C

Những “trí thức lớn” bạo hành... mẹ già

Friday, July 24, 2009 |
Ngày 20/7, một người đàn bà 77 tuổi tìm đến tòa soạn nhờ can thiệp việc ba người con trai của bà, là những thạc sĩ - luật sư, kỹ sư, cán bộ thi hành án, đã cùng cô con dâu út bạo hành cả thể xác lẫn tinh thần bà nhiều năm qua.

Bà mẹ tội nghiệp Đỗ Thị Nhung

Chúng tôi gặp bà Đỗ Thị Nhung (77 tuổi, một giáo viên đã nghỉ hưu, ngụ 87/80 Nguyễn Sĩ Sách, KP4, P.15, Q. Tân Bình, TPHCM) tại nhà ông Trần Quang Tỉnh - Phó ban điều hành KP4. Nhìn bà nặng nề lê nạng gỗ, ông Tỉnh xót xa: “Bà ấy bệnh tật như vậy, mà sao con cái nỡ đánh đến bầm dập mặt mũi. Chúng tôi đã kiến nghị các cơ quan chức năng can thiệp, nhưng chưa có kết quả”.

Theo bà Nhung, người đánh bà là ông Nguyễn Thanh Sơn, 49 tuổi, kỹ sư cơ khí, từng là giảng viên của một trường ĐH. Sự việc bắt đầu từ những mâu thuẫn gia đình giữa bà Nhung và cô con dâu Nguyễn Thị Thuyết (vợ ông Nguyễn Thanh Long, cán bộ thi hành án huyện Cần Giờ, con trai út của bà Nhung). Bênh vực em dâu, một giờ sáng ngày 27/6, ông Sơn sau khi mắng chửi đã tát tai mẹ mình tới tấp. Chưa đủ, ông còn túm tóc, đấm vào mặt người mẹ đã ở tuổi gần đất xa trời này.

Sau đó, ông Sơn dửng dưng như không có chuyện gì xảy ra, để mặc mẹ mình mặt mũi máu me, tự gọi xe ôm đi cấp cứu. Thấy bất bình, bà Nguyễn Thị Hồng - tổ trưởng tổ dân phố 93 báo sự việc lên CA P.15. Giấy chứng nhận thương tích số 164 của BV Nhân Dân 115 ghi rõ: bà Nhung bị sưng bầm hai mắt, cằm và môi dưới, chấn thương đầu và mặt.

Ngày 20/7, CA khu vực Lưu Ngọc Vĩnh (CA P.15) cho biết, ngay trong ngày 27/6, chúng tôi đã làm việc với ông Sơn. Ông Sơn cũng đã thừa nhận việc đánh mẹ mình. Ông Trần Tiệp Khắc - Phó trưởng CA P.15 nói: “Đó là hành động không thể chấp nhận. Chúng tôi đang lập hồ sơ để xử lý hành chính với ông Sơn tội gây rối trật tự công cộng”.

Theo bà Nhung, đây là lần thứ hai người con trai này có hành vi côn đồ với mẹ. Hơn một năm trước, bà Nhung có nhờ ông Sơn mua màn cửa sổ. Khi không vừa ý, bà muốn đổi cái khác, liền bị ông con giật cái màn xuống, ném trả lại tiền và không quên “tặng” mẹ đẻ hai cái bạt tai.

“Tôi không thể tưởng tượng con mình lại hành xử thú tính với mẹ như vậy. Không chỉ Sơn, mà những đứa con trai khác của tôi cũng vậy” - bà Nhung ôm mặt khóc.

Bà Nguyễn Thị Hồng kể lại: “Một lần, thấy bà Nhung nhăn nhó, tôi hỏi thì bà vạch áo lên, để lộ phần lưng và hông đầy những vết bầm. Bà nói, con bà dùng dây lưng quất túi bụi. Người đánh là con trai đầu của bà Nhung - ông Nguyễn Thanh Giang, thạc sĩ - luật sư của Đoàn Luật sư thành phố”.

“Trong những đứa con, Long có vẻ ổn hơn, không đánh tôi bao giờ, thậm chí nhiều lần còn can ngăn vợ khi chị này lao vào đánh tôi. Nhưng Long cũng nhiều lần chửi tôi thậm tệ” - bà Nhung cho biết.

Ngày 22/7, trao đổi với PV, ông Nguyễn Thanh Long nói: “Việc anh tôi đánh mẹ thế nào tôi không biết. Riêng chuyện cơm không lành canh không ngọt giữa mẹ và vợ tôi thì tôi hoàn toàn bất lực”.

Trong khi đó, ông Tỉnh lẫn bà Hồng đều cho biết: “Khi chúng tôi muốn tìm hiểu thì các con của bà Nhung đều cho rằng chúng tôi không đủ trình độ để nói chuyện. Còn các anh ấy có trình độ, sao lại đối xử với mẹ mình như vậy?”.

“Chúng nó học theo cha chúng nó hành hạ tôi. Ông ấy cũng đánh tôi bao nhiêu năm qua” - bà Nhung nói. Chồng bà Nhung - ông Nguyễn Như Chương - nguyên là một chuyên viên Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng thừa nhận: “Việc tôi bạo hành bà ấy là có. Tôi cũng đã từng làm đơn ly dị hai lần nhưng vì các lý do khách quan nên chưa được”.

Khi tìm hiểu, các con của bà Nhung đã đưa ra nhiều lý do. Nhưng rõ ràng dù có bất bình đến mức nào và dù vì lý do gì đi nữa, thì làm con cũng không được phép đối xử tàn tệ với đấng sinh thành của mình như thế!

“Tôi không coi bà ấy là người!”

Ông Nguyễn Thanh Giang, thạc sĩ - luật sư của Đoàn LS TPHCM đã dùng những lời nặng nề khi nói về mẹ mình. Chúng tôi xin trích dẫn lại:

- Bà ấy muốn làm mọi cách để hạ uy tín anh em tôi! Tôi cũng không hiểu sao người đàn bà đó là mẹ mình!

- Sao anh có thể nói về mẹ mình như vậy?

-Tôi còn không coi bà ấy là một con người, nói gì là mẹ! Nếu luật pháp cho phép, thì chẳng việc gì tôi ngại ngần khi... từ bà ấy!

Theo Hoàng Nguyên Vũ

Phụ nữ TPHCM

Read more…

10 mẹo học từ vựng

Tuesday, July 21, 2009 |
Đối với những người bắt đầu học ngoại ngữ, từ vựng là một vấn đề rất “khó xơi”. Nhiều học viên thắc mắc rằng tại sao họ không thể nào nhớ được các từ vừa học mặc dù đã viết đi viết lại nhiều lần.

Dưới đây là 10 mẹo nhỏ giúp bạn học từ vựng tốt hơn:

1.Hãy học những từ có liên quan đến nhau. Nếu đang học từ miêu tả miền quê, thí dụ như valley (thung lũng), stream (dòng suối), meadow (đồng cỏ) thì đừng lẫn với các từ miêu tả các thứ ở thành phố (ví dụ như fire hydrant – vòi nước chữa cháy), hoặc những từ miêu tả tính cách. Những từ liên quan với nhau thường cùng xuất hiện và sẽ dễ hơn khi nhớ chúng chung với nhau.

2.Học từ vựng trong những lĩnh vực mà bạn yêu thích. Nếu quan tâm về nghệ thuật hoặc bóng đá, hãy đọc về những đề tài này. Có lẽ trong tiếng mẹ đẻ bạn biết rất nhiều từ miêu tả một bức tranh, một trận đá bóng nhưng bạn lại không biết trong tiếng Anh chúng gọi là gì – hãy tìm thử xem! Hãy nhớ rằng những gì bạn thích là những điều bạn muốn nói về và là một phần của con người bạn - nếu không biết cách diễn đạt chúng, việc này có thể làm bạn lo lắng đấy.

3.Hãy có một cuốn từ điển hình ảnh. Nó sẽ giúp bạn nhớ từ mới dễ dàng hơn thông qua việc nhìn tranh của chúng.

4.Sử dụng video. Lần tới khi xem một bộ phim bạn hãy ghi lại bằng tiếng mẹ đẻ 5 hoặc 10 đồ vật bạn nhìn thấy nhưng lại không biết từ tiếng Anh của chúng là gì. Tra những từ này trong từ điển, rồi xem lại bộ phim, luyện tập cách sử dụng chúng. Một lần nữa chúng ta lại thấy rằng nhớ một cái gì đó thật dễ dàng nếu ta nhìn thấy hình ảnh của nó.

5.Thu một cuốn băng từ vựng. Trong khi bạn đi bộ, lái xe đi làm hay đợi xe bus bạn hãy nghe cuốn băng đó. Đầu tiên nói từ đó bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, dừng lại sau đó nói từ đó bằng tiếng Anh. Khoảng dừng này sẽ cho bạn thời gian để trả lời trước khi xem câu trả lời chính xác.

6.Mua một cuốn từ điển các từ xếp theo nghĩa. Đó là tập hợp các từ đồng nghĩa và trái nghĩa. Cố gắng sử dụng nhiều từ khác nhau. Dĩ nhiên đôi lúc bạn sẽ dùng một từ không phù hợp, nhưng điều này không ngăn trở bạn sử dụng cuốn sách hữu ích này cho việc xây dựng một vốn từ vựng phong phú.

7.Luyện tập từ mới khi viết luận. Nếu bạn có bài tập viết về nhà hãy lấy ra các từ mới mà mình đã học sau đó cố gắng sử dụng chúng vào bài viết của mình. Nếu không sử dụng các từ mới học lúc nói hoặc viết bạn sẽ nhanh chóng quên chúng đấy.

8.Luyện tập từ mới khi làm bài tập ngữ pháp. Đừng lãng phí những cơ hội quý báu sử dụng vốn từ bạn vừa học.

9.Luyện tập từ mới khi nói. Liệt kê khoảng 5 từ mới mà bạn định sử dụng trong lớp. Cố gắng dùng chúng trong các cuộc thảo luận. Tin tôi đi, bạn sẽ tìm ra cách để lái câu chuyện theo cách mà bạn có thể sử dụng ít nhất một vài trong số những từ này.

10.Hãy đọc nhiều. Đọc nhiều không những có thể cải thiện kĩ năng đọc mà bạn còn có thể xây cho mình một vốn từ vựng phong phú. Trong bài đọc thường có nhiều từ liên quan đến nhau và bạn có thể dùng những từ đã học để đoán nghĩa của những từ mới.

Nếu biết cách “chế biến” thì bạn sẽ có một “món” từ vựng ngon lành và bổ dưỡng đó.

Tác giả: Bùi Trang – Global Education

Read more…

Dằn vặt vợ một chữ trinh

Monday, July 20, 2009 |
Khi được vị hôn phu bỏ qua việc “thất thân” với người yêu cũ, Huyền nghĩ đám cưới là đoạn kết có hậu của chuyện tình. Không ngờ nó lại mở đầu cho cuộc hôn nhân đầy bất hạnh.



Huyền quê ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, năm nay 36 tuổi, lấy chồng cách đây 9 năm. Các bạn thân và chính chị từng thở phào khi Khương quay lại, nửa tháng sau ngày chị thú thật với anh chuyện mình không còn con gái qua mối tình đầu tiên.

Khương nói rất đau khổ vì sự thật đó, nhưng vì không thể sống thiếu Huyền nên quyết định bỏ qua, và tiến hành đám cưới đúng như dự định của hai gia đình.

“Tha thứ”, nhưng hành cho bõ hận

Sau đêm tân hôn thất bại, Huyền nuốt nước mắt tự nhủ, đành chịu khó ít lâu, rồi mọi chuyện sẽ qua, với tình yêu, sự bao dung của người chồng và sự sám hối chân thành của người vợ.

Nhưng càng ngày, chị càng hiểu, Khương không bao giờ từ bỏ được nỗi ám ảnh rằng trước mình, một người đàn ông khác đã “sở hữu” chị. Thô bạo khi ân ái, đang âu yếm bỗng lạnh lùng đẩy vợ ra, căn vặn từng câu vợ nói khi mơ ngủ, hay nhấn mạnh một cách cố ý đến tiết hạnh của phụ nữ... là những cách anh muốn nhắc cho vợ nhớ chị đã có lỗi lớn như thế nào.

Huyền bị chồng kiểm soát chặt giờ giấc, các kênh liên lạc, giao tiếp nhưng không dám phàn nàn. Chị tự nguyện cắt các mối quan hệ với bạn bè cũ, hết giờ làm chỉ thui thủi về nhà lo chuyện bếp núc, chăm con, hiếu thuận với bố mẹ chồng. Nhưng Huyền càng cúc cung tận tuỵ, đức lang quân của chị càng tỏ ra cay đắng.

“Cô biết không, dù cô có cố bù đắp thế nào cũng không bù được sự thiệt thòi, mất mát của tôi”, anh nói trong một lần say rượu. “Không biết kiếp trước tôi nợ cô cái gì mà kiếp này, cô tệ với tôi thế nhưng tôi vẫn không bỏ được cô”. Anh nói vậy vì đã có lần, cảm thấy quá bế tắc, Huyền đề nghị chia tay, “coi như em chịu cô đơn suốt đời để giải phóng cho anh”. Nhưng Khương không đồng ý, bởi anh vẫn yêu vợ.

Những năm gần đây, anh ít nhắc đến “sự cố” đó, nhưng chỉ cần một sơ suất của Huyền như về muộn, nói chuyện vui vẻ với người khác giới, hoặc vô tình xem một bộ phim có chi tiết “nhạy cảm” là anh lại nhớ ra...

Chuyện nhà anh Tùng, 40 tuổi, ở Thường Tín, Hà Nội, cũng chẳng vui vẻ gì sau đám cưới. “Hồi trẻ tôi đúng là một thằng ngu, thích tỏ ra cao thượng, cũng tại vì mê cô quá nên cả đời tôi mới mắc kẹt vào thứ đàn bà hư hỏng như cô”, những lúc lên cơn ghen, Tùng thường nói với vợ như vậy.

Bây giờ, cơn say đắm đã qua nhưng anh cũng không thể ly dị được nữa vì đã có hai mặt con đang tuổi ăn tuổi lớn. Nhưng không mê đắm nữa không có nghĩa là anh không nổi cơn tam bành khi thấy chị Yến lỡ nói chuyện với đàn ông, dù là chỉ đường hay trả lời câu người ta hỏi. Vợ có cái áo mới, anh cũng khó chịu: “Đầu sắp hai thứ tóc tồi, cô định làm đỏm để chài thằng nào nữa hay sao? Tôi cục cằn quá nên cô chán chứ gì? Cô có biết vì ai...”.

Vì cho là mình đã cao thượng, hoặc dại dột nên đã tha thứ và cưới một người đàn bà không còn trong trắng, Tùng cho rằng vợ phải biết thân biết phận, và đền đáp ơn nghĩa đó một cách xứng đáng.

Chị Yến không được phép ngần ngừ khi chu cấp cho nhà chồng, không chỉ bố mẹ mà cả mấy cô em có hoàn cảnh khó khăn, nhưng với nhà ngoại thì dù biếu hộp bánh cũng phải hỏi ý anh, và thường Tùng không đồng ý. Không phải anh keo kiệt, anh muốn trả thù vợ, và có ý “cú” ông bà nhạc không biết dạy con, để con gái đánh mất chữ hạnh khi mới vào tuổi thành niên.

Hôm nào cơm canh không được như ý, Tùng chê đứng chê ngồi, có hôm còn điên tiết hất đổ cả mâm: “Đã là đàn bà thì phải có đủ công dung ngôn hạnh, cô chả có gì thì cũng cố mà rèn chữ công để hầu chồng chứ?”. Những lúc ấy, Yến lại nhẫn nhục chịu đựng. Chị nghĩ đó là cái giá mình phải trả cho lầm lỡ của tuổi trẻ, và cho sự thiệt thòi của chồng.

Không thể bỏ qua, thà đừng cưới

Theo chuyên gia tâm lý Trần Thị Hồng Hà, có vô số cuộc hôn nhân trở nên bất hạnh vì ông chồng ám ảnh việc người vợ từng “với người khác” trước khi đến với mình. Lúc được nghe “thú nhận”, họ vì yêu nên sau những dằn vặt đã quyết định bỏ qua và vẫn đến với nhau, nhưng sau đó đã không quên được chuyện cũ, và điều này gây bi kịch cho cả hai người.

Chuyên gia Hồng Hà cho rằng: “Người vợ có tội lớn khi đã không dành được “lần đầu tiên” cho chồng, và người chồng đã bị thiệt thòi, bị xúc phạm. Vì lẽ đó, nhiều phụ nữ trở nên nhẫn nhục, chịu đựng mọi cách cư xử vô lý của bạn đời, còn ông chồng thì tự cho phép mình làm ông chủ, đòi hỏi vợ xứng đáng với sự tha thứ, đó là thứ định kiến gây thiệt thòi cho người phụ nữ.

Vì vậy, vấn đề ở đây là phải có cái nhìn khác về “sự thật” mà người vợ bày tỏ. Về phía người phụ nữ, theo bà Hồng Hà, cần tôn trọng bản thân, khi nói ra việc đó là để trung thực với người yêu, chồng chưa cưới chứ không phải để cầu xin sự tha thứ. Nếu nghĩ rằng việc đó khiến mình giảm giá trị và trở nên tự ti, mặc cảm thì người khác càng có cơ hội cư xử thiếu tôn trọng. Về phía người đàn ông, là người đến sau, anh ta không nên nghĩ vợ có lỗi với mình.

Tuy nhiên, bà Hồng Hà cũng cho rằng, việc người phụ nữ không “còn nguyên” trước khi lấy chồng có đáng phê phán hay không tủy thuộc vào quan điểm từng người. Điều quan trọng là khi người phụ nữ thông báo sự thật đó, người đàn ông nên suy xét kỹ: Sự việc có ý nghĩa như thế nào đối với anh ta. Nếu đối với anh ta, đó là một tội lỗi đáng phê phán, một điều gây đau khổ thì nên nghĩ kỹ xem mình có thể vượt qua được để sống hạnh phúc với nhau không.

Trong trường hợp này, anh ta cần trung thực và hiểu rõ bản thân. Nếu như biết mình không thể vượt qua chuyện đó, tốt nhất là đừng làm đám cưới, vì sẽ không thể có hạnh phúc..

Theo Báo Đất Việt

Read more…

Nhạc trẻ "điên" quá

Monday, July 20, 2009 |
Theo nhạc sĩ Cát Vận, nhìn lại sự phát triển của âm nhạc thời gian qua, chúng ta thấy một sự điên loạn. Những tác giả trẻ ngày càng dễ dãi hơn với những tác phẩm của mình.

Nhạc trẻ đang bộc lộ nhiều vấn đề về nội dung, ca từ Ảnh: Nguyễn Huy

Nhận xét tại hội thảo Tính dân tộc và hiện đại trong âm nhạc Việt Nam tổ chức tại Đà Nẵng hôm 17/7, nhạc sĩ Cát Vận nói: “Những bất cập của nhạc trẻ không còn nằm ở ca từ, nó còn bao gồm cả các khâu biểu diễn, đào tạo và giáo dục.

Nhìn lại sự phát triển của âm nhạc thời gian qua, chúng ta thấy một sự điên loạn, dĩ nhiên nghệ thuật phải điên mới hay.

Nhưng nhạc trẻ lại điên quá. Thực tế là nhạc hiện nay thiếu vắng các ca khúc để đời, những tác giả trẻ ngày càng dễ dãi hơn với những tác phẩm của mình”.

Sốc ca từ

Theo nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, việc thêm một hội thảo mang tính chuyên đề về nền âm nhạc Việt Nam đương đại, cho thấy sự trăn trở trước những bất cập của dòng nhạc hiện nay.

PGS.TS nhạc sĩ Thế Bảo trăn trở “Văn hoá đại chúng đặc biệt là âm nhạc hiện cho thấy dường như thế hệ trẻ đang lấy thước đo của văn hoá phương Tây làm chuẩn...”.

Nhạc sĩ Phan Văn Minh (Quảng Nam) thẳng thắn: “Ca từ tiếng Việt trong âm nhạc đang đi theo ngả rẽ mới, nhưng đó là sự thụt lùi, giậm chân tại chỗ.

Một xu hướng viết lời ca bằng thứ ngôn ngữ tổng hợp, trong đó nền tảng là thứ ngôn ngữ diễm tình, sướt mướt, nhưng vô cảm, cộng vào đó là một số từ ngữ của email và chat, những câu cãi cọ thông tục hàng ngày, đôi khi lại thêm vào vài câu tiếng Anh cho thêm sành điệu. Tất cả tạo nên những mớ hỗn độn, ca từ gây sốc...

“Nhìn nhau rất lâu, anh đã đặt vào làn môi. Oh first kiss, you make me happy. Chẳng nói lên được tiếng chi chỉ nghe nhịp trái tim. Oh first kiss, you make me carzy...” - dẫn lời bài hát “Nụ hôn bất ngờ” (sáng tác Mỹ Tâm), nhạc sĩ Phan Văn Minh phân tích: “Những từ tiếng Anh kia nếu thay bằng tiếng Việt (nụ hôn đầu tiên) thì nó chẳng làm thay đổi giọng điệu, tại sao cứ phải sính ngoại”.

Từ xưa đến nay, tiếng Việt được các thế hệ văn nghệ sĩ sử dụng như một thứ tơ sợi óng ả để dệt nên những tác phẩm đẹp như nhung lụa, sao bỗng dưng bây giờ lại đem vò rối nó thành một thứ lùng bùng.

Hỗn loạn

Nhạc sĩ Tô Hải (Khánh Hòa) nhận định, sự hỗn loạn trong dòng âm nhạc hiện nay đã được báo trước, gốc rễ của vấn đề nằm ở chính các nhạc sĩ. Thị hiếu thị trường, sự xô bồ và lợi nhuận khiến nhiều tác giả chạy đua với ca khúc. Họ hầu như không có thời gian để kiểm nghiệm lại tác phẩm của mình.

“Hiện tượng hỗn loạn trong các ca khúc pop hiện nay là có quá nhiều nhạc sĩ, quá nhiều ca sĩ, ca sĩ cũng có thể sáng tác và trình bày bài hát của mình, ai cũng có thể phát hành album và trở thành nhạc sĩ. Mọi tiêu chí bị đảo lộn, quy chuẩn bị xáo trộn, những sáng tác này tự do lên sân khấu, tự do phổ cập vì không có cơ quan chức năng nào để ý tới một cách thấu đáo”- nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam chỉ ra các bất cập.

Trong khi đó, theo PGS.TS Thế Bảo, “do không được hướng dẫn, học hành đến nơi, đến chốn, các cây bút trẻ viết theo đơn đặt hàng của các hãng băng đĩa vụ lợi, nhiều ca khúc rẻ tiền đã ra đời. Sự dễ dãi của các sở văn hóa nhiều tỉnh thành giúp cho việc phát hành những ca khúc kém chất lượng”.

Các nghệ sĩ ngồi lại không phải để bảo tồn cái cũ và phủ nhận cái mới, không phải phủ nhận hoàn toàn các giá trị đã đạt được của âm nhạc hiện nay. Thực tế, trong hàng loạt các tác phẩm âm nhạc xuất hiện, đã có những tác phẩm mang lại hiệu ứng cao.

Các nhạc sĩ trẻ Lê Minh Sơn, Nguyễn Vĩnh Tiến, Hoài Sa, Nguyễn Thiện Thanh, các nhạc sĩ nữ Giáng Son, Nguyễn Minh Hiền, phần nào khẳng định được giá trị của mình. Vấn đề là nhìn lại, đưa ra định hướng để phát huy các giá trị tốt đẹp của âm nhạc Việt Nam hiện đại - nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân nhấn mạnh.

Nguyễn Huy-tienphong.vn

Read more…

Nhận xét mới nhất


ho