C

Làm việc với Microsoft Office 2007

Saturday, June 21, 2008 |
Microsoft Office 2007
LỜI KHUYÊN

Đừng bao giờ rời tay khỏi bàn phím

Hãy học cách điều khiển không cần dùng chuột cho mọi thứ! Gõ nhẹ phím Alt trong ứng dụng Office 2007, khi đó ribbon được bao trùm ngay lập tức bởi các ký tự nhỏ chỉ thị các phím nhấn. Nhấn ký tự tương ứng với từng ribbon khác (H cho Home, N cho Insert, …) để truy cập vào các điều khiển ribbon sâu và nhiều phím tắt cho từng mục.

Đặt lại kích thước một ribbon

Không giống như menu của MS Office cũ, các mục trong ribbon không thể sắp xếp lại. Nhưng ribbon có thể thay đổi kích thước và giảm những cung cấp sẵn của nó dựa trên lượng không gian trên màn hình mà bạn có được. Giữ màn hình tối đa 1.024x768 để xem được mọi thứ.

Mở rộng các khả năng của Office

Office SharePoint Server 2007 đang chạy trên máy chủ trong văn phòng để lưu trữ tài liệu cho mục đích sử dụng sau hoặc cho các đồng nghiệp. Ví dụ, một bản presentation PowerPoint 2007 – hoặc chỉ là một slide – trong SharePoint Slide Library có thể trở thành một mẫu cho các trình diễn sau này. Các dịch vụ Excel của SharePoint Server cũng có thể render trang bảng tính như một tài liệu HTML.

Tăng khả năng tương thích của file

Nếu chỉ có một mình bạn sử dụng Office 2007, hãy lưu các file theo định dạng file Office cũ để những người khác có thể mở chúng. Bạn có thể thiết lập điều này một cách mặc định: trong Word, bạn hãy vào nút Office, chọn Word Options | Save, sau đó trong Save Files trong Format này bạn chọn Word 97-2003 document (*.doc). Rich Text Format (*.rtf) sẽ làm việc thậm chí cả bên ngoài Word.

HƯỚNG DẪN

Điều chỉnh Quick Access Toolbar

Quick Access Toolbar choán mất một phần không gian bên trái của thanh tiêu đề trong cửa sổ ứng dụng Office 2007. Bạn có thể chuyển nó xuống bên dưới ribbon (kích chuột phải vào bên cạnh các Add-In để có một menu) và tùy chỉnh nó theo ý bạn.

Giấu và khôi phục lại ribbon

Để ẩn ribbon trong Office 2007, bạn hãy kích đúp vào tab, nhấn Ctrl-F1 hoặc kích chuột phải và chọn Minimize the Ribbon. Lúc này Ribbon sẽ lại giống như hầu hết menu khác, ẩn cho tới khi bạn kích vào tab và sử dụng phím Alt để hiện các phím kích hoạt như đã được hướng dẫn ở trên.

Thay đổi các vị trí lưu mặc định

Tất cả các phiên bản Office đều có các vị trí lưu mặc định của riêng nó. Để thay đổi vị trí Save As này trong ứng dụng Office 2007, hãy kích vào nút Office tròn (góc trên bên phải) và chọn Options | Save. Trong Word, bạn có thể chọn Browse để chỉ định vị trí mặc định cho việc lưu file nào đó; trong Excel và PowerPoint, bạn phải paste vào đường dẫn đến vị trí đó từ Windows Explorer.

Tạo SmartArt

SmartArt để tùy chỉnh đồ họa và biểu đồ, nó nằm trên tab Insert trong các ứng dụng chính của Office 2007. Word chỉ có 6 kiểu sơ đồ bị hạn chế mà bạn có thể sử dụng; trong khi Excel và PowerPoint có đến 15 kiểu, những lựa chọn này có thể tùy chỉnh với văn bản mà bạn sở hữu. Bên cạnh đó bạn cũng có thể kích vào tab “Design” (tab này xuất hiện khi bạn đang chọn một kiểu đồ họa hoặc biểu đồ đã được vẽ) để điều chỉnh màu sắc.

Tạo các nút với WordArt

WordArt khác với SmartArt. Nó tạo các chuỗi văn bản theo mẫu có sẵn mà bạn không thể chỉnh sửa được. Trong Excel và PowerPoint thì đây là một công cụ rất hữu dụng cho việc nhúng văn bản với các hiệu ứng đặc biệt. WordArt nằm trên tab Insert trong cả Word, Excel và PowerPoint nhưng trong Excel và PowerPoint bạn sử dụng tab Format để thay đổi hình dáng của văn bản, hoặc thậm chí tạo các nút.

CÔNG CỤ BỔ XUNG

Bổ sung thêm tab cho những người mới bắt đầu

Bạn cảm thấy lộn xộn bởi những thay đổi trong Office 2007? Download bộ "Get Started Tab" cho Word, Excel, và PowerPoint từ www.microsoft.com/downloads. Các tiện ích này sẽ đặt một tab mới lên chương trình tương ứng với các liên kết đến phần hướng dẫn tương tác trực tuyến, demos và video hướng dẫn về cách làm chủ phần mềm.

Xem các tài liệu không cần Office

Bạn có thể mở, xem và in các tài liệu Office 2007 mà không cần sở hữu Office. Download bộ xem riêng cho Word, Excel, hoặc PowerPoint từ www.microsoft.com/downloads.

Mở các tài liệu mới bằng Office cũ

Hãy download về phiên bản "Microsoft Office Compatibility Pack for Word, Excel, and PowerPoint 2007 File Formats" – đây chính là gói tương thích của Microsoft Office cho định dạng Word, Excel, và PowerPoint 2007. Lúc này bạn có thể mở file Office 2007 mới trong các phiên bản Office cũ hơn.

Theo: quản trị mạng
Read more…

Làm việc với Word 2007

Saturday, June 21, 2008 |
Word 2007
LỜI KHUYÊN

So sánh các tài liệu theo cách thông minh

Bạn không cần phải mở hai cửa sổ để so sánh các tài liệu trong Word 2007. Hãy vào Review | Compare, và kích Compare lần nữa. Nhập vào hai tài liệu và bạn sẽ thấy được sự khác nhau.

Bảo đảm cho những thay đổi được chấp nhận

Vẫn có thể kiểm tra các thay đổi trong một tài liệu, thậm chí sau khi bạn đã tắt tính năng kiểm tra thay đổi. Bạn phải cho phép (hoặc từ chối) các thay đổi đã được tạo bằng cách vào tab Review và chọn chấp nhận tất cả các thay đổi trong tài liệu (Accept all changes in document). Hãy tỏ ra chuyên nghiệp và kiểm tra tỉ mỉ trước khi lưu thông bản ghi nhớ đó.

Tìm kiếm dữ liệu riêng tư

Trước khi gửi một file, sử dụng lệnh Inspect Document (nằm trong nút Office, kích Prepare). Nó sẽ tìm kiếm các văn bản ẩn và những thông tin khác mà Word không thể hiện.

Bổ sung thêm AutoText vào Toolbar

Làm cho AutoText trở nên dễ dàng trong tìm kiếm trên Quick Access Toolbar: Hãy vào nút Office, Word Options | Customize, dưới phần “Choose commands from”, bạn tìm All Commands. Tìm AutoText và kích Add.

HƯỚNG DẪN

Tăng sự di chuyển của đoạn

Chuyển các đoạn chỉ cần bàn phím. Đặt con trỏ ở trước các đoạn văn bản, giữ Alt-Shift, sau đó sử dụng các phím mũi tên để chuyển nó lên hoặc xuống.

Chèn thước đo ngang

Nếu bạn cần một dòng ngang trong tài liệu, đánh ba dấu nối, đường gạch dưới hoặc dấu bằng liên tục và nhấn Enter. Chúng sẽ tạo một dòng thường, in đậm hoặc dòng kép tương ứng. Nếu không thích dòng đó bạn phải nhấn Undo hoặc Ctrl + Z ngay sau khi tạo ra nó.

Nhảy tới phần công việc trước đó

Khi mở lại một tài liệu Word lớn, hãy nhất Shift-F5 để nhảy trực tiếp vào phần cuối cùng mà bạn đang làm việc.

Xóa bảng một cách dễ dàng

Bạn đã từng xóa một bảng trong Word? Thực sự dễ dàng hơn bạn có thể thấy. Chọn một bảng bằng cách kích vào phần quản lý di chuyển của nó, đó chính là hộp bên phía góc trái trên. Nhấn Delete lúc đó toàn nội dung của các ô sẽ bị xóa, không xóa cả khung kẻ bảng.

Tạo bảng mục lục tự động

Tạo một bảng mục lục cho tài liệu hoàn toàn dễ dàng miễn là tất cả các đầu dòng và đầu đề nhỏ sử dụng Heading 1, Heading 2 hoặc Heading 3 từ phần Styles của tab Home. Chèn Table of Contents từ tab References, lúc này nó sẽ đưa ra bảng mục lục dựa trên các kiểu đó.

Sử dụng đầu đề nhỏ cho style

Không nên tạo tiêu đề nhỏ chỉ là các chữ đậm đơn thuần. Để làm cho chúng phù hợp với kiểu, hãy bôi đen tiêu đề mục nhỏ, kích chuột phải và vào Styles, sau đó chọn Select Text with Similar Formatting. Kiểm tra tỉ mỉ để macro không chọn văn bản mà bạn không muốn, sau đó sử dụng kiểu giống Heading 3 từ phần Styles của tab Home.

Thay đổi font mặc định

Font mặc định của Microsoft Word 2007 khá đẹp nhưng bạn có thể không thích nó. Hãy nhất Ctrl-D, chọn font bạn muốn (cùng với kích thước và màu sắc), kích nút Default. Thao tác này sẽ thay đổi font mặc định trong mẫu Normal, mẫu được áp dụng cho tất cả các tài liệu sử dụng Normal.

Dịch các từ và các câu

Word 2007 sẽ dịch các từ hoặc toàn bộ câu sang tiếng Ả rập, Pháp hoặc Tây Ban Nha khi bạn chỉ định. Hãy vào tab Review và kích vào Translation ScreenTip để thiết lập ngôn ngữ. Di chuyển con trỏ chuột trên từ để dịch nó hoặc chọn một khối văn bản hoàn chỉnh và kích Translate.

Sử dụng AutoText để chèn các mục

Với nội dung lặp lại bạn thường chỉ phải nhập và nhập, quả thật vất vả không cần thiết, Word 2007 đưa ra việc xây dựng các khối văn bản (hoặc đồ họa) để có thể chèn nhờ tính năng AutoText. Chọn văn bản trong tài liệu mà bạn muốn tạo thành một khối, sau đó kích AutoText | Save Selection to AutoText Gallery. Lúc này nó sẽ luôn có sẵn cho thao tác paste tức thì của bạn.

HACK

Chèn văn bản ngẫu nhiên

Bạn có cần đến văn bản mẫu? Đánh =rand() trên dòng cần chèn đoạn mẫu. Các số trong dấu ngoặc đơn chỉ thị số đoạn văn bản và số câu: =rand(5,10) chèn 5 đoạn văn bản với mỗi đoạn 10 câu.

CÔNG CỤ BỔ XUNG

Soạn thảo các tài liệu ảnh

Office có một chương trình có tên gọi Microsoft Document Imaging. Với chương trình này bạn có thể sử dụng nó để thực hiện sự thừa nhận đặc tính thị giác (OCR) trên các mục mà bạn đã scan (lưu chúng dưới các file TIFF). Kích Send Text to Word, lúc đó bạn có thể bắt đầu việc soạn thảo ngay lập tức.
Văn Linh (Theo PC Mag)- Quản trị mạng
Read more…

Song: Girlfriend - Avril Lavigne

Friday, June 20, 2008 |
Avril Lavigne

Hey Hey You You
I don't like your girlfriend
No way No way
I think you need a new one
Hey Hey You You
I could be your girlfriend




Hey Hey You You
I know that you like me
No way No way
No, it's not a secret
Hey Hey You You
I want to be your girlfriend

You're so fine
I want you mine
You're so delicious
I think about you all the time
You're so addictive
Don't you know
What I can do
To make you feel alright

Don't pretend
I think you know
I'm damn precious
And hell yeah
I'm the mother fucking princess
I can tell you like me too
And you know I'm right

She's like so whatever
You can do so much better
I think we should get together now
And that's what everyone's talking about

Hey Hey You You
I don't like your girlfriend
No way No way
I think you need a new one
Hey Hey You You
I could be your girlfriend

Hey Hey You You
I know that you like me
No way No way
No, it's not a secret
Hey Hey You You
I want to be your girlfriend

I can see the way
I see the way
You look at me
And even when you look away
I know you think of me
I know you talk about me all the time
again and again

So come over here
and tell me what I wanna hear
Better, yet, make your girlfriend disappear
I don't wanna hear you say her name
ever again

Because...

She's like so whatever
You can do so much better
I think we should get together now
And that's what everyone's talking about

Hey Hey You You
I don't like your girlfriend
No way No way
I think you need a new one
Hey Hey You You
I could be your girlfriend

Hey Hey You You
I know that you like me
No way No way
No, it's not a secret
Hey Hey You You
I want to be your girlfriend

In a second you'll be wrapped around my finger
'Cause I can, 'cause I can do it better
There's no other, so when's it gonna sink in
She's so stupid, what the hell were you thinking?

In a second you'll be wrapped around my finger
'Cause I can, 'cause I can do it better
There's no other, so when's it gonna sink in
She's so stupid, what the hell were you thinking?

Hey Hey You You
I don't like your girlfriend
No way No way
I think you need a new one
Hey Hey You You
I could be your girlfriend

(No Way)

Hey Hey You You
I know that you like me
No way No way
No, it's not a secret
Hey Hey You You
I want to be your girlfriend

Hey Hey You You
I don't like your girlfriend ( No Way!)
No way No way
I think you need a new one (Hey!)
Hey Hey You You
I could be your girlfriend (No Way!)

Hey Hey You You
I know that you like me (No Way!)
No way No way
No, it's not a secret (Hey!)
Hey Hey You You
I want to be your girlfriend (No Way!)

Hey Hey!
Read more…

Giới thiệu phương pháp học tập và đọc tích cực SQ3R

Wednesday, June 18, 2008 |
SQ3R
Mô tả:

Có rất nhiều người trong chúng ta không thể nhớ nổi nội dung của một cuốn sách, một bài báo, một tài liệu cần thiết cho công việc của mình. Chúng ta quên béng mất nội dung của tài liệu chỉ sau vài giờ đồng hồ đọc chúng.

Chính do quá trình quên nhanh chóng các nội dung quan trọng này, chúng ta thường không thể kết nối kiến thức, không thể thành công trong các kỳ thi và không thể hoàn thành tốt công việc của chính bản thân mình.


Nguyên nhân:

Do trong quá trình đọc tài liệu, chúng ta đọc một cách “thụ động”. Cặp mắt của chúng ta vẫn lướt trên tài liệu, nhưng bộ não của chúng ta lại đang nhảy múa với những ý tưởng khác hoặc hờ hững với nội dung của tài liệu. Hoặc học sinh của chúng ta đọc “ra rả” bài học nhưng ngay lúc ấy trí não của các em không hề “nhúc nhích”, nói cách khác, các em đang dùng các biện pháp “cơ học”, “cưỡng bức” để bộ não phải ghi nhớ, nhưng “chữ thầy vẫn trả cho thầy”.

Theo các điều tra về tâm lý và hoạt động của não bộ, chúng ta sẽ nhớ lâu hơn khi chúng ta chú tâm một cách tích cực và hiểu rõ nội dung mà tài liệu đang trình bày.

Giải pháp:

Có rất nhiều phương pháp, kỹ thuật để giúp chúng ta học tập hiệu quả hoặc đọc tích cực một tài liệu, chúng tôi xin giới thiệu một trong những phương pháp đó.

Phương pháp SQ3R (Francis Robinson, 1970) là một kỹ thuật hữu hiệu nhằm giúp chúng ta nắm hết toàn bộ nội dung thông tin của một tài liệu, một quyển sách, … thông qua việc làm cho ta phải chú tâm đọc tài liệu một cách tích cực. Phương pháp này được nhiều trường đại học trên thế giới khuyến khích các sinh viên sử dụng để nâng cao hiệu quả học tập, nghiên cứu.

Các chữ cái SQ3R là từ viết tắt của các kỹ thuật mà chúng ta sẽ sử dụng liên tiếp để đạt đến mục đích cuối cùng là nắm toàn bộ nội dung của tài liệu.

Survey – Question – Read – Recite – Review

Các bước tiến hành:

Survey (Khảo sát): Thu thập các thông tin cần thiết để tập trung và hình thành các mục đích khi đọc.

Trước khi đọc bất kỳ tài liệu nào, hãy dành vài phút ban đầu để xem xét tổng quát tài liệu bằng cách xem qua mục lục, các tiêu đề của chương, các tựa đề, phần tóm tắt, phần mở đầu, phần kết luận … Chú ý những bảng biểu, đồ thị, hình vẽ trong sách. Image

Hãy cố gắng đưa ra ý kiến liệu rằng tài liệu hay cuốn sách này có giúp ích gì cho bạn không? Nếu cảm thấy rằng nó không có ích lợi gì cho bạn, hãy lựa chọn một cuốn sách khác.

Việc xem xét tổng quát tài liệu sẽ giúp chúng ta:

- Có một khái niệm ban đầu và sự quen thuộc với nội dung sắp sửa đọc.

- Cho phép ta ước lượng thời gian cần thiết để đọc tài liệu.

- Khi đọc toàn bộ nội dung tài liệu, chúng ta sẽ thông hiểu tài liệu gấp đôi.

Question (Đặt câu hỏi): làm cho não của bạn bắt đầu hoạt động và tập trung bằng cách dựng lên một loạt câu hỏi làm “khung sườn” cho nội dung. Chúng ta có thể sử dụng kỹ thuật 5W1H để tạo ra các câu hỏi hoặc sử dụng ngay các câu hỏi do giáo viên đưa ra, câu hỏi ở đầu chương của sách…

Đặt ra các câu hỏi trước khi bắt đầu đọc thật sự, sẽ giúp chúng ta có chủ đích khi tiến hành đọc tài liệu.

Read (Đọc): lắp thông tin vào cấu trúc mà bạn đã dựng lên.

Tiến hành đọc tài liệu. Trong quá trình đọc, hãy cố gắng tập trung tìm kiếm các chi tiết nhằm giúp ta trả lời những câu hỏi đã đặt ra.

Khi đọc, chúng ta có thể sử dụng kỹ thuật mindmap để ghi chú các chi tiết.

Recite (Thuật lại): như tên gọi của nó: “thuật lại”, ở bước này chúng ta giúp não bộ tập trung ghi nhớ về nội dung vừa xem bằng cách thuật lại, diễn giải nội dung đã đọc bằng chính ngôn ngữ của bản thân.

Nếu cần thiết, hãy viết ra các diễn giải hay các câu trả lời bằng chính suy nghĩ, diễn đạt của mình.

Nếu có thể, hãy đọc hay diễn tả lại nội dung vừa xem bằng cách nói lớn tiếng. Hãy tưởng tượng, bạn đang phải trình bày lại nội dung của cuốn sách, bài báo vừa xem cho 1000 khán giả trước mặt, trong một khán phòng rộng lớn, những khán giả này đang chăm chú lắng nghe từng lời diễn tả của bạn.

Điều quan trọng ở bước này là phải dùng chính ngôn ngữ của mình để thuật lại hay diễn tả lại.

Nếu chúng ta đang ở nơi đông người và không muốn làm ảnh hưởng đến người khác thì chúng ta hãy nhắc lại một cách thì thầm.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng ta có xu hướng quên đến 80% nội dung mà mình đã đọc sau 2 tuần lễ. Nhưng nếu chúng ta tiến hành bước “thuật lại”, thì chúng ta chỉ quên có 20% với cùng thời gian 2 tuần.

Review (Xem lại): bước cuối cùng này theo đúng tinh thần mà ông bà chúng ta đã nhắc nhở: “Văn ôn, Võ luyện”.

Vào ngày hôm sau, tuần sau, hãy thử quay lại quyển sách đã đọc và xem thử bạn nhớ được và có thể thuật lại bằng chính từ ngữ của bạn bao nhiêu về nội dung.

Ở bước này, chúng ta chỉ nhìn lướt lại quyển sách đã đọc, các câu trả lời đã hoàn thành, các câu hỏi đã đặt ra và thử xem bạn có thể trả lời chúng một cách trôi chảy hay không. Nếu không, hãy làm lại các bước trên.

Bước cuối cùng này giúp cho nội dung được làm mới và ghi nhớ lâu hơn trong trí óc của chúng ta.

Kết luận:

Với phương pháp SQ3R, chúng ta sẽ rèn luyện cho mình kỹ năng học và đọc một cách tích cực, tránh bị nhồi nhét vào những thời điểm cận kề ngày thi, nắm vững nội dung và kiến thức các sách, các giáo trình, …

Các kỹ năng đọc và học tích cực được ví như những trang thiết bị của người đánh cá. Trang thiết bị càng hiệu quả, kỹ năng sử dụng trang thiết bị càng thuần thục thì người đánh cá sẽ càng thoả sức vẫy vùng trong biển tri thức của nhân loại.

Cùng với những kỹ thuật khác mà CENTEA đã từng giới thiệu, SQ3R sẽ là một công cụ hiệu quả dành cho giáo viên, học sinh, sinh viên, …những người luôn khát khao khám phá những chân trời tri thức mới.

Để minh họa cho kỹ thuật SQ3R trong việc đọc tích cực, chúng tôi đã thực hiện một ví dụ sử dụng ngay trên bài viết giới thiệu về SQ3R. Xin kính mời Thầy Cô và các bạn nhấn vào hình bên dưới để tải bài ví dụ:
Nguồn tham khảo:
- http://www.cscc.edu
- www.studygs.net

T.T.H. – www.giaovien.net
Read more…

10 chỉ dẫn để học ngoại ngữ thành công

Wednesday, June 18, 2008 |
... ?
Làm cách nào để bắt đầu học một ngoại ngữ? Những “kinh nghiệm” của người đi trước trong việc học một ngoại ngữ là gì? Liệu tôi có thể học một ngoại ngữ để giao tiếp lưu loát với người bản xứ không?
chúng tôi xin giới thiệu với Thầy Cô và các bạn bài dịch về “10 chỉ dẫn để học ngoại ngữ thành công”.


Nếu bạn là người học ngoại ngữ lần đầu tiên, bạn nên biết rằng có nhiều điều ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn. Khi bạn hiểu một nội dung nào đó hoặc bắt đầu nắm được một ngoại ngữ nào đó, bạn cảm thấy rất say mê. Tuy nhiên, những cảm giác này cũng thường được tiếp nối theo sau là cảm giác không hài lòng và thiếu can đảm để học tiếp.

Trong suốt khoảng thời gian bạn cảm thấy không hài lòng, bạn không nắm vững kiến thức và khó có khả năng hiểu và giao tiếp một cách hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp đã được kiểm chứng qua nghiên cứu và đã được thử nghiệm sẽ giúp bạn giảm bớt cảm giác không hài lòng và sẽ làm tăng khả năng thành công trong việc học ngoại ngữ của bạn.

1/ Thiết lập những ước muốn thực tế:

Có cảm giác không thoải mái và e ngại trong lớp học ngoại ngữ là một điều hết sức tự nhiên. Hãy nhớ lại những cảm giác đầu tiên khi bạn ở trong những lớp học mà ngoại ngữ được dùng như những hình thức giao tiếp và hướng dẫn?

Trong một khoá học ngoại ngữ, các tình huống giao tiếp được diễn ra như thực tế nhưng những chỉ dẫn về các tình huống đó mới là trọng tâm. Hiểu theo cách này thì một khoá học ngoại ngữ khác hơn so với hầu hết tất cả các khoá học khác mà bạn đã từng tham gia. Không nắm được vấn đề và mắc lỗi trong lớp học được coi là học tập không tích cực trong những khoá học khác – nhưng đây lại là một phần rất tự nhiên trong tiến trình học ngoại ngữ. Hãy chấp nhận sự thật rằng bạn sẽ không hiểu mọi thứ. Sự thật là vào thời điểm bắt đầu, bạn sẽ không hiểu được gì mấy cả.

Nhớ rằng trong suốt khoảng thời gian ban đầu, tai và tâm trí của bạn đang được điều chỉnh để thích nghi với âm thanh và âm điệu của ngôn ngữ. Dù bạn không hiểu tất cả những gì đã nói, bạn sẽ bất ngờ về sự tiến bộ của bạn vì sự nhạy bén về ngoại ngữ của mình. Hãy nhớ rằng học ngoại ngữ phải thông qua thực hành, thực hành và thực hành nhiều hơn. Trong những khoá học có thực hành như vậy, bạn sẽ có thể mắc lỗi…và bạn sẽ học hỏi được từ chính những lỗi đó.

2/ Chia thời gian học ra thành nhiều khoảng
:

Nghiên cứu cho thấy học ngoại ngữ thường xuyên, trong những khoảng thời gian ngắn hiệu quả hơn khi học không thường xuyên trong những khoảng thời gian kéo dài. Hãy cố gắng học mỗi ngày, vào bất cứ khi nào có thể và một vài lần trong ngày. Nghĩa là làm một số bài tập ở nhà mỗi ngày hơn là làm tất cả những bài tập được giao ở nhà vào buổi tối trước khi nó đến hạn nộp.

Thêm vào đó, bạn có thể làm cùng một lúc được nhiều việc trong lúc tâm trí ‘nhàn rỗi’. Ví dụ như bạn có thể ôn lại từ vựng trong khi ăn sáng, đọc thuộc lòng bảng chữ cái trong khi tắm, đếm những bước chân của bạn trong khi đi bộ giữa những lớp học, nêu tên những điều mà bạn có thể, nói về mục tiêu học ngoại ngữ của bạn trên đường bạn đến trường, làm những tấm thẻ cầm tay ghi từ vựng trong những chuyến đi.

Trong một ngày bạn có thể dành ra một ít phút cho thời gian thực hành ngoại ngữ. Nhắc lại các nội dung đã học sẽ giúp bạn thân thuộc với các nội dung đó một cách nhanh hơn, cho đến khi nó thực sự trở thành phản xạ.

3/ Học từ vựng một cách hiệu quả
:

Từ vựng là một phần thiết yếu nhất trong giao tiếp. Bạn càng biết nhiều từ thì bạn càng có thể nói và hiểu tốt hơn.

Cách tốt nhất để học từ vựng là thông qua việc sử dụng những tấm thẻ ghi nhớ cầm tay mà chính bạn tự tạo ra. Mua những tấm thẻ kích cỡ bỏ túi (sao cho dễ dàng mang đi mọi nơi). Hãy viết những từ vựng lên mặt trước và định nghĩa tiếng Anh của nó lên mặt sau. Như thế bạn có thể học được nhiều thông tin hơn ở mỗi từ (chẳng hạn những hình thức số nhiều của danh từ, những phần về nguyên tắc chia động từ), bạn có thể thêm những thông tin này trên những tấm thẻ.

Có rất nhiều cách mà bạn có thể sử dụng những tấm thẻ cầm tay giống như một công cụ học tập. Để giúp bạn học và nhớ được các loại từ, bạn có thể sử dụng những tấm thẻ có màu sắc, hoặc sử dụng mực có màu. Khi học, sắp xếp các từ theo các nhóm nghĩa phù hợp. Sắp xếp những tấm thẻ hoặc những nhóm thẻ để bạn có thể dùng những chồng thẻ theo trật tự khác nhau. Những tấm thẻ học từ vựng nhanh như vậy rất có lợi. Hãy tận dụng ưu điểm đó.

4/ Thực hành từ vựng một cách chủ động:

Bất cứ khi nào có thể, hãy tập giao tiếp bằng ngoại ngữ hơn là chỉ học thuộc lòng nó. Đọc những từ vựng vang to ra ngoài, đọc rành mạch những đoạn văn nhỏ trong một bài văn, thực hiện những hoạt động phát âm bằng miệng, không phải đọc thầm. Viết ra những câu trả lời cho những hoạt động đó hơn là lướt qua các từ đó trong đầu bạn. Đọc lớn toàn bộ các câu trong một hoạt động hơn là chỉ đọc phần điền vào câu trả lời. Chuyển những từ vựng từ tâm trí bạn sang miệng bạn là một kỹ năng đòi hỏi một sự nỗ lực to lớn trong việc thực hành.

5/ Làm bài tập về nhà một cách chu đáo:

Trong những khoá học về đàm thoại, nội dung của khoá học không tập trung nhiều vào ngữ pháp. Nên làm bài tập ở nhà cung cấp cho bạn cơ hội vàng để thực hành ngữ pháp một cách thận trọng.

Khi thực hành các bài tập ở nhà, bạn hoàn toàn có thể chủ động về thời gian. Hãy tham khảo những từ vựng và nguyên tắc ngữ pháp mà bạn không biết. Hãy tham khảo những nguồn tài liệu sẵn có khác đối với bạn. Hãy đọc những phản hồi, những chỉ dẫn cho bài tập ở nhà và đọc những câu hỏi một cách rõ ràng nếu cần thiết. Tận dụng tối đa lợi ích việc làm bài tập ở nhà của bạn đối với việc học ngoại ngữ của bạn.

6/ Hình thành những nhóm học tập:

Gặp gỡ các bạn học cùng lớp một cách thường xuyên để cùng nhau thực hiện các công việc được giao ở nhà, để học từ vựng, chuẩn bị bài kiểm tra, hay thực hành nói ngoại ngữ. Khi học ngoại ngữ, mọi người đều có những điểm mạnh, yếu riêng của mình. Việc học cùng với những người khác giúp giảm những lỗ hổng kiến thức và mang đến cho bạn những cơ hội để thảo luận một cách tích cực về những nội dung và tài liệu trong lớp học, do đó, những cơ hội như vậy sẽ giúp bạn ghi nhớ được các từ vựng. Bạn sẽ học được những kiến thức và khả năng của các bạn cùng lớp cũng như họ cũng sẽ học được từ bạn.

7/ Xác định phong cách học tập của bạn:

Mỗi người phải có phong cách học tập của riêng mình và mỗi người học với một tốc độ khác nhau. Đừng mất tinh thần nếu như trong lớp có một ai đó tiến bộ một cách nhanh chóng hơn cả bạn. Bạn có thể nhận thấy rằng bạn đã có một sở trường riêng về ngữ pháp nhưng lại gặp khó khăn trong việc nói. Hoặc bạn có thể nhận thấy rằng bạn hiểu hoàn toàn mọi thứ trong lớp học nhưng khi đến phần bài tập được giao ở nhà thì bạn lại cảm thấy khó khăn.

Cố gắng để nhận ra những điểm mạnh của chính bạn, để từ đó có thể giúp cho bạn trong tiến trình học tập. Tại thời điểm thời gian như nhau, hãy cố gắng để nhận ra những rào cản trong việc học tập của bạn và tạo ra nỗ lực để vượt qua những điều đó. Chẳng hạn như, nếu bạn luôn có xu hướng im lặng trong các lớp học và thường thu mình trong những lúc thực hành, hãy ngồi ở hàng ghế đầu, chính giữa lớp học.

8/ Tối đa hoá khả năng ngôn ngữ của bạn:

Nếu như mục tiêu cơ bản của bạn là thành thạo ngoại ngữ, hãy sử dụng ngoại ngữ đó để giao tiếp càng nhiều càng tốt. Bạn có thể bắt đầu việc giao tiếp đơn giản với các bạn học. Bạn có thể tham gia vào giờ đàm thoại tuỳ theo hình thức nào phù hợp. Thuê một bộ phim dùng ngoại ngữ mà bạn đang nhắm tới hoặc nghe trực tuyến một băng video hay âm thanh chuẩn xác.

Hãy nhớ rằng bạn có thể sẽ không hiểu được tất cả mọi thứ và bạn có thể không hiểu được nhiều thứ ở ngay lần đầu tiên. Tuy nhiên, những kinh nghiệm này sẽ làm cho bạn trở nên quen thuộc một cách nhanh chóng với các âm thanh, âm điệu và ngữ điệu của ngôn ngữ. Tăng khả năng của bạn và thực hành một cách tích cực sẽ giúp cho bạn phát triển những kỹ năng một cách nhanh chóng hơn.

9/ Sử dụng thời gian có mục tiêu:

Sử dụng thời gian bạn có trên lớp mỗi tuần để thực hành những kỹ năng ngoại ngữ của bạn. Nếu như bạn kết thúc một hoạt động với bạn cùng lớp sớm, sử dụng thời gian còn lại để cố gắng tích luỹ thêm kiến thức bằng chủ đề có liên quan hoặc làm những bài tập viết ở nhà hoặc học từ vựng định kỳ hàng tuần. Cố gắng làm những bài viết ở nhà hàng tuần hay tìm hiểu một số địa điểm văn hoá bằng ngoại ngữ. Hãy sử dụng thời gian một cách hiệu quả cho việc học ngoại ngữ của bạn.

10/ Giao tiếp với người hướng dẫn của bạn
:

Hãy nhận trách nhiệm đối với việc học tập của bạn. Giao tiếp với người hướng dẫn của bạn về bất cứ vấn đề gì có liên quan đến việc học của bạn hay những khó khăn cụ thể mà bạn đang gặp phải liên quan đến tài liệu học tập. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức nếu bạn thấy cần.

+ Tài liệu tham khảo:
http://www.vistawide.com/languages/languagetips.htm
Thu Liễu – www.giaovien.net
Read more…

Cách chọn mua tủ lạnh

Tuesday, June 17, 2008 |
Tủ lạnh ?
Tủ lạnh là đồ dùng thiết thực trong sinh hoạt, là đồ gia dụng cao cấp đăt tiền. Để chọn mua một tủ lạnh cho mình thì đó là một vấn đề không đơn giản. Chúng ta cần lưu ý các điểm sau khi chọn mua tủ lạnh.

1. Chọn kiểu tủ lạnh


Trên thị trường có 2 loại: tủ lạnh nén cơ điện và tủ lạnh hấp thu; thông thường dùng loại nén cơ điện tốt hơn vì tiêu thụ điện năng ít, nhiệt độ làm lạnh cao, tính năng làm lạnh tốt, tuổi thọ dài.

Tủ lạnh hấp thu có thể dùng thanh điện nhiệt, làm lạnh bằng cách cấp nhiệt thể dùng hơi than và ga thiên nhiên để làm lạnh. Tủ lạnh này sử dụng ở những nơi không có điện hoặc thiếu điện và hơi đốt lại dồi dào giá rẻ.

2. Chọn dung tích


Căn cứ vào mức sống hiện nay trong các gia đình, thông thường mỗi người cần khoảng 20 đến 25 lít dung tích, cộng thêm 25 lít phụ trợ. Thí dụ, một gia đình có 4 nhân khẩu thì mua tủ lạnh có dung tích 4 x 25 + 25 = 100 + 25 = 125 lít, tức là mua tủ lạnh có dung tích khoảng từ 125 lít đến 150 lít là vừa. Ngoài ra, còn phải suy tính đến khí hậu từng vùng, ở miền Nam nên mua tủ lạnh to hơn một chút, ở miền Bắc xứ lạnh mua loại tủ lạnh nhỏ hơn.


3. Kiểm tra bề ngoài


Bề mặt tủ bằng phẳng bóng nhẵn, lớp sơn đều đặn và chắc bền. Lớp vỏ bên trong tủ thường dùng các vật liệu nhựa, Pôliêtilen cũng phải bóng nhẵn chắc chắn không có vết nứt. Các giá đỡ phải hoàn hảo không biến dạng.


4. Độ kín trong tủ


Nếu tủ lạnh không kín sẽ gây hậu quả không tốt, không khí lạnh thoát ra ngoài, làm cho tủ lạnh mất nhiệt, hiệu quả làm lạnh thấp. Khi gặp khí ẩm của mùa ẩm ướt sẽ đông lại thành các hạt sương làm mọt gỉ tủ lạnh. Phương pháp kiểm tra độ kín của tủ lạnh có thể quan sát bằng mắt, nếu mắt thường cũng phát hiện ra thì chỗ hở tới mức nghiêm trọng. Nếu mắt thường không thấy, lấy một tờ giấy tương đối dai để ở các góc khác nhau song đóng cửa tủ lại và kéo giấy ra xem giấy có bị kẹp chặt không. Nếu kẹp càng chặt tức là cửa đóng càng kín. Ngoài việc kiểm tra độ kín, còn kiểm tra trục quay của cánh cửa có trơn chu linh hoạt hay không, khi mở cửa lực kéo từ 1 đến 7kg là vừa phải.


5. Chọn mức độ làm lạnh


Tủ lạnh thuộc thứ hạng cao hay thấp, thường lấy tiêu chuẩn làm lạnh của ngăn đông lạnh đạt đến mức độ nào, được đánh giá và ký hiệu bởi hình *, số lượng càng nhiều thì mức độ lạnh càng cao.


Tiêu chuẩn của Bộ công nghiệp nhẹ Trung Quốc quy định: Nếu kí hiệu 1 sao * biểu thị nhiệt độ không cao hơn -60C, bảo quản thực phẩm đông lạnh khoảng 1 tuần lễ. Nếu kí hiệu là 2 sao ** thì nhiệt độ đông lạnh không cao hơn -150C, thực phẩm đông lạnh bảo quản trong 1 tháng. Nếu kí hiệu 3 sao *** biểu thị đông lạnh ở nhiệt độ không cao hơn -180C, thời gian bảo quản thực phẩm là 3 tháng.


Thông thường, tủ lạnh gia đình dùng loại tủ 2 sao đến 3 sao là vừa phải. Thực tiễn cho thấy, không phải tủ càng lạnh thì bảo quản thực phẩm càng tốt mà cần đặt ở độ lạnh thích hợp, hơn nữa cấp sao càng nhiều thì giá tủ lạnh càng đắt và lượng tiêu thụ điện càng lớn.


6. Chọn hệ thống xả tuyết


Trong tủ lạnh thường có hơi nước tồn động trong không khí và toả ra từ thực phẩm để trong tủ. Hơi nước đó gặp lạnh đọng thành lớp sương tuyết trong tủ lạnh, đó là hiện tượng bình thường. Tủ càng lạnh thì độ ẩm càng cao, lớp tuyết đọng càng dày.


Lớp tuyết dày dẫn nhiệt kém, khiến cho hệ thống làm lạnh không thể hút nhiệt của thực phẩm và không khí trong tủ lạnh, do đó hiệu suất làm lạnh của tủ sẽ kém đi, tiêu thụ điện sẽ tăng lên. Do đó khi lớp tuyết dày từ 4-6mm là phải xả tuyết. Có thể sử dụng các cách xả tuyết sau:


- Xả tuyết thủ công


- Xả tuyết bán thủ công


- Tự động xả tuyết


7. Kiểm tra tính năng bộ nén và bộ làm lạnh


Đầu tiên, để cho tủ lạnh đứng thật thăng bằng. Cắm điện cho tủ hoạt động, nếu tủ lạnh chạy êm tạp âm thấp hơn 45 đề xi ben, khi tủ lạnh đang hoạt động người đứng cạnh tủ 1m không nghe thấy tiếng động. Đồng thời dùng tay sờ lên phía nóc tủ chỉ thấy có độ rung nhè nhẹ. Còn nếu ta dùng mắt mà thấy tủ lạnh rung tức là chất lượng tủ lạnh quá kém.


Kiểm tra tính năng làm lạnh: Trong phòng nhiệt độ 300C, cho tủ lạnh trong trạng thái không chứa đồ, đóng cửa tủ, cho tủ hoạt động 30 phút rồi mở cửa tủ, dùng tay sờ vào bề mặt bộ bốc hơi có cảm giác tay bị đông lạnh, dính và ở trên, bộ đông lạnh phải có một lớp tuyết mỏng.


8. Tiêu thụ điện


Tủ lạnh là đồ dùng tiêu tốn tương đối nhiều điện trong gia đình, do đó vấn đề tiêu thụ điện của nó cần được quan tâm khi mua và khi dùng tủ lạnh cần chú ý mấy điểm sau:


- Kiểu tủ lạnh nén bằng điện cơ tốn ít điện nhất.


- Làm lạnh trực tiếp (có đọng tuyết) tốt ít điện hơn nhiều so với làm lạnh gián tiếp (không đọng tuyết).


- Cùng một kiểu, cùng quy cách thì loại tủ lạnh có bộ nén công suất nhỏ sẽ tốn ít điện hơn.


- Cửa tủ càng kín càng ít tốn điện.

Đào Thắm- Theo KHCN
Read more…

汉 语 教 程 I - HanYu JiaoCheng I (Simplified Character)

Tuesday, June 17, 2008 |
Một giáo trình tuyệt vời cho người mới học Tiếng Trung, có cả sách và radio !
Audio of HanYu JiaoCheng
Cover.pdf - - - - - 5.05 Mb
Glossary.pdf - - - - - 1.85 Mb
Hanyu Jiaocheng I.pdf - - - - - 37.53 Mb
Lesson-01.mp3 - - - - - 15.78 Mb
Lesson-01.pdf - - - - - 2.59 Mb
Lesson-02.mp3 - - - - - 11.33 Mb
Lesson-02.pdf - - - - - 1.41 Mb
Lesson-03.mp3 - - - - - 17.02 Mb
Lesson-03.pdf - - - - - 1.86 Mb
Lesson-04.mp3 - - - - - 15.19 Mb
Lesson-04.pdf - - - - - 1.99 Mb
Lesson-05.mp3 - - - - - 12.38 Mb
Lesson-05.pdf - - - - - 1.92 Mb
Lesson-06.mp3 - - - - - 10.64 Mb
Lesson-06.pdf - - - - - 1.97 Mb
Lesson-07.mp3 - - - - - 7.24 Mb
Lesson-07.pdf - - - - - 1.55 Mb
Lesson-08.mp3 - - - - - 8.99 Mb
Lesson-08.pdf - - - - - 1.54 Mb
Lesson-09.mp3 - - - - - 7.61 Mb
Lesson-09.pdf - - - - - 1.45 Mb
Lesson-10.mp3 - - - - - 6.84 Mb
Lesson-10.pdf - - - - - 1.44 Mb
Lesson-11.mp3 - - - - - 8.23 Mb
Lesson-11.pdf - - - - - 1.79 Mb
Lesson-12.mp3 - - - - - 8.9 Mb
Lesson-12.pdf - - - - - 1.44 Mb
Lesson-13.mp3 - - - - - 7.3 Mb
Lesson-13.pdf - - - - - 2.79 Mb
Lesson-14.mp3 - - - - - 8.44 Mb
Lesson-14.pdf - - - - - 2.87 Mb
Lesson-15.mp3 - - - - - 7.73 Mb
Lesson-15.pdf - - - - - 3.2 Mb

1 folder (s) | 33 file (s), size: 227.86 Mb

Nếu bạn không xem được thì có thể xem trực tiếp tại trang gốc !

Nguồn: http://gdptquocan.org/
Read more…

Nhận xét mới nhất


ho