C

Học tiếng Anh với Google!

Saturday, January 07, 2012 |
Học tiếng Anh với Google!
Trong thời đại ngày nay, chúng ta có thể tiếp cận được với rất nhiều phương pháp học tiếng Anh. Khi Google dường như đã trở thành một công cụ tìm kiếm kiến thức không thể thiếu thì không có lý do gì chúng ta không thể tận dụng đây như là một phương pháp học tiếng Anh. Hãy đọc bài viết sau đây và xem xem mỗi người trong các  bạn có tể áp dụng được gì nhé!

* Tự biên tập khi học viết: 
Viết là một kỹ năng rất khó đòi hỏi sự kiên trì và luyện tập thường xuyên. Sau khi hoàn thành một bài viết, bạn muốn biết bạn mắc lỗi ngữ pháp hay cách chọn từ ở đâu.
Cách thứ nhất, bạn gửi đến thầy cô giáo hướng dẫn của mình, như thế ai đó đã làm giúp bạn chỉnh sửa lại bài viết rồi. Một lựa chọn khác, khi bạn phải tự mình biên tập lại, hãy nhớ đến Google như một người bạn luôn sát cánh bên bạn đấy!
Ví dụ, giả sử rằng khi bạn vừa hoàn thành xong bài viết, trong đó có một câu mà bạn cảm thấy chưa chắc chắn: “In the first part I discuss the Einstein’s theory.” (Trong phần đầu tiên, tôi bàn về thuyết Einstein)
Bây giờ chúng ta băn khoăn không biết có phải là:
1- “in first part” hay là “in a first part” hay “in the first part”? 2- “I discuss” hay “I will discuss”? 3- “the Einstein’s theory” hay “Einstein’s theory”
Chúng ta sẽ thử kiểm tra qua Google nhé!
“in first part” – 52.000 “in a first part” – 114.000 “in the first part” – 1.210.000
Các con số kết quả tìm được đều rất lớn chứng tỏ việc sử dụng phổ biến những cụm từ này khi viết. Tuy nhiên, trong số đó “in the first part” rõ ràng có mức phổ biến lớn hơn rất nhiều hai trường hợp còn lại.
Thêm nữa, để giúp bạn tự tin hơn về quyết định có chọn cách viết “in the first part” hay không, hãy click chuột vào phiên bản “cached” trong trang kết quả tìm được. Khi đó, bạn có thể xác nhận thêm rằng nguồn tài liệu đó từ đâu đến, và cụ thể hơn là cụm từ bạn tìm kiếm sẽ được tô đậm trong trang đó. Như thế, bạn sẽ có cơ sở để tin tưởng rằng cách dùng như vậy là hợp lý và chính xác nhất.
Trong trường hợp thứ hai, câu hỏi được đặt ra là bạn nên dùng thì tương lai “will” hay không?
“I discuss” – 1.240.000 “I will discuss” – 1.060.000
Ồ, trong trường hợp này, thật khó để nói. Vậy ta phải làm sao? Bạn có thể tìm kiếm kết qủa cho cả cụm từ:
“In the first part I discuss” – 3.530 “In the first part I will discuss” – 6.090
Dựa vào kết quả bổ sung này, các bạn có thể tin tưởng hơn với cách dùng thứ hai vì lượng kết quả tìm được gần gấp đôi.
Đến trường hợp thứ 3: Bạn có nên dùng chữ mạo từ “the” hay không?
“the Einstein’s theory” – 1.960 “Einstein’s theory” – 475.000
Dựa vào sự chênh lệch qúa lớn này, bạn có thể tự tin rằng cách viết thứ hai là chính xác. Đồng thời, từ đây, bạn cũng có thể rút ra một quy luật chung cho những cấu trúc tương tự


Lý giải kết quả tìm được: Một điều thú vị là nếu bạn thử tìm qua Google với những từ và cấu trúc câu mà theo các cuốn sách ngữ pháp tiếng Anh cơ bản thì “là sai ngữ pháp”, thế nhưng Google vẫn tìm thấy.
Ví dụ tìm “I be happy” (cấu trúc câu đúng là “I am happy”) bạn có thể sẽ ngạc nhiên vì số lượng kết qủa là 155.000 lượt. Trong đó, những kết qủa liệt kê lên đầu tiên sẽ là “Will I be happy”, “How can I be happy”, “Should I be happy” và những cấu trúc tương tự. Có thể chúng là những trường hợp mà cách sử dụng “I be happy” được chấp nhận, nhưng bạn không có đủ thời gian để lướt qua hàng trăm trang web để tìm ra đâu là cách sử dụng đúng.
Để tránh trường hợp này, bạn có thể thêm vào một từ, hoặc một cụm từ để “bắt” cụm từ bạn đang kiểm tra trở thành phần đầu tiên của một câu. Bạn thêm vào cụm từ “I said” nhé rồi tìm kiếm cả cụm từ: (sau đó, bạn có thể tự mình kiểm tra bằng cách thêm cụm từ khác, ví dụ “I know” chẳng hạn).
“I said I be happy” – 2 “I said I am happy” – 516
Sự chênh lệch lớn này sẽ giúp bạn có quyết định lựa chọn của mình.
Còn trong trường hợp nhầm lẫn giữa danh từ đếm được và danh từ không đếm được thì sao? Đây là điểm khá thú vị. Lấy ví dụ với từ “equipment”. Đây là một danh từ không đếm được nên dạng số nhiều của nó “equipments” là không hợp lý. Thế nhưng khi bạn thử tìm trên Google thì kết quả như sau:
“equipment” – 542.000.000 “equipments” – 14.000.000
14.000.000 kết qủa cho “equipments”! Đó cũng là một con số rất lớn! Tuy nhiên nếu bạn vào phần “Cached” sẽ thấy 4 kết qủa đầu tiên là những trang web từ Trung Quốc, Đài Loan và Ấn Độ, kết qủa thứ 5 là từ Canada. Như thế ta có thể suy đoán rằng “equipments” có lẽ được chấp nhận trong tiếng Anh của người Ấn. Nhưng nếu bạn là người học Anh ngữ của người Anh hay người Mỹ thì đừng dùng như vậy nhé!
Ngoài ra, Google còn giúp chúng ta nhiều chức năng ngôn ngữ khác như tra từ điển; giúp những dịch giả chuyên nghiệp kiểm tra và sáng tạo ra những khái niệm tương đương giữa hai nền văn hóa khác nhau qua việc tìm kiếm bằng hình ảnh và nhiều chức năng khác nữa.
Và để kết thúc bài viết này, tôi cũng xin nhắc lại một lần nữa Google không thể giúp bạn làm được tất cả. Tính chính xác về ngôn ngữ của Google chỉ là tương đối. Bạn vẫn cần phải kết hợp với những cuốn sách giáo khoa Anh ngữ chính thống. Chúc các bạn thành công trong qúa trình học tiếng Anh của mình.

Alice - http://edu.go.vn
Read more…

CEO Facebook được nuôi dạy thế nào?

Saturday, January 07, 2012 |
CEO Facebook được nuôi dạy thế nào?
Mark Zuckerberg sinh năm 1984, là một trong hai tỷ phú trẻ nhất nước Mỹ và đang sở hữu khối tài sản có giá trị 13,5 tỷ USD. Năm 2010, Giám đốc điều hành (CEO) của Facebook đã được tạp chí Time (Mỹ) bình chọn là “Nhân vật của năm 2010”.
Sớm tiếp xúc với máy tính
Cha của Mark Zuckerberg, một nha sĩ nói rằng, cậu bé được tiếp xúc với máy tính từ rất sớm vì hay đến văn phòng của cha. Điều đó đã khơi dậy sự đam mê của cậu bé với công nghệ. Ông cho rằng, các bậc cha mẹ cần ủng hộ thế mạnh và đam mê của trẻ với sự cân bằng giữa "học và chơi".
Ông Zuckerberg nói rằng ông đã trang bị máy tính cho văn phòng làm việc của mình từ năm 1985, trong khi đó con trai ông, CEO của Facebook sinh năm 1984 và lớn lên trong ngôi nhà, nơi ông đặt phòng nha ở Dobbs Ferry, một ngôi làng trong thị trấn Greenburgh, thành phố New York.

"Những đồ chơi cho Mark cũng thuộc dạng công nghệ cao, gồm chiếc Atari 800 đi kèm với một chiếc đĩa dành cho lập trình. Tôi nghĩ rằng Mark có thể quan tâm nên đã truyền đạt kiến thức ấy cho nó, từ đó Mark cất cánh. Mark có một cuốn sách về lập trình, nhưng khả năng lập trình thì phần lớn là do tự học", cha của Giám đốc điều hành Facebook nói.
CEO Facebook được nuôi dạy thế nào?, Giáo dục - du học,
Gia đình của Mark Zuckerberg.
Không áp đặt con cái
Khi ông kể chuyện dạy con trong một chương trình phát thanh trực tiếp, rất nhiều bậc cha mẹ đã gọi điện đến xin lời khuyên của ông về cách nuôi dạy con.
Ông Zuckerberg chia sẻ: Có lẽ điều mà vợ chồng tôi đều tin tưởng là thay vì áp đặt con cái hoặc chỉ đạo cuộc sống con cái theo một hướng nhất định nào đó, hãy nhận ra thế mạnh của chúng và ủng hộ thế mạnh đó, cũng như hỗ trợ những gì mà đứa trẻ đam mê.
Ông cũng không ủng hộ roi vọt nhưng các bậc cha mẹ cần truyền đạt những điều gì mà họ không thích từ sớm để đứa trẻ có thể hiểu được cảm xúc của họ, điều gì nên làm và không nên làm.
Zuckerberg nói rằng ông không ủng hộ cách dạy con kiểu "mẹ Hổ" trong cuốn sách bán chạy gần đây (Battle Hymn of the Tiger Mother), trong đó có khuyên thúc đẩy trẻ tới thành công bằng cách hạn chế các hoạt động ngoại khóa. Ông cũng không muốn vẽ chân dung mình như một chuyên gia về nuôi dạy con nhưng ông cho biết: Tôi nghĩ rằng cực đoan dưới mọi hình thức trong nuôi dạy con cái đều không tốt. Trẻ con cần phải được nuôi dạy toàn diện, được học và được chơi.
Ông nói Mark là một học sinh giỏi với một năng khiếu bẩm sinh về toán và khoa học, là một cậu bé ưa sự yên tĩnh, không thích tự hào về thành tích của mình. Khi Mark được tạp chí Time bình chọn là Nhân vật của năm vào năm ngoái, anh đã nói với cha mình: đó là một năm trôi qua thật chậm.
"Tôi tự hào về thành tựu của Mark cũng như của tất cả những đứa con tôi. Em gái Randi của Mark là giám đốc tiếp thị cho Facebook, một em gái khác Donna đang học tiến sĩ ở Princeton, cô em út Arielle đang học đại học về khoa học máy tính.
Có cuộc gọi hỏi ông rằng vợ ông, Karen, một nhà tâm lý học, có đi làm trong khi nuôi dạy bốn đứa trẻ không, ông trả lời: Vợ tôi là một siêu nhân. Cô ấy đảm đương được việc ở công sở và ở nhà. Chúng tôi có một thế mạnh là văn phòng làm việc ngay tại nhà mình, do vậy vừa có thể làm việc, vừa trông nom con cái.
Zuckerberg nói rằng ông cũng dùng Facebook để quảng bá cho công việc của mình và vẫn chăm sóc răng cho Mark đều đặn.
CEO Facebook được nuôi dạy thế nào?, Giáo dục - du học,
Mark lúc 5 tuổi, được cha cậu miêu tả là có ý chí rất mạnh.
Những cột mốc đáng nhớ đời học sinh
Năm 12 tuổi, Mark đã sử dụng Atari BASIC để tạo ra một chương trình nhắn tin gọi là "Zucknet." Cha anh sử dụng phần mềm này ở phòng nha để người tiếp tân có thể báo cho ông bệnh nhân tiếp theo mà không phải hét to lên. Cả gia đình đã dùng Zucknet để nói chuyện với nhau trong nhà. Cùng với bạn mình, Mark cũng tạo ra một trò chơi máy tính chỉ để giải trí.

Để nuôi dưỡng niềm đam mê công nghệ của con, cha của Mark đã thuê một gia sư máy tính tên là David Newman mỗi tuần đến kèm cặp Mark một lần. Newman sau đó đã nói với các phóng viên rằng, thật khó mà đi trước được thần đồng này, vì ngay sau đó, Mark cũng sắp tốt nghiệp trường Mercy College ở gần đó.
Mark Zuckerberg sau đó học ở học viện Phillips Exeter Academy. Tại đây, anh biểu lộ tài năng về bóng đá, giỏi về văn học cổ điển. Tuy nhiên, Mark vẫn say mê máy tính nhất và tiếp tục phát triển nhiều chương trình mới. Hồi còn học trung học, Mark đã tạo ra một phiên bản về phần mềm âm nhạc Pandora mà anh gọi là Synapse. Một vài công ty trong đó có AOL và Microsoft đã đòi mua và thuê anh cùng các bạn vào làm nhưng Mark đã từ chối.
Sau khi tốt nghiệp Exeter vào năm 2002, Mark Zuckerberg vào ĐH Harvard. Ngay từ năm thứ hai, anh đã xây dựng một chương trình có tên CourseMatch, giúp cho các sinh viên chọn lớp học của mình dựa trên những lựa chọn khác của người sử dụng. Anh cũng sáng tạo ra Facemash cho phép so sánh hai sinh viên trong cùng một khuôn viên và người dùng có thể bầu chọn ai là người hấp dẫn nhất. Chương trình này rất nổi tiếng nhưng sau đó đã bị nhà trường đóng cửa vì bị coi là không phù hợp.
Nhờ thành công của những dự án trước, Mark đồng ý giúp ba sinh viên Divya Narendra, Cameron và Tyler Winklevoss thực hiện một mạng xã hội mà họ gọi là Harvard Connection (kết nối sinh viên Harvard). Trang mạng này được tạo ra để dành cho các tầng lớp trên của Harvard có thể kết bạn, hẹn hò. Tuy nhiên, Mark đã ra khỏi nhóm này sau một thời gian để cùng với ba người bạn của mình Dustin Moskovitz, Chris Hughes and Eduardo Saverin tạo ra một mạng xã hội của riêng mình.
Trang mạng xã hội này cho phép người sử dụng tạo ra hồ sơ riêng của họ, tải ảnh lên và giao tiếp với người khác và được đặt tên là Facebook, từ một phòng ký túc xá của ĐH Harvardvào tháng 6/2004. Cuối năm thứ hai, Mark Zuckerberg đã bỏ học Harvard và dành toàn bộ thời gian phát triển Facebook. Chỉ đến cuối năm 2004, đã có 1 triệu người sử dụng Facebook.
Vào ngày 24/12/2011, số liệu thông báo trên Facebook cho thấy, chỉ sau 7 năm thành lập (2004), Facebook đã có gần 800 triệu thành viên trên toàn cầu. Trong năm 2011, mạng xã hội này đạt mức doanh thu 4,3 tỷ USD, cao hơn hai lần so với năm ngoái. Tại Việt Nam, Facebook có hơn 3,6 triệu thành viên.
Theo Hương Giang (Vietnamnet)
Read more…

Giáo sư Lê Khánh Bằng dạy ngoại ngữ bằng Thiền

Saturday, January 07, 2012 |
Giáo sư Lê Khánh Bằng dạy ngoại ngữ bằng Thiền
Gửi lại phía sau hơn 40 năm trong nghề giáo, GS Lê Khánh Bằng về hưu với... "bục giảng ở nhà", đón học trò đến học ngoại ngữ không theo cách truyền thống: Học ngoại ngữ bằng phương pháp Thiền.

Không muốn ở ẩn với nếp sống nhàn tản, giáo sư (GS) đã biến căn nhà nhỏ tại tầng 4 khu tập thể Đồng Xa (Hà Nội) thành một giảng đường cho người thích học ngoại ngữ lui tới với phương pháp học đặc biệt mà đến giờ còn gây nhiều tranh cãi.


 
Học bằng những công thức “Thiền” kì lạ



GS Lê Khánh Bằng


Khi nói đến Thiền, không ai không nghĩ đến một phương pháp học chủ yếu huy động về mặt tinh thần và ưa phần "tĩnh". Điều đáng nói ở phương pháp học mà giáo sư Lê Khánh Bằng đưa ra là dạy học tiếng Anh chỉ với vài động tác Thiền.


Thiền (tức tập trung) là một cách rèn luyện gồm những biện pháp thể dục và tâm lý, từ gốc Yoga, được một trường phái phật giáo của Trung Quốc kết hợp với phương pháp của Đạo Lão áp dụng sau đó truyền sang Việt Nam, Nhật Bản và ngày nay cũng được một số người châu Mỹ vận dụng.



GS Lê Khánh Bằng
- SN: 1927 - Nguyên là chủ nhiệm khoa Tâm lí giáo dục – Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
- Chủ biên cuốn : "Phương pháp tự học và hướng dẫn tự học ngoại ngữ có chất lượng và hiệu quả cao"


Khi thiền ta phải ổn định hoạt động tâm thể bằng điều hoà hơi thở, trên cơ sở ấy, tập trung ý nghĩ vào những bộ phận nào đó của cơ thể, hoặc những giáo lý cơ bản, những vấn đề mình quan tâm.


Và việc học ngoại ngữ thông thường đều chỉ chú trọng vào 4 kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết.


Tuy nhiên, để việc học ngoại ngữ thật sự có hiệu quả và người học sử dụng ngoại ngữ ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày như ngôn ngữ mẹ đẻ thì cần tạo ra được vùng ngoại ngữ ở trong vỏ não. Tạo ra vùng ngoại ngữ bên trong vỏ não là một quá trình tập trung cao độ lâu dài hay còn gọi là Thiền.


Đã từ lâu người dân của khu tập thể nhỏ bé gọi ông giáo Bằng là "ông giáo Thiền". 82 tuổi, vậy mà ngày nào cụ bà cũng phải nhắc cụ ông rời bàn sách để nghỉ ngơi. Tất cả cũng chỉ tại ông đang làm cuốn sách: “Phương pháp tự học và hướng dẫn tự học ngoại ngữ có chất lượng và hiệu quả cao”.


Phương pháp học ngoại ngữ bằng Thiền đã được giáo sư Lê Khánh Bằng tổng hợp lại với những công thức gồm: 3T, 5B, 5C, 2H và 3V.
 

GS Bằng dạy học bằng phương pháp Thiền

3T
là tập trung gồm: 1.Thiền sự tập trung tư tưởng cao độ. 2. Tần số nhắc lại. 3. Tốc độ nhanh như người bản địa, có thể đọc một bài dài trong thời gian ngắn.



5B là 5 bước chuyển vào trong và 5 bước chuyển ra ngoài. Trong đó, 5 bước chuyển vào trong bao gồm:


Bước 1: đọc thật to để tạo nên một khu vực hưng phấn mạnh trong vỏ não và nhằm góp phần làm ức chế vùng tiếng mẹ đẻ. Đọc to, đúng như vậy từ 3 – 5 lần.


Bước 2: đọc to vừa, đúng ngữ điệu, tốc độ có thể nhanh dần lên. Đọc to vừa 3 – 5 lần hoặc hơn.


Bước 3: đọc mấp máy môi, có âm thanh và ngữ điệu phát ra nho nhỏ. Đọc 3 – 5 lần, tốc độ nhanh nhất có thể.


Bước 4: Đọc trong óc, còn gọi là đọc liếc hay đọc thầm. Lúc này môi không mấp máy, âm thanh không phát ra, nhưng bản thân người đọc vẫn cảm thấy âm thanh và ngữ điệu vang lên trong óc. Đọc như vậy nhiều lần, có thể từ 10 đến 100 lần, cho đến khi đọc thuộc lòng hẳn.


Bước 5: Đọc thuộc lòng trong óc nhiều lần( không nhìn vào bảng chữ cái như trong bước 4) để khắc sâu vào vỏ não.


5 bước chuyển vào trong bao gồm:


Bước 1: Đọc trong óc.


Bước 2: Đọc mấp máy môi.


Bước 3: Đọc to vừa.


Bước 4: Đọc to.


Bước 5: Vừa đọc vừa viết nhanh lên giấy.


5C là chất lượng đạt 5 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và suy nghĩ bằng ngoại ngữ. 2H là hiệu quả của việc học ngoại ngữ phải đáp ứng được các yêu cầu của nền kinh tế xã hội và sử dụng tốt các nguồn lực.


Cuối cùng là 3V tương ứng với 3 vùng ngoại ngữ cơ bản, từ tối thiểu, phổ thông đến chuyên ngành. Đó là những nội dung cốt lõi và chủ đạo mà người thầy già muốn gửi gắm trong cuốn sách này.


 
Dạy cách suy nghĩ bằng ngôn ngữ khác

Thầy giáo bắt đầu buổi học với một động tác Thiền


Bắt đầu có ý tưởng từ những năm 1986, khi có buổi giảng dạy cho sinh viên trường Đại học Hà Nội về tâm lí giáo dục. Bản thân giáo sư với 6 thứ tiếng nhuần nhuyễn và ông thấy lạ khi có khá nhiều sinh viên của trường chuyên ngành hàng đầu về ngoại ngữ không tự tin giao tiếp bằng ngoại ngữ họ đang học. Điều ấy thôi thúc ông tập trung nghiên cứu vấn đề này.


Cuối cùng ông đã biết kết hợp mặt lợi của Thiền để nâng cao hiệu quả học tiếng của người học. Ông chính thức mở lớp học từ năm 1995 với nhu cầu cũng như mong muốn của những người theo học.


Ở lớp học của thầy Bằng, khi thầy giáo đề cập đến vấn đề gì hay chỉ vào những hiện vật trực quan cụ thể thì học sinh phát ra thứ đó bằng tiếng Anh ngay lập tức. Phân tích về vấn đề này, GS Bằng cho biết: “Tôi muốn người học phải tự suy nghĩ tiếng Anh ở trong đầu. Suy nghĩ bằng tiếng Anh nhanh chứ không phải nói mãi mới bật ra được. Tôi dựa trên những bước mà kết hợp từ tác dụng của Thiền với tư duy của trí não”.


Cho đến nay tuy sức đã yếu nhưng GS Lê Khánh Bằng vẫn chuyên tâm cho việc truyền bá những tri thức ông học được từ thiền cho người tham gia nhằm nâng cao kĩ năng về ngoại ngữ.


Đã 30 khóa học đi qua với hơn 500 học viên, lớp học ngoại ngữ bằng phương pháp Thiền luôn là điểm đến quen thuộc của những người yêu ngoại ngữ.


Khi nói về việc học tại nhà thầy Bằng, em Trần Đức Tuấn - học sinh lớp 11 trường THPT Việt Đức, nói: “ Ba mẹ định cho em đi du học nhưng vấn đề giao tiếp của em chưa ổn cuối cùng em đi học lớp của thầy Bằng thông qua người quen. Em thấy mình có nhiều tiến bộ nhất là ở kĩ năng nói. Thầy dạy có kỉ luật nên việc tập trung và tự rèn luyện phải cực kì cao mới được kết quả như thế”. GS Bằng đã giảng dạy thành công khá nhiều thế hệ học trò trong đó có rất nhiều thạc sĩ, cử nhân có nhu cầu học tập tiếng Anh để phục vụ mục đích trong cuộc sống của mình. Hầu hết họ đều đánh giá cao phương pháp học này, tất cả đều do bản thân người học chứ không phải do thầy giáo. Người thầy chỉ là người bật nút và kích thích họ mà thôi.


GS Bằng miệt mài với những trang sách chỉ vì một điều thật hiển nhiên đó là: thực tế việc học ngoại ngữ của người trẻ vẫn còn kém lắm. GS bộc bạch: “Tôi thấy hạn chế nhất của các em chính là khâu giao tiếp. Các em vẫn còn chưa tự tin khi nói và nói vẫn còn chưa chuẩn”.


Cứ tuần tự vào sáng chủ nhật, chiều thứ hai, căn hộ gần 20m2 lại có khoảng 15 học viên đến học. Không khí bao trùm trong sự yên tĩnh tối đa người học không có chút vấn vương những chuyện xung quanh.


Những khúc quanh của đời người dạy học qua Thiền

 GS Bằng với cuốn sách mới in của mình


GS Lê Khánh Bằng sinh ra ở mảnh đất Hương Sơn - Hà Tĩnh, mảnh đất của danh nhân và danh thắng. Gia đình thuộc nền nếp danh gia vọng tộc học hành tấn tới. Cụ thân sinh ra giáo sư cũng làm đến chức Tham tán bộ lễ trong triều đình nhà Nguyễn xưa.


Hơn chục tuổi giáo sư đã được gửi hẳn vào trường Quốc học Huế và học cùng những danh sĩ khắp cả nước. Tại đây ông đã được trau dồi những kiến thức căn bản của văn hóa phương Đông và có cơ hội tiếp thu những kiến thức của văn hóa phương Tây. Từ đấy những tố chất của ông được phát huy triệt để.


Năm 17 tuổi ông tốt nghiệp tú tài với bằng xuất sắc, ông ra Hà Nội tiếp tục học cử nhân rồi đi khắp nơi trên thế giới với 6 thứ tiếng uyên thâm. Đặc biệt giáo sư nói rất chuẩn ngôn ngữ Latinh, cụ thể là tiếng Bồ Đào Nha.


GS cho rằng: “Không chỉ có việc học ngoại ngữ cần phải tập trung cao độ mà ở các bộ môn chuyên ngành khác cũng phải như thế. Nếu không tập trung cao độ thì ắt hẳn sẽ khó khăn lắm mới có thể thành công”.


Khi dạy Thiền, giáo sư cũng chỉ mong người học tập trung để tạo được một vùng ngoại ngữ trong vỏ não và đó là mục đích cuối cùng của người dạy.


Để được người khác tin cậy bằng phương pháp học lạ, ông phải đứng trước rất nhiều nghi ngờ. Giáo sư đã phải viết sách và có những buổi thuyết trình trước những nhà khoa học để làm sáng tỏ hơn phương pháp dạy của mình.


GS nói: “Tôi không truyền bá kiến thức. Phương pháp dạy của tôi là cho người học biết hệ thống hóa những kiến thức đã học rồi tổ chức nó theo trật tự logic và đem vào cuộc sống để làm lợi cho cuộc sống từ chính những kiến thức đó”.


Lòng đam mê dạy học, dạy học là niềm vui đã tác động rất lớn đến suy nghĩ của giáo sư. Ông nói vui: "Tôi không muốn mình trở thành một ông già "quá đát" của cuộc sống!". Ở tuổi cổ lai hy, giáo sư vẫn muốn được đóng góp được "thêm chút nào hay chút đó" cho cuộc sống này.


Source: giacngo.vn
Read more…

Bản năng học tập (Phần 2 )

Saturday, January 07, 2012 |
childlearn Bản năng học tập (Phần 2 )Hôm nay là một ngày may mắn, Live có dịp được trò chuyện với ngài Antonio Graceffo, một doanh nhân, một võ sư, một thày giáo, một tác giả và diễn giả tài năng. Ông đã giới thiệu về một phương pháp học ngoại ngữ tự nhiên có tên gọi ALG  đã giúp ông tinh thông hơn 5 ngoại ngữ. Hiện ông đang áp dụng nó để học tiếng Việt, một trong những ngoại ngữ rất phức tạp theo ông nhận xét.

Càng nghe những chia sẻ về ALG (Automatic Language Growth), Live càng thấy tự tin hơn về thuyết “Bản năng học tập” mà mình đeo đuổi lâu nay. Ông đồng tình với Live rằng trải nghiệm tự nhiên là con đường tốt nhất (chứ ko phải nhanh nhất) để học ngoại ngữ. Ví dụ bạn bất chợt véo thật mạnh một người bạn thân người Anh, anh ta kêu lên “Ouch, It hurts!“, trong khi đó nếu làm tương tự với một người bạn Việt Nam, anh ta sẽ kêu “Á a a, đau, đau!“. Lúc ấy trong não bạn sẽ kết nối giữa từ “Hurt“, “Đau” với cùng một hình ảnh sinh động dễ nhớ là cái mặt nhăn nhó của hai anh chàng. Tất nhiên đó là ví dụ minh họa cho sự hình thành tư duy ngôn ngữ qua trải nghiệm, chúng ta ko thể nào thử hết tất cả các động từ được, sẽ mất thời gian và có thể hơi nguy hiểm. Do đó có thể sắp tới Antonio sẽ tổ chức các seminars chia sẻ kĩ hơn về việc ứng dụng ALG hiệu quả.
Trở lại con đường khám phá “Bản năng học tập“, trong bài này Live sẽ chia sẻ kinh nghiệm đã giúp Live thực hiện mơ ước ngày xưa là nghe hiểu được những bài diễn thuyết Live yêu thích cũng như có thể giao tiếp, thuyết trình rất tự tin bằng tiếng anh. Đó là những gì mà cách đây hai năm là điều mơ tưởng đối với Live, một anh chàng học thi khối A, chưa bao giờ đọc trọn vẹn một giáo trình tiếng anh, hay huộc lòng một list từ vựng nào. Bài viết sẽ xoáy sâu vào phần chiến lược & thói quen học tập tự nhiên. Là phần hai trong quy trình ba bước phát huy bản năng học tập tự nhiên mà Live đã đề cập.

Vì sao trẻ con học nhanh và nhớ lâu?
Đơn giản là chúng biết quan sát. Mà chúng ta cũng biết quan sát cơ mà? Đúng, thậm chí càng lớn ta càng quan sát tốt hơn (mà chính xác hơn là hay tò mò và soi mói). Khi quan sát trẻ con hỏi “Ô, cái gì hay thế nhỉ?” và bắt chước theo. Còn người lớn thì “À, ta đã biết cái đó rồi“, “À, cái đó thật là dở hơi“… vì đầu óc của ta “cho rằng” ta đã “biết” quá nhiều thứ nên việc học hỏi thành ra khó khăn hơn bao giờ hết. Tiếng Anh cũng vậy, thường khi nghe một từ, ta có phản xạ “À, từ này nghe quen quen” và ta tập trung nhớ ra nghĩa của từ đó, đến khi nhớ ra được rồi thì ta đã chậm mất rồi, người ta vừa đọc xong hơn chục từ rồi. Chính thế việc đầu tiên mà Live đã làm là học cách quan sát và lắng nghe sao cho tự nhiên nhất, chỉ đơn giản là nghe tiếng anh và gạt bỏ những dòng suy nghĩ tiếng Việt đi kèm.

Live đã học nghe như thế nào?
Hồi thi đại học xong, Live về nhà dì ở Hải Phòng để bổ túc cho đứa em. Ở đó ít bạn bè nên ngoài thời gian dạy học, lúc rảnh Live xem TV, và tình cờ phát hiện ra kênh History Channel có nhiều chuyên mục cực kỳ hấp dẫn. Nhưng khổ cái là hồi đó tiếng anh Live nghe bập bõm, từ được từ không, tra từ điển thì không kịp nên rất ức chế. Thế là Live kệ, cứ nghe, nhìn, và đoán nghĩa. Sau hai ngày ngồi nghe, Live bắt đầu nhận ra nhiều từ quen quen hay xuất hiện. Và mỗi khi nhận ra từ nào quen, Live lập tức đọc to nó lên. Sau một tuần, Live có thể “nhại lại” khá chuẩn hơn cả một chú vẹt. Đến tuần thứ hai, sau khi đã “nhại” lại ngon lành các kênh tiếng anh, Live thử mấy kênh bên tiếng Trung và bắt đầu làm tương tự.
Sau một tháng, Live thấy khả năng “nhại bất kì ngôn ngữ nào” của mình được nâng cao rõ rệt. Như một chú vẹt vừa tốt nghiệp mẫu giáo, Live quay lại sang bên History Channel và tập trung toàn lực vào tiếng Anh. Lúc đầu không hiểu gì hết trơn nhưng dần dần Live bắt đầu hiểu sơ sơ dựa vào văn cảnh, hình ảnh, nhiều lần tra từ điển thấy đúng hoàn toàn. Tốc độ nghe hiểu từ đó được cải thiện. Điều này khiến Live rất tin vào phương pháp mới, Live bắt đầu nghiên cứu, và phát hiện ra một điều thú vị:”Mình đang học giống như một đứa trẻ!” – quan sát, bắt chước và tập thói quen đó cho đến khi thành phản xạ. Về đến nhà, Live áp dụng với cho mọi tư liệu âm thanh như các đĩa hình, đĩa tiếng của các diễn giả Live yêu thích. Mặc dù chưa hiểu hết họ, nhưng Live cứ kiên trì nghe, tính ra hồi đó mỗi ngày Live học “nghe” tầm 2h mỗi ngày. Và hiệu quả rõ rệt, bạn bè nhận xét khả năng nghe nói của Live tăng “đột biến“.
Sau 3 tháng thử nghiệm, Live có chia sẻ một số kinh nghiệm cho vài bạn áp dụng thử, và điểm TOEIC được cải thiện (Bọn mình thi TOEIC, chủ yếu nghe và tick). Và khi nghe chuẩn, bạn phát âm cũng sẽ chuẩn, Live thường bắt chước giọng điệu của các vị diễn giả và “diễn thyết” y như thật, tưởng tượng mình đang nói với hàng ngàn người. Đó cũng là lý do tại sao ở lớp Live thuyết trình tiếng anh rất tự tin trôi chảy và được thày cô đánh giá cao. Nhưng chỉ nghe, nói thôi chưa đủ, hiện giờ Live vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm, hệ thống hóa cũng kết hợp nó với NLP (lập trình ngôn ngữ tư duy) để có thể cho ra đời những phương pháp học “tự nhiên” hiệu quả nhất cho phần đọc và viết, hai kỹ năng rất cần để nâng cao trình độ ngôn ngữ. Do vậy, hiện tại Live mới chỉ “dám” chia sẻ với các bạn một phần nhỏ, song quan trọng nhất sau đây.

LEN – Listening?
LEN là viết tắt của Learning English Naturally. Trong phạm vi bài viết này, Live sẽ chia sẻ quy trình học nghe mà Live đã kể bên trên. Tất nhiên là đã được chứng nghiệm, hệ thống hóa dựa trên các nghiên cứu và trải nghiệm của Live trong đó có sử dụng một số kiến thức bên YOGA, NLP và các kỹ năng học tập tăng tốc.
Mục tiêu của nó là giúp người học nghe một cách tự nhiên nhất, nghe chỉ là nghe, không còn dòng suy nghĩ tiếng việt trong đầu khi nghe tiếng anh. Đồng thời nó cũng là một quá trình giúp bạn làm quen dần với tiếng Anh và biến nó thành một người bạn thân thiết.
Ngài Antonio có chia sẻ rằng nghiên cứu cho thấy để học tốt được bất kì ngôn ngữ nào, chúng ta đều cần ít nhất 800 giờ dành cho việc “nghe”. Tuy nhiên với quy trình 01 tháng Live chia sẻ dưới đây, các bạn có thể rút ngắn gấp đôi, thậm chí gấp ba thời gian đó xuống tùy vào khả năng “định tâm” của bạn (kiểm soát tâm trí & kiên trì)

I – Chuẩn bị – 01 ngày
Tất cả những gì bạn cần chuẩn bị là:

+ Một một mục tiêu học tập đủ lớn: Điều này sẽ giúp bạn không bị chán nản, có thể kiên trì luyện tập. Nó đã được chia sẻ trong “Bản năng học tập” phần I. Bạn nên nắm rõ phần này trong quy trình ba bước thay đổi nếu chưa xem.

+ Tư liệu âm thanh: bạn có thể chọn một audiobooks, video course hay thậm chí là bài hát… miễn là tiếng anh và nó thuộc chủ đề bạn yêu thích. Thời gian đầu tập bạn nên chọn audiobooks hoặc các bài thoại ngắn, chú ý là trình độ của nó phải hơn trình độ hiện tại của bạn, tức là nghe càng không hiểu càng tốt.

+ Không gian thoải mái: tốt nhất là ở một mình, không bị ai làm phiền. Bạn cũng có thể tập đôi hay tập nhóm với ai đó thì tùy, tuy nhiên bạn biết những đứa trẻ mới tập nói thì sẽ thế nào rồi đấy, sẽ buồn cười lắm nên khó tập trung.
Cuối cùng hãy lên một kế hoạch chi tiết, gồm các tư liệu âm thanh sẽ sử dụng và thời gian biểu, cố gắng xếp lệch giờ nhau vì trí não thường hay lơ là với những gì lặp đi lặp lại.

II – 01 tuần – Lắng nghe
Bạn đã sẵn sàng cho buổi tập đầu tiên. Tư liệu âm thanh sử dụng tầm 7-10 phút là hợp lý.
+ 05′ Thư giãn : nghe một bản nhạc nhẹ không lời, tập hít thở, tưởng tượng mình đang ở một nơi nào đó rất đẹp để xua tan những dòng suy nghĩ tiếng Việt đồng thời giúp bạn có được trạng thái học tập tốt nhất. Nếu thấy khó, bạn có thể hướng sự chú ý lên một điểm ở giữa trán (tham khảo thêm 3rd Eye Technique – YOGA).
+ 10′ Làm quen: bật các tư liệu âm thanh lên và bắt đầu cuộc hành trình “lắng nghe“. Hãy cứ giữ nguyên trạng thái ko nghĩ suy, ko lo âu, đơn giản là nghe. Yên tâm là có thể bạn sẽ thấy một mớ âm thanh hỗn tạp, nhưng cứ mỉm cười, đừng cố gắng hiểu, làm như bạn ở trên đảo hoang, các thổ dân đang cố gắng nói với bạn một thứ ngôn ngữ gì đó…
+ 45′ Rèn luyện: bây giờ bạn bắt đầu tua và nghe lại tư liệu âm thanh lúc nãy, nhưng lần này hãy cố gắng vừa nghe vừa “nhại lại” làm sao cho càng giống càng tốt. Để nhại lại được giống nhất, kinh nghiệm của Live là dành 15′ đầu lặp lại hoặc đọc thầm trong đầu, 15′ sau đọc thì nhẩm theo và 15′ cuối cùng thì đọc thật to.

III – 02 tuần – Kết nối hình ảnh.
Sau tầm một tuần liên tục lắng nghe, bạn sẽ có một vốn từ vựng kha khá trong đầu. Nhưng nó sẽ thuộc phần “hiểu” nhưng không “biết”. Tức là bạn có thể nhận ra từ, song không biết nghĩa. Bạn đã sẵn sàng để bước sang giai đoạn hai là kết nối các hình ảnh với âm thanh bạn nghe được, từ đó dần dần hiểu ra nghĩa. Tuần này hãy sử dụng các tư liệu âm thanh có kèm hình ảnh như clip phim khoa học, hoặc coi phim, hay đơn giản là xem TV. Nếu bạn thích nâng cao kĩ năng thuyết trình tiếng anh thì có thể lên Youtube.com, TED.com, hay Mitword.mit.edu để tìm và xem các bài diễn thuyết. Đơn giản là bắt chước họ y như bạn làm ở phần lắng nghe, chú ý thêm cả phần tay chân, tác phong nữa.

IV – 01 tuần – Suy nghĩ bằng tiếng Anh.
Bí quyết học giao tiếp tiếng anh rất đơn giản. Bạn chỉ việc thông thạo khoảng 3000-4000 từ thông dụng là đã có thể giao tiếp thoải mái với bất kì người nước ngoài nào rồi. Nhưng việc học 3000-4000 từ lại không hề đơn giản, nhiều người khuyên là học mỗi ngày 10 từ thì một năm là bạn hoàn thành. Nhưng họ đâu có nói thêm rằng thường là đến ngày học thứ 3 thì bạn sẽ quên gần sạch 10 từ học hôm thứ nhất rồi. Vậy bí quyết ở đây là gì? Hãy học những từ bạn sẽ dùng hoặc tiếp xúc nhiều nhất.
Có lẽ điều này bạn chưa bao giờ làm. Nhưng bây giờ là lúc thích hợp nhất để làm nó rồi đấy, vì bạn biết tại sao phải làm. Mỗi tối trong tuần này, bạn hãy nghĩ lại và liệt kê tất cả các từ tiếng Việt mà bạn đã dùng hoặc tiếp xúc trong ngày ra (trừ những thuật ngữ quá phức tạp các môn học ở trường). Thường thì bạn sẽ liệt kê được từ vài trăm đến khoảng 1000 từ thông dụng. Sau đó hãy tra nghĩa của chúng và làm thành một quyển sổ nho nhỏ mang tên gọi “My Thought’s Note” (sổ suy nghĩ).
Bắt đầu từ bây giờ, mỗi khi nói, hay nghĩ bằng tiếng Việt, bạn hãy để ý chuyển nó sang tiếng Anh ngay sau khi nghĩ hoặc nói xong. Nếu bạn ko nhớ nghĩa tiếng Anh của từ nào, hãy giở sổ ra và xem lại, nếu phát hiện ra từ nào mới thì hãy tra từ điển và bổ sung thêm. Và dần dần bạn sẽ đủ từ vựng để suy nghĩ bằng tiếng anh, khi bạn nghe được, nghĩ được, thì vấn đề nói sẽ ko khó khăn. Và lưu ý là đừng quá chú trọng đến ngữ pháp. Trẻ con lên tận tiểu học mới học ngữ pháp mà, bạn và Live ở giai đoạn này cũng như ở lớp mẫu giáo thôi. Từ vựng là quan trọng. Ví dụ lúc Live nghĩ rằng mình sẽ viết bài này chiều nay, thì lập tức lặp luôn trong đầu “I +write + blog + afternoon”.

Có nên tin vào LEN không?
Vậy là Live vừa chia sẻ với các bạn một phần nhỏ, cũng là phần quan trọng nhất của LEN là học cách nghe. Một phương pháp học tiếng anh mới mẻ nhất và cũng thú vị, đầy thách thức nhất hiện nay.
Nó mới mẻ bởi vì nó khác với hầu hết các phương pháp truyền thống bạn có thể tìm thấy trên mạng hoặc hỏi bất cứ ai, nó thú vị bởi vì nó không phải được chia sẻ từ một vị giáo sư, hay tiến sĩ ngôn ngữ học, mà là từ một người bạn đã từng gặp những khó khăn trong việc học tiếng anh y như bạn, và anh ta đang chia sẻ với bạn con đường tốt nhất mà anh ta đã đi, đem lại cho anh ta nhiều thành quả bất ngờ.
Nó thách thức là bởi vì Live cũng ko chắc được nó có hiệu quả với bạn không. Nhưng Live chỉ có lời khuyên thế này, nếu nó đã tốt với Live, với bạn của Live, thì chắc chắn sẽ tốt với bạn, nhưng nhớ là hãy áp dụng một cách linh hoạt. Và nếu bạn không tin, thì thường là do bạn chưa thử áp dụng mà chỉ dùng các định kiến có sẵn của mình để đánh giá. Tốt nhất là hãy thử, và Live tin là bạn sẽ thích.

Sau 01 tháng trên, làm gì tiếp?
Như Live đã nói, hãy áp dụng linh hoạt. Thời gian 01 tháng là đủ để bạn ngấm, hiểu được cốt lõi phương pháp, để biến nó thành thói quen, giúp bạn học tập tốt ngoại ngữ suốt đời, cũng như tìm ra các cách thức ứng dụng sáng tạo hơn nữa. Sau một tháng khi hết quy trình trên, bạn có thể tự thiết lập một chiến lược rèn luyện riêng cho mình dựa vào các nguyên lý nắm bắt được. Live mong đợi kết quả tốt từ các bạn, nếu bạn nào có phát kiến nào hay áp dụng các nguyên lý học tập tự nhiên thì có thể cộng tác với Live để cùng hoàn thiện phương pháp này.
Cuối cùng, Live chỉ nói đây là một trong những phương pháp tốt nhất, ko phải là nhanh nhất. Cho nên bạn có thể cảm thấy tiến độ hơi chậm thời gian đầu, nhưng sau tầm 6 tháng sẽ học rất rất nhanh, rất hiệu quả, và có thể áp dụng cho bất kì ngôn ngữ nào!

Chúc các bạn thành công!

Trích Blog Mrlive.org
Read more…

Bản năng học tập (Phần 1)

Saturday, January 07, 2012 |
bannanghoctap Bản năng học tập (Phần 1)Học tiếng Anh, hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều sinh viên. Tuy nhiên không phải ai cũng đạt được kết quả ưng ý. Các rào cản phổ biến là “Cấp ba bỏ bê nên mất gốc”, “Ở lớp thì đông, thày cô dạy chán”, rồi “Ít có điều kiện được thực hành với người nước ngoài”.v.v. Chính thói quen lệ thuộc vào hoàn cảnh đã làm ta quên đi một điều kỳ diệu gọi là “bản năng học tập”!

>>Bản năng học tập (Phần 2)


Chúng ta đang học như thế nào?
Có bao giờ bạn thử ngẫm xem mình đã học tiếng Việt như thế nào mà giờ lại nói sõi và viết hay như thế chưa ? Về khách quan mà nói, tiếng Anh cũng là một ngôn ngữ, tiếng Việt cũng là một ngôn ngữ, riêng về mặt “lắt léo” thì tiếng Việt có phần nhỉnh hơn. Vậy tại sao ta lại phải ái ngại tiếng Anh? Bạn đã nhận ra rồi phải không? Do tiếng Việt chúng ta đã học một cách rất “tự nhiên” theo bản năng từ bé đến giờ, nó đã trở thành một người bạn thân thiết lúc nào không hay. Còn tiếng Anh, ta hay coi nó là một “môn học“, một thứ “kiến thức đặc biệt” nên ta tìm đến những cuốn từ điển, những sách ngữ pháp dày cộp. Và bạn càng cố “nhét” vào đầu thì càng phản tác dụng, ngày qua ngày bạn thấy việc học thật là nhàm chán, “nhồi” trước quên sau, rồi dần dần bỏ cuộc.

Bản năng học tập tự nhiên là gì?
Bạn đã từng có nó đấy, hãy nhớ lại nào. Khi còn là một đứa trẻ một tuổi. Bạn quan sát thấy xung quanh bạn mọi người trao đổi, cười nói trông rất thú vị. Dần dần, bạn có niềm tin sâu sắc rằng thật tuyệt vời khi được nói. Rồi bạn bắt đầu thử, bi bô những tiếng mama, baba. Sẽ khá khó khăn thời gian đầu, bạn có thể nói ngọng nhưng được ba mẹ động viên, bạn tiếp tục quan sát, lắng nghe và chỉnh sửa. Thế là kỹ năng nói của bạn hoàn thiện!
Rồi cũng theo cách tương tự, bạn tiếp tục học đi đứng, viết vẽ, chạy nhảy, thậm chí là phá tung mọi thứ để ghép lại thành đồ chơi mới. Quy trình quan sát, thử sai, nghiệm lại này đã giúp bạn có được nhiều kỹ năng tuyệt vời. Đó chính bản năng học tập tự nhiên được đề cập đến, một quy trình lặp liên tục để chuyển hóa hành động thành thói quen, phản xạ. Nó được khơi mào bằng niềm đam mê hứng thú, và được tiếp nhiên liệu bằng sự khích lệ, động viên.

Việc học tập ngày càng “mất tự nhiên”?

Nếu cứ theo đúng quy trình trên thì bạn hiện giờ phải trở thành những thiên tài trong mọi lãnh vực rồi mới phải. Nhưng công cuộc học tập tuyệt vời đó ít ai duy trì được khi ta đến trường và “được học“. Dường như không mấy ai quan tâm lắm đến điều bạn thích, điều bạn hứng thú. Bạn ngày càng “được rót” vào đầu những khái niệm và hệ thống kiến thức phức tạp để “mai sau” có thể giải quyết các vấn đề còn phức tạp hơn, và chưa chắc vẫn đề đó đã là của bạn.
Nếu lượng kiến thức quá đồ sộ, nếu có quá nhiều những lời chỉ trích khi bạn mắc lỗi thì môi trường học tập đó sẽ dần trở thành “tiêu cực”. Khi đó nó sẽ sẽ tiêu tốn nhiều thời gian, năng lượng mà đáng ra bạn nên dành cho việc quan sát, lựa chọn và trải nghiệm. Và nếu bạn cứ “bị động” trong môi trường đó một thời gian dài (12 năm học sinh & 4 năm đại học), bản năng học tập tuyệt vời dần mất đi là điều dễ hiểu. Việc học trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Phát huy bản năng học tập tự nhiên &  đặc biệt áp dụng cho môn tiếng Anh?
Qua phân tích trên, bạn có thể thấy chìa khóa cho bản năng học tập tự nhiên chính là sự hứng thú, thoải mái khi trải nghiệm. Do đó, điều đầu tiên bạn cần làm xem xét lại việc học tiếng anh có gắn liền với mục tiêu cụ thể, đủ lớn để tạo động lực hay không.

Ví dụ. Nhiều bạn học tiếng anh để có điểm số cao, tạo điều kiện xin việc sau này, rồi cày ngày cày đêm và phàn nàn rằng thật khó nhớ từ, các cấu trúc mới toanh. Còn “tình yêu” tiếng Anh của mình có được do niềm tin: “Tiếng anh giúp mình tiếp cận với nhiều nguồn tri thức phát triển bản thân tốt nhất trên thế giới!“. Thật vậy, mình đã có cơ hội được đọc, được nghe các buổi thuyết trình của các diễn giả nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng trên thế giới như Anthony Robbins, Brian Tracy, Richard Bandler… nhờ đó mình dần tích lũy đủ vốn từ vựng cần thiết để cảm nhận sự uyên thâm cũng như bầu nhiệt huyết của họ. Mình đã được truyền cảm hứng để vững bước  trên con đường hiện thực hóa ước mơ làm tác giả, diễn giả của mình.
Sau khi đã có một mục tiêu tích cực và đủ lớn, bạn cần có một chiến lược học tập với phong cách càng tự nhiên càng tốt. Mình chủ trương “học chậm, mà chắc” còn hơn “học nhanh, nhưng ẩu” cho nên mình chọn một số “thói quen” là:
»» Viết Blog & sáng tác truyện bằng cả hai thứ tiếng, tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh.
»» Đọc báo, đọc sách, nghe audio, xem video & nghiên cứu vấn đề yêu thích.
»» Kết bạn nước ngoài, rèn tiếng anh qua Skype với người cùng sở thích.
»» Tham gia các diễn đàn thảo luận bằng và chia sẻ, chat tiếng Anh.
»» Suy nghĩ bằng tiếng Anh khi rảnh rỗi, hoặc “nhại” theo các tư liệu âm thanh.
»» Sưu tầm các thành ngữ hay hoặc đọc truyện cười, học hát tiếng Anh.
»» Tìm cơ hội để dạy tiếng việt cho người nước ngoài nếu có thể.
Và bước thứ ba, bạn phải kiên trì hành động mỗi ngày. Đừng quên luôn tự động viên, khích lệ bản thân bạn nhé. Việc xem những bộ phim nước ngoài hay, viết những entry hay và dịch ra tiếng anh luôn là những hoạt động tạo cho mình niềm cảm hứng nhiều nhất.

Có cách nào “chủ động một cách tự nhiên” không?
Có thể bạn cho rằng học theo trường phái “tự nhiên” này tuy “ngon, bổ, rẻ” nhưng sẽ chậm và không phù hợp lắm với những người thích “mỳ ăn liền” như đi thi để lấy chứng chỉ đi du học. Nếu vậy, bạn có thể tham khảo một số cách học độc đáo khác dưới đây:
  1. Ứng dụng NLP để học tiếng Anh
  2. Kỹ thuật “Âm thanh tương tự”
  3. Học tiếng Anh qua phương pháp Thiền.
Cuối cùng, sự lựa chọn là của bạn, mỗi giây mỗi phút bạn đều có quyền lựa chọn. Ngay bây giờ bạn có quyền chọn cách tin rằng “Tiếng Anh rất khó, và bạn không đủ khả năng học” hoặc “Tôi vào sức mạnh tiềm ẩn nơi mình, tôi sẽ tìm cách khám phá nó để tăng cường khả năng học tập”. Chính những sự lựa chọn mỗi giây mỗi phút trong cuộc sống sẽ tạo ra số phận của bạn đấy, chứ trên đời này không tồn tại một thứ gì gọi là “định mệnh” như kiểu “Tôi sinh ra đã dốt ngoại ngữ” đâu!
Chúc bạn thành công,
Một ngày tốt lành!

                                 >>Bản năng học tập (Phần 2)

Trích Blog Mrlive.org
Read more…

VEEC - Vietnamese Effortless English CLUB

Saturday, January 07, 2012 |


VEEC
CLB ti
ếng Anh da trên phương pháp ca thy A.J. Hoge, người đã thành công vi phương pháp Effortless, giúp 2 triu người trên thế gii nói tiếng Anh nhanh, d dàng, t đng. Sau khi thy A.J. Hoge cùng vi 2 thy cô na là Joe và Kristin (giáo viên ph trách Learn Real English) sang Vit Nam gp mt các thành viên, VEEC đã ra đi.
Nhng người hc tiếng Anh và ngôn ng gii nht là tr con: tr nh hc tiếng Anh theo quá trình t nhiên. Và Effortless English là 1 h thng phương pháp duy nht trên thế gii to ra 1 quá trình hc tiếng Anh t nhiên nhân to cho người ln. Nhược đim ln nht và cũng là cái khó nht ca Effortless English (EE) đó là đòi hi người hc cn có 1 s kiên trì, quyết tâm cao đ. Bi l người hc phi nghe đi nghe li các bài hc ca EE trong vòng 1 – 2 tun, nghe ít nht 1h/ngày.


Tuy nhiên nếu có đ kiên trì theo các bài hc, sau 6 tháng bn s cm nhn được hiu qu ca nó. Effortless English là phương pháp hiu qu nht và đúng nht mà chúng ta không th thiếu nếu mun hc tiếng Anh thc s. Mình đã hc theo phương pháp này được 6 tháng và mình thy nó rt có hiu qu, đc bit là trong phn chia đúng đng t 1 cách t đng khi nói, phát âm cũng bt được âm cui ca t, vic nói cũng t nhiên và thoi mái hơn ch không b cng như trước. Người hc theo phương pháp này lâu nht là ch Nguyt (ch tch VEEC) vi thi gian tính đến nay là 20 tháng. Ch đã và đang áp dng phương pháp này đ đưa vào dy trong lp hc tiếng Anh ca mình và hc sinh ca ch đã tiến b rt nhanh.

Mc đích ca mi người khi đến tham gia CLB tiếng Anh là luyn nói. Tuy nhiên hin ti hu hết các CLB tiếng Anh đu đi sai mc đích. MC là người nói gn như 80% thi gian ca chương trình. Khi chia nhóm tho lun, h chia các thành viên vào trong 1 nhóm nh và cho tho lun thường là trong có 10’ ngn ngi. Gi là nhóm nh nhưng trong nhóm này s lượng thành viên cũng chưa chc đã là nh: ít thì 6 mà nhiu thì 10 người. Trong 1 nhóm, khi có 1 người nói, thì nhng người còn li ngi nghe và như vy thi gian nói ca mi người li càng ít. Vy là chúng ta đến CLB tiếng Anh đ luyn listening vi các MC là chính ch không phi đến đ luyn speaking.

Đến vi VEEC, bn s thy 1 môi trường CLB hoàn toàn khác mà không 1 CLB tiếng Anh nào có được. Phương pháp “Speed talking” hay còn gi là “Crazy talking” dy cho não ca bn kh năng nói tiếng Anh 1 cách t đng. Mi người được to cơ hi đ nói liên tc tng cng trong 30’ trong 1 bui sinh hot. Luyn Speaking theo phương pháp này, bn s nói liên tc, s không có thi gian đ nghĩ, đ dch hay đ nh v các quy tc ng pháp trong khi nói => “Speed talking” s trit tiêu toàn b nhng nguyên nhân khiến bn nói chm và b ngt quãng trong khi nói.

Nếu bn đã đc bài viết này, tôi tin chc bn cũng là người chăm ch, mun đu tư cho tiếng Anh 1 cách thc s. Bn đã cm thy t tin, d dàng trong khi giao tiếp chưa? Bn có th nói nhanh mà không cn suy nghĩ v bt c quy tc ng pháp, phát âm nào chưa? Nếu câu tr li là chưa thì hãy đếm li xem bn hc tiếng Anh được my năm ri? Nếu bn bt đu hc tiếng Anh t cp 1 và bây gi bn là sinh viên, vy thì bn đã đu tư 10 năm đ hc tiếng Anh theo phương pháp truyn thng. Bây gi Bn có mun tiếp tc mt thi gian thêm 5 năm hay 10 năm na đ hc theo phương pháp cũ?

Effortless English ch ra cn k nhng gì bn đã b hc sai khi dùng phương pháp truyn thng trên lp, thm chí là trong các trung tâm tiếng Anh ni tiếng. Chính vì thế mà bây gi bn vn gp khó khăn trong khi giao tiếp. Vy hãy th bt đu vi Effortless English nhé!

Tham gia VEEC, bn s được h tr copy 3GB video hướng dn và gii thích tường tn v phương pháp.
VEEC còn có 1 th
ư vin d liu tiếng Anh khng l vi hơn 100GB d liu cht lc nhng gì hay nht, nhng phn mm tuyt vi nht, nhng video, công c hc t nhng giáo sư tiếng Anh ni tiếng trên thế gii. Nếu là thành viên chính thc ca VEEC, bn s được h tr mi th.

Hãy gi
i thiu Effortless English ti cho mi người, nhng người đang gp khó khăn trong khi hc tiếng Anh nhé!

Nguyễn Mạnh Trường
Read more…

Hai chú khỉ sinh ra từ sáu tế bào phôi khác nhau

Saturday, January 07, 2012 |
Lần đầu tiên trong giới khoa học, các chuyên gia của Mỹ đã “sinh ra” hai chú khỉ con từ sáu tế bào phôi khác nhau.
Hai chú khỉ sinh ra từ sáu tế bào khác nhau.
Hai chú khỉ sinh ra từ sáu tế bào khác nhau.
Những chú khỉ sinh ra từ nhiều tế bào này được gọi là Rhesus, lông màu nâu, da mặt màu hồng. Theo các chuyên gia, chúng được tạo ra từ bộ gen của sáu tế bào phôi thai. Sau khi thu thập được các tế bào này, các nhà khoa học kết hợp lại và cấy vào cơ quan sinh dục của khỉ mẹ.
Để có được hỗn hợp sáu tế bào trên, các chuyên gia lựa chọn từ 14 tế bào khỏe mạnh nhất. Sáu tế bào chọn lọc cuối cùng tạo ra 29 tế bào blastocysts mới. Thai kỳ của khỉ mẹ phát triển trong ba cuộc thử nghiệm phát triển bào thai Chimerism.
Tế bào gốc của hỗn hợp sáu tế bào này phát triển mạng và phân chia thành 2-4 tế bào khác. Mỗi tế bào sau khi được phân chia, biến thành các mô và phát triển thành nhau thai, duy trì sự sống.
Hai chú khỉ sinh đôi đã chào đời. Tuy nhiên, loài khi mới này phải mất 4-5 năm phát triển hoàn thiện cơ quan sinh dục.
Các chuyên gia cho biết, việc sinh ra loài khỉ từ sáu tế bào khác nhau là một thành công lớn của ngành nghiên cứu sinh học. Báo cáo được đăng tải trên tạp chí Cell (Mỹ) ngày 5-1.
Nguyễn Thủy-tienphong.vn
Theo Livescience
Read more…

Luyện 'gà chọi' cấp tốc

Wednesday, January 04, 2012 |
Tiền bạc được huy động từ nhiều nguồn khác nhau cuối cùng chảy vào túi một số ít người. Trong khi đó, những học sinh đã vào đội tuyển có nghĩa là phải chấp nhận hi sinh rất nhiều thứ.

 >> Giỏi cũng phải... chi tiền

Trong các đội tuyển của Phú Thọ, đội tuyển toán được kỳ vọng nhiều nhất. Trong ảnh: học sinh trong đội tuyển toán trao đổi sau đợt ôn luyện tại khách sạn ở 25 Doãn Kế Thiện, Hà Nội
Trong các đội tuyển của Phú Thọ, đội tuyển toán được kỳ vọng nhiều
nhất. Trong ảnh: học sinh trong đội tuyển toán trao đổi sau đợt ôn luyện
tại khách sạn ở 25 Doãn Kế Thiện, Hà Nội. Ảnh: Vĩnh Hà (Tuổi Trẻ)
Khoảng một tháng trước kỳ thi có thể xem là giai đoạn “luyện thi cấp tốc” của tất cả đội tuyển học sinh giỏi quốc gia trên cả nước. Nếu như các năm trước việc “rước thầy từ Hà Nội về” hay di chuyển cả đội tuyển lên Hà Nội luyện thi không phải tỉnh nào, đội tuyển nào cũng làm, thì năm nay rất nhiều đội tuyển đã lao vào cuộc chạy đua để “xin thầy trung ương chỉ giáo”. Và việc tập huấn trở thành một cuộc đua để giành giật thầy giỏi, thầy tham gia ra đề thi, thầy có thể định hướng đề thi, truyền kinh nghiệm để có giải...
Tiền thầy bỏ túi
Tr. - một giáo viên dẫn đội vật lý của Nam Định đang “đóng quân” tại khách sạn Sơn La, cho biết: “Chúng tôi mới mời được hai thầy, chi phí 1-1,5 triệu đồng/thầy/ca học. Thường phải điện thoại trước liên hệ hoặc lãnh đội phải tìm cách gặp thầy mình cần mời, sau đó mới đưa đội tuyển lên”.
Tại khách sạn Sơn La thời điểm này còn có nhiều đoàn các tỉnh khác lên thuê chỗ, vừa làm nơi ở vừa là lớp học. Theo một giảng viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) đã nhận lời đến dạy, đoàn Thái Nguyên lần lượt đưa tất cả các đội tuyển đi Hà Nội. Khách sạn Sơn La như một “lò luyện thi”, cả những tỉnh vùng miền núi phía Bắc cũng lặn lội đưa học sinh đến luyện.
Tại một khách sạn tư nhân khác ở 25 phố Doãn Kế Thiện, Hà Nội, đội tuyển toán của Phú Thọ và Vĩnh Phúc cùng thuê trọ để tiện mời thầy dạy tại chỗ. Tại đây, theo các học sinh, có 4-5 thầy được mời dạy trong 10 ngày. Đây là đợt lên Hà Nội lâu nhất. Trước đó, các bạn có lên vài đợt nhưng mỗi đợt chỉ hai ngày. Việc phải đi nhiều đợt là do không kết nối được với thầy trên Hà Nội.
Theo một số giáo viên của Trường chuyên Hùng Vương- Phú Thọ, giá thuê thầy phổ biến 2-3 triệu đồng/ca học (hai đến hai giờ rưỡi). Tiền trả cho thầy dạy tại Hà Nội ít hơn so với mời về tỉnh. Để tiết kiệm, trước khi đưa cả đội tuyển lên Hà Nội, một số đội tuyển của Phú Thọ và Vĩnh Phúc đã được ghép với nhau (tại Phú Thọ hoặc tại Vĩnh Phúc) để cùng học, chi phí trả cho thầy 4 triệu đồng/ca, mỗi bên chịu 50%.
Bạn M., học sinh đội tuyển Hà Nam, cho biết: “Nếu thầy chỉ dạy một buổi, tiền cho thầy 5 triệu đồng/buổi, chưa kể tiền ăn, ở vì phải mời thầy về tỉnh. Còn thầy dạy hai buổi chi phí sẽ đỡ hơn, 7-8 triệu đồng/cả đợt. M. cho biết: “Đội tuyển địa còn phải trả 6 triệu đồng/buổi”.
Theo một giáo viên phụ trách đội tuyển ở Hải Phòng, “mời được thầy về tận nơi vẫn là phương án tốt nhất”. Để được như thế có khi phải cho xe lên Hà Nội đón. Do lịch của thầy đã kín nên có khi đón buổi sáng, chiều phải đưa thầy về để vài ngày sau lại đón. Hải Phòng có đội tuyển đã hẹn hò cẩn thận, đưa quân lên Hà Nội, nhưng thầy bận đột xuất, học sinh lại nằm khách sạn chờ được “xếp lịch”. Những đội không đón được thầy thì phải cho đội tuyển lên Hà Nội.
Theo học sinh và giáo viên ở nhiều tỉnh, mỗi môn chỉ có 5-7 thầy chuyên luyện “gà chọi”. Trong khi tỉnh nào cũng muốn đón thầy. Thế là có tỉnh cạnh tranh bằng mối quan hệ, thái độ phục vụ, có tỉnh nâng giá thuê thầy. Một giáo viên phụ trách đội tuyển ở Phú Thọ tâm sự: “Đội nào may thì có giáo viên có quan hệ tốt với các “thầy trung ương”. Cũng có thầy về đây kể: “Vì quý nên chỉ nhận 2 triệu đồng/buổi, trên Hà Nội có nơi đã trả thầy 3 triệu dạy tại chỗ”.
Ông Hoàng Văn Cường - hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hùng Vương - phân trần: “Nếu không cho phép thu của phụ huynh, chúng tôi không biết lấy tiền đâu ra. Hiện nay chúng tôi đang cố gắng kêu gọi các mạnh thường quân và xin thêm quỹ khuyến học của tỉnh”.
Bị biến thành “gà chọi”
M., thành viên đội tuyển Hà Nam, cho biết: “Từ một tháng nay chúng em không phải học chính khóa. Sáng từ 7g-10g30 và chiều 2g-4g, chúng em chỉ học tại đội tuyển. Rất mệt vì phải học suốt, lại lo lắng nữa. Dù thế, buổi tối vẫn phải đi học thêm bên ngoài để dự phòng phương án phải thi đại học nếu không có giải”.
Theo một số học sinh đội tuyển Phú Thọ, “nhà trường đã miễn học một số môn nhưng vẫn rất lo”. Có bạn than: “Giờ phải tập trung luyện thi học sinh giỏi, em lo không biết thi tốt nghiệp THPT có lấy được bằng trung bình không”. Lo lắng này không phải không có cơ sở khi học sinh đội tuyển phải dồn gần như tối đa thời gian cho kỳ thi của những “chú gà chọi”. Tại Hải Phòng, các học sinh trong đội tuyển văn cũng cho biết “đã được miễn học các môn phụ”. Thời điểm này, theo giáo viên phụ trách đội tuyển: “Các em chủ yếu chỉ học môn chuyên để đi thi”.
Gặp những “chú gà chọi” trong các “lớp học” ở nhà trọ, khách sạn tại Hà Nội, chúng tôi chứng kiến các bạn đang phải chịu một áp lực quá lớn, một áp lực về thành tích, áp lực phải chiến thắng sau khi đã đầu tư quá nhiều tiền bạc, công sức, thời gian. Các bạn phải ngồi chen chúc trên giường khách sạn để học và học. Phòng không có bàn, giấy vở để trên đùi mà viết hoặc nằm bò ra giường, phòng thiếu khí, thiếu sáng. Nhưng các bạn không thể đòi hỏi hơn khi phần lớn chi phí đã dùng vào việc trả cho thầy.
Với quy định phải thi thực hành (môn vật lý, hóa học, sinh học) và thi nói (ngoại ngữ), nhiều đội tuyển phải quen với việc “đột xuất lên đường” bất cứ lúc nào khi thầy, cô thuê được phòng thí nghiệm, bố trí được thầy truyền kinh nghiệm thi thực hành, thi nói.
Một thực tế mà nhiều học sinh đội tuyển quốc gia cũng phần nào nhận thấy là nếu đoạt giải, con đường của các em rộng mở, nhưng không có giải, các em sẽ là những học sinh phổ thông tốt nghiệp với sự thiếu hụt nghiêm trọng những kiến thức, kỹ năng sống cần thiết. Bởi vì đơn giản các bạn là những “chú gà” được luyện riêng cho một trường đấu. 
Mời “người của bộ” tập huấn
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, bộ phận ra đề thi, ngoài thành viên là người của Bộ GD-ĐT còn có các chuyên gia ở trường đại học, giáo viên phổ thông... Không biết từ nguồn nào mà nhiều đội tuyển đều cho rằng nhóm ra đề tập trung ở các trường: ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Khoa học xã hội & nhân văn, ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQGHN), Viện Khoa học giáo dục. Và không phải ngẫu nhiên mà danh sách các thầy giáo đang “đắt sô” trong việc luyện “gà chọi” hiện nay đều ở những trường, viện kể trên.
Không những thế, trao đổi với chúng tôi, đại diện một số trường chuyên trần tình: “Các năm trước thấy tỉnh bạn mời, chúng tôi cũng mời các chuyên gia của Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT). Khi đó, Vụ Giáo dục trung học lo khâu ra đề thi. Nhưng từ khi kỳ thi chuyển giao cho Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) thì thôi không mời chuyên viên vụ nữa”.
Giải thích về chuyện “mời người của bộ tập huấn” một số lãnh đội cho biết: “Vì hi vọng có thể được định hướng ra đề thi”. Năm nay, khi trao đổi về hướng mời thầy “trung ương” tập huấn, một số lãnh đội vẫn úp mở việc “mời người của bộ nhưng đang chờ trả lời để xếp lịch”.
Theo V.HÀ - N.HÀ - Đ.NGỌC
Tuổi Trẻ
Read more…

Nhận xét mới nhất


ho