứng này, trước tiên, bạn hãy mở Word 2007 lên, sau đó đưa tấm hình mà bạn muốn chuyển nó thành 3 chiều.

Bây giờ bạn vào Picture Border và chọn mục Weght rồi chọn độ dày cho đường bao lấy khung hình. Đường bao càng dày thì hình 3 chiều sau này sẽ càng đẹp hơn. Sau đó trong bảng màu, bạn chọn màu cho đường bao để nó trông bắt mắt hơn.

Tiếp theo, bạn vào mục Picture Effects > Glow rồi bấm chọn một hiệu ứng trong khung hiện ra. Để có hiệu ứng 3 chiều theo kiểu khác, bạn lại vào Picture Effects > 3D Rotation và chọn tiếp một hiệu ứng.

Tiếp đó, bạn di chuyển chuột vào cạnh của tấm hình và xoay nó qua lại để sao cho dạng 3 chiều hiện ra rõ nhất. Chắc chắn mọi người sẽ thích thú và ngạc nhiên với tấm hình của bạn. Bạn nên dùng dạng 3 chiều với các biểu đồ để nó trông lạ lẫm và bắt mắt hơn khi bạn phải trình bày về những con số.

2- Đổi font cho hàng loạt file Word:

Bạn dễ dàng đổi font chữ cho hàng loạt file Word theo ý bạn muốn trong một thời gian nhanh nhất để giúp cho công việc văn thư của bạn được dễ dàng hơn.

Chương trình hỗ trợ được tải tại đây. Sau khi tải về, bạn hãy mở chương trình lên, sau đó nhấn chuột lên nút Add Word Files rồi tìm đến file Word muốn đổi font, nhấn chuột lên nút Open để đưa nó vào trong cửa sổ làm việc của chương trình.

Nếu bạn có nguyên một thư mục chứa các file Word cần thay đổi font, bạn chỉ việc đơn giản nhấn nút Add All Word files in folder, rồi tìm đến thư mục chứa các file bạn muốn đổi font. Sau đó- trong khung bên dưới, ngay dòng chữ Times New Roman, bạn nhấn nút ▼ rồi chọn cho mình kiểu font chữ muốn chuyển. Cuối cùng, bạn nhấn nút Change Font để chương trình chuyển đổi font chữ các file Word cho bạn.

Vương Thanh Trúc-Tienphong.vn

Read more…

Các ĐH “tiếc tiền” kiểm định

Tuesday, December 30, 2008 |
Chủ đề của năm học 2009 - 2010 là “Năm học đánh giá chất lượng giáo dục”.

Đó là một trong những đánh giá của Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) về tình hình triển khai kiểm định chất lượng (KĐCLGD) của các trường ĐH, CĐ.

Cũng theo Cục Khảo thí thì hiện nay, Bộ GD-ĐT chưa ban hành cơ chế chính sách cụ thể để khuyến khích các hoạt động đảm bảo và KĐCLGD, chưa xác định cụ thể lợi ích giữa Nhà nước, nhà trường và người học, đặc biệt là lợi ích cụ thể của các trường đại học, cao đẳng. Vì thế, công tác đảm bảo và KĐCLGD chưa trở thành nhu cầu thực sự, chưa có ý nghĩa sống còn đối với nhà trường.

Công tác kiểm định chất lượng đã được rục rịch triển khai từ gần 5 năm trước đây nhưng đến nay mới chỉ như “ngày hôm qua”.

Hơn 210 ĐH, CĐ “trắng” trung tâm bảo đảm chất lượng

Theo TS Nguyễn An Ninh, Cục trưởng Cục khảo thí, mặc dù Bộ GD-ĐT đã có quy định về việc thành lập các đơn vị chuyên trách làm công tác đảm bảo chất lượng (ĐBCL) trong các trường ĐH, CĐ nhưng đến nay vẫn còn có hơn 130 trường cao đẳng, 80 trường đại học chưa có trung tâm, phòng, tổ hoặc bộ phận chuyên trách làm công tác này.

Đã thế, đối với các trường có đơn vị chuyên trách đã được thành lập thì tại nhiều nơi chưa có các quy định thống nhất về tên gọi, chức năng và nhiệm vụ nên triển khai chưa đồng bộ, còn lúng túng và kém hiệu quả. Có trường thành lập đơn vị ĐBCL nhưng lại phải… giải thể do không rõ chức năng và nhiệm vụ, không biết phải triển khai những công việc gì, mặc dù Điều lệ trường đại học đã quy định việc này thuộc thẩm quyền của Hiệu trưởng.

Về đội ngũ cán bộ làm công tác KĐCLGD tình trạng cũng bi đát không kém khi đội ngũ này vừa thiếu, vừa yếu, hầu hết đều mới và chưa được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. Hiện nay, ĐH Quốc gia Hà Nội đã tổ chức 2 khóa thạc sĩ đo lường đánh giá giáo dục ở trong nước. Nhưng chỉ mới có rất ít đơn vị như ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế, ĐH Quốc gia Hà Nội, Học viện Bưu chính viễn thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Trường CĐ Sư phạm Mẫu giáo TW… quan tâm cử cán bộ đi đào tạo.

Thậm chí, hằng năm, Chính phủ Australia có chương trình học bổng ADS hoặc học bổng nỗ lực (Endeavour Award) cho nhiều ngành, nhưng hầu như rất ít cán bộ, giảng viên quan tâm đăng ký học về đo lường, đánh giá và KĐCLGD.

Phân cấp chậm + Thờ ơ = “Rùa” kiểm định?

Bộ ì ạch, xuống đến cơ sở lại gặp phải sự thờ ơ, việc kiểm định chất lượng của các trường ĐH, CĐ trong nhiều năm qua cũng vì thế mà chỉ dừng lại ở con số vô cùng khiêm tốn: 20 trường trong tổng số trên 350 trường ĐH, CĐ hoàn thành báo cáo tự đánh giá, đã được đánh giá ngoài và đang chờ xem xét công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Bộ GD-ĐT đã có chủ trương phân cấp quản lý công tác đánh giá và KĐCLGD. Theo đó, các cơ quan quản lý trực tiếp của các trường có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc việc triển khai tự đánh giá của các trường, tiếp nhận báo cáo tự đánh giá, nghiên cứu và có ý kiến phản hồi cho các trường; giám sát việc triển khai thực hiện các giải pháp cải tiến chất lượng trên cơ sở kết quả tự đánh giá. Tuy nhiên, quá trình phân cấp còn chậm.

Xuống đến trường thì nếu không lúng túng triển khai thì cũng là sự lạnh nhạt đón nhận. Như tại ĐH Vinh thì loay hoay mãi về chuyện thành lập bộ phận đảm bảo chất lượng phải thế nào. Lúc đầu, bộ phận này nằm trong phòng thanh tra của nhà trường. Nhưng qua quá trình triển khai thực hiện thấy những bất cập về chức năng của hai hoạt động này nên đã tách ra khỏi thanh tra. Thế là chỉ riêng việc nhập và tách đã mất vô khối thời gian, còn đâu dành cho việc kiểm định!

Hay như sự thừa nhận của lãnh đạo trường ĐHSP TPHCM thì lãnh đạo nhà trường chưa có sự quan tâm đúng mức đối với công tác đảm bảo chất lượng nội bộ. Cụ thể, trong phân công Ban giám hiệu, chưa thấy có ai được phân công phụ trách công tác đảm bảo chất lượng. Do đó, khi tiến hành đánh giá thí điểm, nhiều thành viên trong ban lãnh đạo các khoa còn cho rằng đây là việc chiếm nhiều thời gian, không thiết thực!

Về phía giảng viên và sinh viên của trường, cũng ít người hiểu được tầm quan trọng của công tác đảm bảo chất lượng. Nhiều giảng viên khi được triệu tập trong các tập huấn hay trong các cuộc họp tiếp xúc với đoàn đánh giá ngoài, đã không đến!

Mai Minh-dantri.com.vn

Read more…

Việt nam vô địch !

Sunday, December 28, 2008 |

Vâng, đó là một suy nghĩ theo tôi nó luôn luôn được giữ trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Và hôm nay tiềm thức đó lại được thể hiện ra một cách ngất ngây, rõ rệt nhất khi Công Vinh đánh đầu, ghi bàn thắng vàng cho đội tuyển Việt Nam.

Hôm 24/12/2008, chúng ta đã hạ Thái Lan một cách thuyết phục 2-1, đặc biệt là trong hiệp một. Nếu mà trận đấu đó kéo dài 90 phút liên tục thì Thái Lan sẽ không có cơ hội gỡ lại một bàn như vậy thậm chí còn bị thua thêm, bởi sau khi bị dẫn trước 2 bàn một cách nhanh chóng Thái Lan đã bị vỡ trận hoàn toàn. Và nếu hôm đó chúng ta mà thắng Thái Lan 2-0 thì niềm vui thật quá trọn vẹn.

Hôm nay đi đám cưới một giáo viên cùng trường xong, chúng tôi rủ nhau về trường xem bóng đá giữa Việt Nam và Thái Lan. Chúng tôi, khoảng hơn 10 người, trong đó có cả thầy hiệu trưởng đã lên hội trường của trường để xem và cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam.

Với những lợi thế đã có, thắng 2-1 trên đất Thái Lan, được đá trên sân nhà, đặc biệt với phong độ hiện có, sự tự tin của các cầu thủ trước người Thái thì khả năng đội tuyển Việt Nam lần đầu tiên vô địch khu vực Đông Nam Á là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Đúng 7 giờ tối, chúng tôi ngồi ngay ngắn, hồi hộp, nín thở theo dõi trận đấu. Trong trường hợp đó những ai có lời lẽ nào lo lắng, không tin tưởng về đội tuyển Việt Nam là bị mắng ngay, chúng tôi hầu hết đều hoàn toàn tin tưởng vào từng pha bóng của Việt Nam. Riêng tôi, tôi cảm thấy tim đập thình thịch, người run lên vì hồi hộp. Cũng may là giải đấu diễn ra ít, chứ nếu ngày nào cũng vậy khéo tôi chết mất, hoặc chí ít cũng mắc bệnh huyết áp cao.
Phút thứ 21, trong một tình huống cố định, một cầu thủ Thái Lan đã đánh đầu tung lưới Hồng Sơn. Chúng tôi ngẩn người ra, như bị dội một gáo nước lạnh nhưng chúng tôi vẫn kiên trì chú ý cổ vũ cho từng pha bóng của Việt Nam. Càng cuối hiệp Việt Nam đá càng hay, càng làm chủ thế trận, tuy nhiên không có bàn thắng nào cho Việt Nam cũng như Thái Lan. Kết thúc hiệp một, Việt Nam bị dẫn 0-1, chúng tôi liền cùng nhau dời hội trường lên phòng họp xem hiệp hai cho thoải mái.

Việt Nam vào hiệp hai vẫn khí thế như cuối hiệp một, vẫn áp đảo Thái Lan để tìm kiếm cơ hội ghi bàn. Chúng tôi vẫn hồi hộp theo dõi và lại bất chợt lo lắng khi khung thành đội nhà gặp nguy hiểm.

Ngay trước trận đấu tôi đã phán đoán, hình dung tinh thần thi đấu kiên cường vì màu cờ sắc áo của các cầu thủ Việt Nam trước đội Thái Lan giống như, hay nói chính xác hơn là được kế thừa tinh thần bất khuất của người chiến sỹ Cộng sản trong thời chiến. Điều đó thể hiện thật rõ rệt với những pha lăn xả, quên mình trước các pha bóng nguy hiểm để nhằm bảo vệ khung thành. Ở những phút cuối, dù rất mệt, thể hiện ở các bước chạy, tranh chấp với các cầu thủ Thái Lan, nhưng các cầu thủ của chúng ta vẫn nỗ lực chiến đấu một cách đầy nỗ lực.

Đến phút đá bù giờ cuối cùng, trong một tình huống cố định khi Minh Phương chuẩn bị đá, chúng tôi đã đứng lên để chờ được hét. Vâng, thật tuyệt vời, một cảm giác khó tả sau khi Minh Phương sút phạt và Công Vinh đón bóng đánh đầu vào góc xa tung lưới thủ môn Thái Lan. Các bạn có biết chúng tôi sau đó đã như thế nào không, chúng tôi đã hét to lên, vỗ tay hết cỡ đến nỗi ai cũng gần như bị khản giọng. Không chỉ có vậy chúng tôi đã chạy quanh phòng họp ôm nhau vui sướng, một điều chỉ có lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc ở mỗi chúng tôi, mỗi chúng ta mới thể làm nổi.

Vâng, cá nhân tôi xin chúc mừng các cầu thủ Việt Nam, chúc mừng tất cả người dân Việt Nam !
Read more…

Nhận xét mới nhất


ho