C

HỎI - ĐÁP - HỖ TRỢ

Tags:

59 comments:

  1. hình ảnh co và phản co nguyên sinh

    ReplyDelete
  2. @HOANG LAM: Không hiểu ý bạn là gì cả ! Chắc là bạn đang muốn tìm tài liệu liên quan đến phản co nguyên sinh.

    Để tìm tài liệu này thì bạn cần sử dụng một trong các từ khoá sau để tìm trên google ở chế độ tìm ảnh: (Nhớ để trong ngoặc kép)

    hypotonic solution: Dung dịch nhược trương
    hypertonic solution: Dung dịch ưu trương
    plasmolysis: Co nguyên sinh
    Plasmolysis and recovery: Co và phản co nguyên sinh

    Với số từ khoá trên đã quá đủ cho bạn có thể tìm được tài liệu, tranh ảnh, thậm chí là phim phục vụ cho mục đích của bản thân rồi đó !

    Nếu bạn muốn tìm hiện tượng co và phản co nguyên sinh ở thực vật thì bạn thêm +"plant", còn tìm ở tế bào động vật thì thêm +"animal"

    http://images.google.com.vn/images?um=1&hl=vi&q=%22hypertonic+solution%22&btnG=T%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm+H%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh

    Còn đây là một VD rất nhỏ mình đã tìm được:
    http://kentsimmons.uwinnipeg.ca/cm1504/Image130.gif

    Chúc bạn thành công !

    ReplyDelete
  3. tim hộ mình video clip về hiện tượng co va phản co nguyên sinh ở tế bào thực vật

    ReplyDelete
  4. Rất đơn giản, bạn hãy vào:
    http://www.youtube.com/
    Và đánh từ Plasmolysis vào ô tìm kiếm search và click OK là xong !

    VD mình tìm được một cái khá hay là:
    http://www.youtube.com/watch?v=gWkcFU-hHUk

    Chúc bạn thành công !

    ReplyDelete
  5. mình đang làm đề tài ứng dụng của vi nấm trong xử lý nước thải chúa cellulose.mình chưa tìm được chủng vi nấm,tài liệu thì cũng chưa hoán chỉnh bạn giúp mình được không ? email mình là :tuntukhin@yahoo.com

    ReplyDelete
  6. @onghien: Bạn có thể nhờ bạn của mình đang giảng dậy Vi sinh của ĐHSP Thái Nguyên. Cậu ấy có yahoo là: thang20112004@yahoo.com
    Chúc bạn thành công!

    ReplyDelete
  7. Anonymous12/6/11

    Câu 49. Một quần thể người trên một hòn đảo có 100 phụ nữ và 100 người đàn ông trong đó có 4 người đàn ông bị bệnh máu khó đông. Biết rằng bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y, quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền. Tần số phụ nữ bình thường nhưng mang gen gây bệnh là
    A. 0.0384. B. 0.0768. C. 0.2408. D. 0.1204.

    ReplyDelete
  8. Anonymous: http://hellotobu.blogspot.com/2011/06/1-bai-tap-di-truyen-hoc-quan-voi-gen.html

    ReplyDelete
  9. thầy ơi cho em hỏi câu này...em biết đáp án rui nhưng em không hiểu rõ bản chất của câu nay mong thầy giải đáp..
    có 400 tế bào có kiểu gen AB/ab tham gia giảm phân tạo tinh trùng, trong đó có 50 tế bào có xảy ra hiện tượng tiếp hợp trao đổi chéo dẫn đến hoán vị gen, số tế bào còn lại không diễn ra hiện tượng tiếp hợp trao đổi chéo ở cặp NST chứa cặp gen trên. Tần số hoán vị ở đây là :
    A. 12,5%
    B. 6,25%
    C. 50%
    D. 25%
    em cảm ơn thầy

    ReplyDelete
  10. 400 tế bào tham gia giảm phân chia thành 2 nhóm:
    - 50 tế bào giảm phân cho: 50Ab, 50aB, 50AB, 50ab
    - Còn 400 - 50 = 350 tế bào giảm phân cho: 700AB, 700ab.
    (Nếu khó hình dung sự suy luận ở trên em có thể vẽ sơ đồ quá trình giảm phân của một tế bào trong trường hợp xảy ra HV và không xảy ra hoán vị)
    Vậy tổng số có: 50Ab, 50aB, 750AB, 750ab
    Mà tần số hoán vị gen bằng tổng tỉ lệ giao tử sinh ra do hoán vị nên:
    fHVG = (50+50)/(50+50+750+750) = 100/1600=1/16=6,25%

    ReplyDelete
  11. VÂNG EM CẢM ƠN THẦY RẤT NHIỀU... BÂY GIƠ EM MÍ HIÊU BẢN CHẤT CỦA NÓ...

    ReplyDelete
  12. + Khi gen bị đột biến thay thế A-T = G - X do 5BU thì số gen đột biến sau n lần nhân đôi là bao nhiêu vây thầy

    ReplyDelete
  13. + Khi phân tử Acridin xen vào 1 mạch khuôn hoặc sợi mới của gen trong lần nhân đôi đầu tiên. thì công thức xác định số lượng gen đột biên sau n lần nhân đôi là ntn vậy thầy?

    ReplyDelete
  14. Với thầy không bao giờ trong sinh học có công thức cả. Để tìm được kết quả em chỉ vần vẽ sơ đồ một phân tử ADN nhân đôi 3 hoặc 4 lần và từ đó em dễ dàng khái quát được nó sẽ tạo ra 2^n - 1 gen bị ĐB.
    Tương tự với 5BU, tuy nhiên câu hỏi với 5BU của em ở trên chưa cụ thể. Em nên xem lại kĩ câu hỏi đầu bài cho.

    ReplyDelete
  15. thầy trả lời hộ em

    1. Người ta phải dùng thể truyền để chuyển một gen từ tế bào này sang tế bào khác vì:
    A. Nếu không có thể truyền thì gen cần chuyển sẽ không chui vào được tế bào nhận
    B. Nếu không có thể truyền thì gen có vào được tế bào nhận cũng không thể nhân lên và phân li đồng đều vào các tế bào con khi tế bào phân chia
    C. Nếu không có thể truyền thì khó có thể thu được nhiều sản phẩm của gen trong tế bào nhận
    D. Nếu không có thể truyền thì gen sẽ không thể tạo ra sản phẩm trong tế bào nhận >>> đáp án là câu này nhưng em nghĩ vẫn có thể tạo ra sản phẩm chứ ạ

    2 Các thao tác tạo ra ADN tái tổ hợp bao gồm
    A xử lí ADN cho và ADN thể truyền bằng enzim ligaza rồi trộn lẫn và xử lí bằng ADN polymeraza
    B xử lí ADN cho và ADN thể truyền bằng cùng 1 loại enzim giới hạn rồi trộn lẫn và xử lí bằng enzim ligaza
    C xử lí ADN tế bào cho bằng enzim giới hạn và ADN thể truyền bằng enzim ligaza rồi trộn lẫn chúng với nhau
    D xử lí ADN cho và ADN thể truyền bằng enzim ligaza rồi trộn lẫn với enzim giới hạn

    em nghĩ là đáp án D, nhưng đáp án của họ là C

    3 đọt biến NST được phát hiện trong kì nào của phân bào ( nguyên phân và giảm phân)

    ReplyDelete
  16. kh inhieetj độ không khí tăng lên khoảng 40đên 50 độ C sẽ làm cho quá trình trao đổi chất ở động vật biến nhiệt tăng lên, song lại làm cho con vật đờ đẫn, kìm hãm sự di chuyển của chúng. Đó là sự thể hiện của quy luật sinh thái
    A giới hạn sinh thái
    B tác đông jqua lại giữa sinh vật với môi trường
    C không đồng đều của nhân tố sinh thái
    D tổng hợp của các nhân tố sinh thái

    Đáp án là C nhưng em nghĩ là D
    ko hiểu lắm thầy giải thích hộ ạ

    ReplyDelete
  17. @ Câu 1: Người ta phải dùng thể truyền để chuyển một gen từ tế bào này sang tế bào khác vì:
    A. Nếu không có thể truyền thì gen cần chuyển sẽ không chui vào được tế bào nhận => Sai vì có thể cho xâm nhập trực tiếp bằng CaCl2 hoặc xung điện cao áp..
    B. Nếu không có thể truyền thì gen có vào được tế bào nhận cũng không thể nhân lên và phân li đồng đều vào các tế bào con khi tế bào phân chia => Sai vì nó sẽ khó có khả năng nhân đôi, mà nếu nhân đôi thì không có cơ sở để phân ly đồng đều trong các tế bào con. (Em xem lại bài “Sinh sản của VSV” lớp 10)
    C. Nếu không có thể truyền thì khó có thể thu được nhiều sản phẩm của gen trong tế bào nhận. => Nó cần được gắn vào gene của tế bào vật chủ để sử dụng bộ máy của tế bào vật chủ khi thể truyền là virus. Hoặc nó sẽ sử dụng bộ máy tổng hợp của plasmid khi thể truyền là plasmid.
    D. Nếu không có thể truyền thì gen sẽ không thể tạo ra sản phẩm trong tế bào nhận => đáp án là câu này nhưng em nghĩ vẫn có thể tạo ra sản phẩm chứ ạ



    @ Câu 2: (em nghĩ là đáp án D, nhưng đáp án của họ là C)
    Các thao tác tạo ra ADN tái tổ hợp bao gồm
    A xử lí ADN cho và ADN thể truyền bằng enzim ligaza rồi trộn lẫn và xử lí bằng ADN polymeraza => Chưa chính xác vì enzyme ligase là enzyme nối.
    B xử lí ADN cho và ADN thể truyền bằng cùng 1 loại enzim giới hạn rồi trộn lẫn và xử lí bằng enzim ligaza => Đúng. Sử dụng cùng một loại enzyme giới hạn (restrictase) để tạo ra cùng một loại đầu đính giúp chúng có thể gắn với nhau.
    C xử lí ADN tế bào cho bằng enzim giới hạn và ADN thể truyền bằng enzim ligaza rồi trộn lẫn chúng với nhau
    D xử lí ADN cho và ADN thể truyền bằng enzim ligaza rồi trộn lẫn với enzim giới hạn.

    Cả C và D => Sai vì enzyme ligase là enzyme nối. Nếu làm như vậy thì gene cần chuyển gắn vào thể truyền bằng cách nào?

    TOBU: Em nên xem lại đáp án.


    @ Câu 3: Khi nhiệt độ không khí tăng lên khoảng 40 đên 50 độ C sẽ làm cho quá trình trao đổi chất ở động vật biến nhiệt tăng lên, song lại làm cho con vật đờ đẫn, kìm hãm sự di chuyển của chúng. Đó là sự thể hiện của quy luật sinh thái
    A. giới hạn sinh thái => Không sai nhưng không rõ ràng, đầy đủ.
    B. tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường => Sai vì không thấy sự tác động trở lại của sinh vật tới môi trường.
    C. không đồng đều của nhân tố sinh thái => Nhiệt độ tác động không đồng đều lên 2 quá trình trao đổi chất và sự hoạt động của sinh vật.
    D. tổng hợp của các nhân tố sinh thái => Sai vì ở đây chỉ có sự tác động của một nhân tố sinh thái là nhiệt độ.

    Đáp án là C nhưng em nghĩ là D
    ko hiểu lắm thầy giải thích hộ ạ

    TOBU: Em hiểu rồi chứ?

    ReplyDelete
  18. anh ơi, anh có tài liệu nào về trao đổi chéo kép, tiến hóa và sinh thái ko? cho em xin ít. Thiếu thốn qua rùi anh. Hiiii

    ReplyDelete
  19. em Diện anh à. Hiididi

    ReplyDelete
  20. Thầy ơi thầy giúp em câu hỏi này với: Thân non có màu xanh,có tham gia quang hợp được không? Vì sao? Cây không có lá hoặc lá sớm rụng thì chức năng quang hợp do bộ phận nào của cây đảm nhận? Vì sao?

    ReplyDelete
  21. @hanhngana15:
    + Những thân non có màu xanh có tham gia quang hợp vì trong tế bào của nó cũng có lục lạp chứa chất diệp lục.
    + Những cây không có lá hoặc lá sớm rụng thì chức năng quang hợp do thân cây hoặc cành cây đảm nhận, vì thân, cành của những cây này thường cũng có lục lạp ( nên có màu xanh)

    ReplyDelete
  22. Câu 3: Cho cơ thể có KG AB//ab CD//cd, CD và cd là liên kết. AB và ab có hoán vị và ko phân ly trong giảm phân II. Số Giao tử có thể tạo ra?

    TOBU:
    *CD//cd: Liên kết gene => cho 2 loại giao tử.
    *AB//ab:
    - Một nhóm tế bào giảm phân bình thường sẽ cho 4 loại giao tử.
    - Một nhóm tế bào bị rối loạn phân ly trong giảm phân II có thể cho thêm 5 loại giao tử mới (vẽ sơ đồ sẽ thấy)
    => Cho 4 + 5 = 9 loại.
    Vậy khi xét cả 4 gene có thể cho 9.2 = 18 loại giao tử.
    Thầy có thể vẽ hình 5 loại giao tử giúp em với.
    Em cảm ơn thầy (Em là sinh viên sư phạm sinh học)

    ReplyDelete
  23. Câu 7: Cả 4 chủng vi rút đều có vật chất di truyền là một axitnuclêic. Loại vật chất di truyền của chủng virút có thành phần nuclêôtit nào sau đây thường kém bền nhất.
    A. chủng virút có 22%A, 22%T, 28%G, 28%X.
    B. chủng virút có 22%A, 22%U, 28%G, 28%X.
    C. chủng virút có 22%A, 22%G, 28%T, 28%X.
    D. chủng virút có 22%A, 22%G, 28%U, 28%X.

    TOBU:
    A => Virus có vật chất di truyền là ADN, kép.
    B => Virus có vật chất di truyền là ARN, kép.
    C => Virus có vật chất di truyền là ADN, đơn.
    D => Virus có vật chất di truyền là ARN, đơn.
    Vậy là đáp án C hoặc D.
    Tuy nhiên để chắc chắn trả lời được đáp án C hay D thì em cần phải sử dụng kiến thức ... học sinh giỏi. Cụ thể là quá trình sao mã ngược, sao mã với những chủng virus đặc biệt chỉ có một mạch và là ARN.
    Từ đó TOBU khẳng định thi ĐH không bao giờ vào câu này.

    Tóm lại: TOBU với vai trò là một giáo viên tham gia công tác giảng dạy nhiều năm khẳng định trên mạng có rất nhiều câu có vấn đề. Hoặc do bệnh của những giáo viên dạy trường chuyên do hết câu hỏi nên đưa ra các câu hỏi sử dụng kiến thức chuyên, điều đó chắc chắn học sinh chỉ học sách giáo khoa không bao giờ trả lời được. Vì vậy với kiến thức mình có, chúng ta cần có sức “miễn dịch” với bất cứ nội dung kiến thức nào.
    Nói chung mỗi một câu hỏi đưa ra chỉ đúng tương đối, hoàn toàn không có câu hỏi nào tuyệt đối và không phải câu hỏi nào đưa ra cũng đúng. Đáng tiếc giáo dục của ta không có hội đồng thẩm định các câu hỏi để ngoài những câu hỏi không chính thống người dạy và người học có những câu hỏi chất lượng.
    Thầy TOBU ơi
    Theo em là thế này: axit nucleic co 4 loại (ADN 1 mạch, ADN 2 mạch, ARN 1 mạch, ARN 2 mạch) bản chất của axit nu 2 mạch bao giờ cũng bền hơn một mạch và cứ loại axit nu nào có cặp G-X nhiều hơn sẽ bền hơn vì cặp G-X có 3 lk hidro mà.
    Đồng nghiệp chào thân ái

    ReplyDelete
  24. Câu 3: TOBU đã vẽ xong:
    http://lh6.googleusercontent.com/-hRFDpY9fOI4/Tteyiv4pOnI/AAAAAAAABr0/go3nIWlgbjk/s550/DB%2BAB-a.gif
    Hoặc em vào google+ của TOBU để xem!
    Câu 7: Em đọc kĩ lại đề và cách biện luận của TOBU một lần nữa xem!

    ReplyDelete
  25. Thầy TOBU ơi bài này thì sao ạ?
    Theo em là thế này: axit nucleic co 4 loại (ADN 1 mạch, ADN 2 mạch, ARN 1 mạch, ARN 2 mạch) bản chất của axit nu 2 mạch bao giờ cũng bền hơn một mạch và cứ loại axit nu nào có cặp G-X nhiều hơn sẽ bền hơn vì cặp G-X có 3 lk hidro mà.

    ReplyDelete
  26. Câu 7: Nó hỏi cái nào kém bền mà em!
    Như vậy rõ ràng phải là mạch đơn chứ.
    - Nếu ADN mạch đơn: ADN đơn -> ADN 2 mạch -> Phiên mã
    - Nếu ARN mạch kép: ARN đơn -> tổng hợp mạch ADN bổ sung -> ADN 2 mạch -> Phiên mã
    Từ đó dễ thấy ARN đơn cần phải trải qua nhiều giai đoạn nên sai sót sẽ cao hơn.

    ReplyDelete
  27. thầy ơi, cô giáo cho em 1 câu hỏi mà em ko biết trả lời làm sao: khi nhìn vào 1 đoạn mạch máu ( có máu đang chảy ), làm sao ta biết chính xác đó là loại mạch gì?
    các bạn trả lời : xem nó xuất phát hay trở về tâm thất, tâm nhỉ của tim, máu trong đó màu gì, thành mạch mỏng hay dày, có van hay ko, độ đập của mạch nhưng cô đều nói là không phải. thầy giúp em với

    ReplyDelete
  28. Để trả lời câu này em cần căn cứ vào bản chất khác nhau giữa 3 loai mạch: Động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
    -Mạch căng, có nhịp => Động mạch.
    -Mạch không căng, không có nhịp => Tĩnh mạch.
    -Mạch nhỏ, chỉ quan sát được bằng kính hiển vi, xen kẽ giữa các tế bào => Mao mạch.

    ReplyDelete
  29. tĩnh mạch không có nhịp à thầy nhưng để đưa máu về tim trong khi vận tốc máu ở tĩnh mạch nhỏ thì nó cần sự hỗ trợ của van tim rồi phổi, các cơ quanh thành mạch cũng giúp 1 phần, em nghĩ nó cũng tạo ra nhịp chứ thầy
    mà thầy có tài liệu nào về bài tập di truyền về trao đổi chéo kép không thầy, cái này em đọc không hiểu

    ReplyDelete
  30. Sao lại có sự tham gia của phổi ở đây vậy em?
    Đúng như em nói, nó cũng có tuy nhiên áp lực máu chảy ở tĩnh mạch rất yếu.
    Còn đây là tài liệu về trao đổi chéo kép: http://hellotobu.blogspot.com/2011/06/tai-lieu-cua-tobu.html
    (Ngoài ra em có thể tìm thêm tài liệu của thầy Ngô Hà Vũ trên violet.vn để học)

    ReplyDelete
  31. thầy ơi, em làm bài thí nghiệm về nhận biết 1 số thành phần hóa học của tế bào có mấy câu hỏi mở rộng không biết trả lời:
    1. khi ăn thịt màu đỏ có được những chất dinh dưỡng nào ( chỉ xét đến phân tử hữu cơ), những chất béo nào nên có trong chế độ dinh dưỡng, vì sao?
    2. 1 số vitamin không nên dùng quá nhiều? tại sao?
    3. nghiền nhỏ 1 ít gan lợn hoặc gan gà trong cố sứ rồi đặt trong lam kính. cho thêm vào mẫu vài giọt dung dịch KI. hãy dự đoán kết quả có thể xảy ra? kết luận?
    4. cắt nhỏ cùi dừa cho vào ống nghiệm và cho thêm 1 vài ml cồn ngập hết cùi dừa, lắc đều trong ít phút. để cùi lắng xuống rồi dùng pipet hút phần dịch nổi cho vào 1 ống nghiệm khác đựng 3ml nước. hiện tượng? giải thích?
    5. vào mùa đông thực vật biến đổi các lipit bão hòa trong màng tế bào của nó cho axit béo không no. lipit không no làm khung giữ cho các tế bào lỏng nhiều hơn vì chúng không thể được liên kết với nhau chặt chẽ. có phải lợi thế này giúp cho cây thân thảo sống qua mùa đông.
    thầy giúp em với, em cũng đang tìm tài liệu liên quan nhưng ít thấy.

    ReplyDelete
  32. Cho hỏi thầy vấn đề này một chút, Tôi hiện tai đang giáo viên THCS
    ch: cơ thể có KG: Aa Bd/bd; Nếu là giông đực thì 1 tế bào sinh tinh cho mấy loại tinh trùng,Viết kid hiệu các loại đó. còn nếu giống cái thì 1 rế bào sinh trứng cho mấy loại trứng, viết kí hiệu.
    _ Câu hỏi này là khác với câu hỏi sau đúng k thầy: cơ thể có KG: Aa Bd/bd; Nếu là giông đực thì 1 tế bào sinh tinh TRÊN THỰ TẾ cho mấy loại tinh trùng,Viết kid hiệu các loại đó. còn nếu giống cái thì 1 rế bào sinh trứng TRÊN THỰ TẾ cho mấy loại trứng, viết kí hiệu.
    - Theo tôi nếu trên thực tế thì tinh trùng cho 2 loại mà nếu khong hỏi trên thực tế thì tinh trùng cho 4 loại phai k thầy, trả lời nhanh giúp nha thầy,

    ReplyDelete
  33. Không hiểu, 2 câu hỏi trên bạn thấy ở đâu?
    Theo tôi, chúng ta không nên tin tưởng tuyệt đối vào các câu hỏi cũng như các nội dung kiến thức gặp phải, thậm chí cả SGK, giáo trình. Có thể kiến thức tổng quát là đúng tuy nhiên việc trình bày có thể hạn chế. Vì vậy tùy vào trường hợp mà chúng ta cần linh hoạt. Theo tôi 2 câu hỏi trên về cơ bản là 1, đều nói đến quá trình giảm phân BÌNH THƯỜNG.
    *Một tế bào tinh cho AaBd/bd cho 2 loại. Một tế bào có KG như vậy chắc chắn chỉ cho 2 loại, không bao giờ cho 4 loại được. Nếu một tế bào có KG AaBD/bd hoặc AaBd/bD hoặc Bd/bD thì mới tối đa cho 4 loại giao tử.
    *Một tế bào sinh trứng AaBd/bd hoặc có 1 KG bất kì đều chỉ cho 1 loại. Vì một tế bào giảm phân chỉ cho 1 trứng.

    ReplyDelete
  34. Vâng xin cảm ơn thầy nhiều, trao đổi với thầy sau

    ReplyDelete
  35. Nhờ Thầy giải giúp, tôi chưa gặp dạng này:
    Một thí nghiệm ở hoa Liên hình ,Trong điều kiện 35oC cho lai hai cây hoa trắng với nhau thu được 50 hạt .Đem gieo các hạt này trong điều kiện 20oC thì mọc lên 25 cây hoa đỏ và 25 cây hoa trắng .Cho các cây này giao phấn thu được 2000 hạt .Khi đem gieo số hạt đó trong điều kiện 20oC thì thu được 875 cây hoa đỏ và 1125caay hoa trắng .Hãy giải thích kết quả trên
    (Biết tính trạng do 1 cặp gen quy định , màu hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng)

    ReplyDelete
  36. Để giải quyết được bài này, bạn cần biết Hoa liên hình hay hoa anh thảo (Primula sinensis) có đặc điểm:
    Với KG AA, Aa: Đỏ; aa: Trắng
    Tuy nhiên KG AA khi phát triển ở:
    - Ở nhiệt độ 35oC: Trắng
    - Ở nhiệt độ 20oC: Đỏ
    Chúc bạn thành công!

    ReplyDelete
  37. Chào anh Topu!
    E có câu hỏi này không tìm ra cách giải, anh giải đáp giúp em, cảm ơn nhiều: Có bao nhiêu tổ hợp các bộ ba chứa 2A và 1U?
    A, 4 B. 8 C. 12 D. 16

    ReplyDelete
  38. Theo TOBU nghĩ câu này xét về mặt Tiếng Việt có 2 hướng tư duy:
    - Tư duy thông thường: Dễ thấy có 3 loại UAA, AUA, AAU => Không có kết quả.
    - Tư duy khác: Tức là tổng các bộ ba chứa A, U với tỉ lệ 2:1. Như vậy sẽ có 8 loại.
    Tuy nhiên theo mình cũng nên nghi ngờ câu hỏi, câu hỏi cũng do con người xây dựng lên nên không phải câu hỏi nào cũng là câu hỏi đúng. Rồi là tam sao thất bản. Hoặc có thể nó đúng ở thời điểm này nhưng khi khoa học phát triển thì nó lại sai.
    Ngoài ra trên cơ sở câu hỏi, chúng ta có thể "chế biến" câu hỏi theo cách của mình.
    Đấy là cách mình vẫn động viên mình khi gặp câu hỏi không giải được. :D
    Xin hỏi bạn lấy câu hỏi này ở đâu vậy?

    ReplyDelete
  39. thầy ơi thầy có tài liệu gì về các quy luật di truyền của Men đen và Mooc gan ko.sắp thi rồi mà e ko hiểu mấy

    ReplyDelete
  40. Em chào Thầy!
    Thầy ơi,thầy có thể cung cấp cho em các dạng và cách giải bài tập liên quan đến tính số kiểu gen được không thầy.Em không hiểu tại sao với dạng này thì em làm được nhưng sang dạng khác thì em lại tính sai.
    Chúc Thầy sức khỏe,thành công! Em cảm ơn thầy nhiều!

    ReplyDelete
  41. Nếu em là hs trường Đại Từ thì gặp thầy ở trường nhé, giải thích bằng trao đổi như vậy không hiệu quả.

    ReplyDelete
  42. Thầy ơi cho em hỏi cơ chế trao đổi chéo ở cây tứ bội là như thế nào dạ Thầy.
    Em thấy trên mạng có để cơ thể AAaa khi giảm phân có xảy ra TĐC thì số gt tạo ra sẽ là
    (3AA : 8Aa : 3aa).
    Mong Thầy giải đáp sớm giúp em nhé!
    Em chân thành cảm ơn Thầy!
    Chúc Thầy thật nhiều sức khỏe!

    ReplyDelete
  43. Đây là phần kiến thức thi HSG quốc gia em ạ. Nếu em có hứng thú thì trước khi thầy giải thích thầy hỏi em: Hãy cho biết cơ sở nào người ta xác định được cơ thể có KG AAaa cho 3 loại giao tử với tỉ lệ:1AA:4Aa:1aa? (Không giải thích theo hình vuông nhé - vì nó không phải bản chất).

    ReplyDelete
  44. Em xin lỗi Thầy dạo này lo thi nên em không lên trả lời Thầy được!
    Theo em nghĩ có phải là 1 cơ thể AAaa khi giảm phân thì các cặp NST tương đồng có các khả năng phân ly là (4<>0); (0<>4') (3<>1); (1<>3'); (2<>2). Trong đó chỉ có loại gt gồm 2 NST tương đồng là có khả năng sống và hữu thụ. Có phải không dạ Thầy.
    Nhưng em không hiểu chỗ này nè Thầy khi giảm phân với tỉ lệ (2<>2) thì:
    (AAAAaaaa) ---> (AAAA <> aaaa) ---> (2AA <> 2aa) sẽ cho 1AA : 1aa
    Còn (AAaa <> AAaa) ---> (2Aa <>2Aa) sẽ cho 1Aa : 1Aa nhưng tại sao nó chiếm 4/6Aa hả Thầy?
    Chẳng lẽ vai trò của các A và a là khác nhau sao Thầy? Em đó giờ đều làm theo quy tắc Hình Vuông Thầy ạ!
    Mong Thầy giải thích hộ em với!
    Em chân thành cảm ơn Thầy.
    Em chào Thầy ạ! Chúc Thầy sức khỏe!

    ReplyDelete
  45. Thầy ơi, 1 loài có KG AB/ab, DE/de, nếu rối loạn giảm phân 2 xảy ra ở cặp DE/de thì tạo tối đa bao nhiêu loại giao tử?
    EM thấy trên mạng mấy bạn viết ra 9 loại, với 1 tb O nữa. nhưng sao viết được em chẳng hiểu. Mong thầy giải thích hộ. CÒn cơ chế trao đối chéo đơn, kép, em thấy sao rắc rối quá thầy ạ :( thầy có thể giảng cho em, hoặc cho em 1 ít tài liệu để đọc không ạ? Em cảm ơn thầy!

    ReplyDelete
  46. em chào thầy, em nhờ thầy có thể cho em tài liệu hoặc giải thích rõ thêm cho em biết dạng tính số loại tinh trùng tối đa và tối thiểu của một tế bào có n tế bào sinh tinh;cụ thể trường hợp gen liên kết hoặc ko liên kết được không ạ
    , em sắp thi rồi mà phần này em hay nhầm phần này quá.

    em cảm ơn thầy .

    ReplyDelete
  47. Nếu các em là hs trường thpt trên huyện Đại Từ thì đến cửa hàng của thầy nhé, thầy sẽ trả lời nhiệt tình, đầy đủ! Thầy mới mở cửa hàng nên còn rất bận nên không thể trả lời qua mail, blog được mong các em thông cảm!

    ReplyDelete
  48. em chào thầy,cho em hỏi 1 vấn đề về đột biến gen:khi xảy ra đột biến thay thế A-T bằng G-X, thì sau 3 lần nhân đôi nó sẽ tạo ra G-X theo sơ đồ:A-T-->A-5BU-->5BU-G-->G-X và 5BU-A, sau đó sẽ diễn ra như thế nào ạ?Theo em biến thì có một công thức như thế này để tính số tb đột biến ở lần nguyên phân thứ n :2^(n-2)-1 nếu áp dụng tính số tế bào đột biến sau 4 lần nguyên phân thì ta được 3 tế bào đột biến, khi viết sơ đồ ra thì em chỉ thấy có 2 tế bào đột biến thôi, mong thầy trả lời giúp em, em cảm ơn thầy

    ReplyDelete
  49. Thật sự xin lỗi em, giờ thầy ko có thời gian trả lời. Nhưng thầy giới thiệu em tới một thầy giáo rất giỏi Phan Tấn Thiện sẽ nhiệt tình giúp em tại địa chỉ fb sau:
    https://www.facebook.com/phantan.thien?fref=ts

    ReplyDelete
  50. Thầy Tobu ơi, cho em hoi chút:
    Cho giao phấn giữa cây hoa đỏ có kiểu gen AA với cây hoa trắng có kiểu gen aa được F1 có 1501 cây hoa đỏ và 1 cây hoa trắng. Quan sát tế bào xôma của cây trắng này

    dưới kính hiển vi quang học, người ta thấy số lượng NST không thay đổi so với cây bố mẹ. Hãy giải thích cơ chế xuất hiện cây hoa trắng ở F1 trong phép lai trên?

    ReplyDelete
  51. Thầy Tobu ơi cho em hỏi
    - Số kiểu giao phối = số loại kiểu gen của giới đực x số loại kiểu gen của giới cái phải không ạ
    - Sao có sách ghi số kiểu giao phối = (1+y)y/2 với y: là số kiểu gen tối đa của quần thể
    Thầy giúp em nhe.Hic

    ReplyDelete
  52. thầy ơi giải giúp em bt này với ạ..
    1000 tế bào đều có kiểu gen ABD/abd tiến hành giảm phân, trong đó 100 tế bào có xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm giữa A và B, 500 tế bào xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm giữa B và D, 100 tế bào xảy ra trao đỏi chéo kép tại 2 điểm. Khoảng cách giữa A và B, B và D lần lượt là bao nhiêu?

    ReplyDelete
  53. Thầy giải giúp em bài này với ạ:
    Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có một số tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd không phân li ở lần phân bào II, các tế bào khác giảm phân bình thường và cơ thể cái giảm phân bình thường. Ở đời con của phép lai ♂AaBbDd x ♀AabbDd, sẽ có tối đa bao loại nhiêu kiểu gen khác nhau?
    A. 108. B. 60. C. 54. D. 90.

    ReplyDelete
  54. thầy oi giai dum e bai này cơ thể có kiểu gen (Aa)BD/bd giảm phân tạo ra tối đa bao nhiêu giao tư?

    ReplyDelete
  55. thầy ơi giúp em câu này với ạ! Một cơ thể có kiểu gen ABDe/abdE. Một số tế bào sinh tinh giảm phân bình thường tạo 12 loại tinh trùng.Vậy ít nhất cần có bao nhiêu tế bào sinh tinh đã tiến hành giảm phân?

    ReplyDelete
  56. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  57. Thầy cho em xin ebook quyển Tự ôn thi tốt nghiệp, đại học môn Sinh học được không ạ?

    ReplyDelete

Chào mừng các bạn đã đến với TOBU!

Để có thể để lại nhận xét, bạn cần phải có tài khoản google. Những nhận xét không đúng với thuần phong mỹ tục của Việt Nam sẽ bị chúng tôi xóa mà không báo trước.

Cảm ơn bạn đã để lại nhận xét!

ho