C

Tạo mối quan hệ tốt với sếp

Saturday, October 18, 2008 |

Để tạo mối quan hệ bền vững với sếp trong công việc có thể hơi rắc rối. Tuy bạn chỉ muốn một mối quan hệ đơn thuần giữa cấp trên và cấp dưới, nhưng điều này có thể sẽ khiến bạn “vướng” vào nguy cơ bị đồng nghiệp cho rằng bạn “nịnh hót” sếp.


Mặc dù lý do khi muốn tạo một mối quan hệ như vậy đơn giản chỉ là để bạn có cảm hứng đi làm mỗi ngày cũng như để chắc rằng ông sếp hiện tại này sẽ ủng hộ bạn trong những lá thư giới thiệu xin việc sau này.

Nhưng làm cách nào bạn có thể xây dựng nên mối quan hệ chuyên nghiệp như vậy với sếp?


Cư xử như một người chuyên nghiệp

Để tăng sự coi trọng của sếp đối với bạn bạn cần cư xử một cách chuyên nghiệp mọi lúc, mọi tình huống. Chắc chắn rằng bạn luôn nhẹ nhàng trong việc giải quyết vấn đề công việc với các đồng nghiệp cũng như khách hàng. Quần áo đi làm phải phù hợp theo quy định, nói chuyện trôi chảy và liên tục cập nhật những thông tin mới về lĩnh vực bạn đang làm việc. Tránh những cuộc điện thoại riêng hay ra ngoài quá nhiều trong giờ làm việc.

Điều cốt lõi của vấn đề là bạn phải cố gắng phát triển niềm tin nơi sếp, cho sếp thấy bạn luôn cố gắng hết mình trong công việc.


Trung thực và cởi mở

Khi có những vấn đề nảy sinh bạn cần nói chuyện thẳng thắn và cởi mở với sếp, cố gắng để tìm hiểu ra nguyên nhân của vấn đề. Tuy nhiên bạn không nên thêm vào những lời nhận xét hay phàn nàn quá mức về vấn đề đó hoặc bạn tránh bàn luận đến những điểm bất lợi cho bản thân. Bạn nên biết hầu hết các sếp đều tôn trọng những phản hồi trung thực bởi vì họ muốn công ty ngày một phát triển nên họ không chỉ cần nghe những điều tốt mà còn cần nghe cả những điều chưa tốt nữa.

Đó là lý do tại sao bạn sẽ được đánh giá cao nếu trong mọi tình huống bạn không do dự nói ra sự thật và quan điểm khách quan của mình.


Tôn trọng thời hạn của công việc

Thật lạ là phần lớn nhân viên có thái độ thờ ơ với thời hạn của công việc họ được giao. Họ nói rằng nếu chưa hoàn thành kịp họ sẽ đề nghị thêm thời gian và nói rằng sẽ cố gắng hoàn thành. Tuy nhiên nếu bạn là một nhân viên lúc nào cũng tôn trọng mọi quy tắc và luôn thực hiện công việc đúng thời hạn thì khi đó trong mắt các đồng nghiệp bạn sẽ bị coi là muốn lấy lòng sếp. Nhưng bạn chỉ cần nhớ rằng bạn được trả lương để tuân theo những quy tắc đó.


Tỏ ra ngưỡng mộ sếp khi thích hợp

Bạn hãy thoải mái khi nói với sếp về một chính sách nào đó của sếp đưa ra đang rất có hiệu quả hay những lời gợi ý của sếp cho công việc của bạn rất hữu ích. Tuy nhiên bạn cũng cần nhắc nhở sếp nếu ông/bà ấy quên chưa thanh toán tiền thưởng tháng này cho bạn hay cá nhân nào đó trong công ty.

Tất cả những điều này khi các đồng nghiệp nhìn vào thường nhanh chóng chỉ trích rằng bạn đang cố tìm cách lấy lòng sếp và có thể bạn sẽ phải nghe những lời không hay từ phía những nhân viên này. Nhưng bạn nên tin vào bản thân rằng bạn không hề có ý nghĩ như những đồng nghiệp kia nói, bạn chỉ muốn có mối quan hệ trong sáng thoải mái với sếp như với các đồng nghiệp. Thời gian và hành động của bạn sẽ chứng tỏ bạn là người như thế nào vì vậy hãy làm những gì mình cho là đúng.


Thủy Nguyễn-dantri.com.vn

Theo PR

Read more…

Không “sốc” khi nghe lời phê bình

Friday, October 17, 2008 |

Bạn cảm thấy khó khăn khi phải nghe những lời phê bình của đồng nghiệp? Tuy nhiên, nếu những lời phê bình đó là có cơ sở và được hiểu một cách đúng đắn thì nó có thể giúp bạn tiến bộ hơn rất nhiều.


Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn có cách nhìn nhận tốt hơn về những lời phê bình và tiếp nhận chúng sao cho có hiệu quả.


Hãy nghĩ rằng không ai là hoàn hảo


Ai cũng từng có sai lầm và những người thành đạt là những người biết rút ra bài học từ sai lầm đó. Thật vậy, ngạn ngữ có câu “Thất bại là mẹ thành công”. Đôi khi bạn có thể vấp ngã nhưng điều quan trọng là bạn phải đủ bản lĩnh để đứng dậy và bước tiếp. Chính vì vậy, hãy luôn luôn chuẩn bị để có thể vững vàng trong mọi tình huống.


Biết cách nhìn nhận lại sự việc


Thay vì phản ứng một cách tiêu cực, bạn hãy tự đặt những câu hỏi như “Tại sao anh/cô ấy lại nói như vậy?” hay “Mình đã nỗ lực hết sức mình cho công việc chưa?”… Có thể là đồng nghiệp muốn bạn có ý thức hơn về khuyết điểm của mình để lần sau bạn không mắc lại khuyết điểm tương tự.


Chính vì vậy, hãy lắng nghe những lời phê bình và đề nghị đồng nghiệp của bạn nói rõ ràng hơn về những sai sót của mình. Qua đó bạn cũng sẽ đánh giá được lời phê bình đó mang thiện ý giúp đỡ bạn hay còn có mục đích gì khác.


Luôn giữ bình tĩnh


Đừng bao giờ đặt cảm xúc của mình lên trước tiên. Có thể bạn khó chịu khi phải nghe những lời nhận xét không hay, đó là điều hoàn toàn dễ hiểu nhưng đừng vì thế mà tranh cãi với đồng nghiệp. Điều đó không mang lại cho bạn gì cả mà chỉ làm bạn tốn năng lượng vô ích.


Dù cho những lời nhận xét có căn cứ hay không thì tốt nhất là bạn hãy tỏ ra cởi mở và tại sao lại không chứng minh cho người khác thấy rằng anh/cô ấy đã nhầm? Với thái độ cầu thị, cuộc trao đổi giữa bạn và đồng nghiệp sẽ thoải mái hơn và cả hai sẽ dễ dàng tìm ra tiếng nói chung.


Tìm ra một giải pháp


Đừng tỏ ra thụ động hoặc tệ hơn nữa là tự cô lập mình, điều đó sẽ không giúp ích gì cho bạn. Cố chấp, cảm giác mình không được mọi người hiểu sẽ không thể làm bạn tiến bộ lên được. Thay vào đó, bạn hãy xem xét lại vấn đề để tìm ra cách khắc phục khuyết điểm.


Nếu bạn bị phê bình vì làm việc thiếu tính chính xác? Hãy cố gắng làm mọi việc có chiều sâu hơn. Còn nếu đồng nghiệp phàn nàn rằng bạn quá hồn nhiên. Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi làm việc gì đó và tỏ ra chín chắn hơn trước mắt mọi người nhé!


Ngược lại, nếu bạn nhận được những lời phê bình không có cơ sở và chỉ nhằm mục đích làm bạn mất mặt trước các đồng nghiệp khác thì bạn không nên mất thời gian, hãy coi như không biết và cho mọi người thấy bạn không như vậy!

Bích Ngọc-dantri.com.vn

Theo Au Feminin

Read more…

Tránh những “cạm bẫy” công sở

Tuesday, October 14, 2008 |
Đừng để phải đau đầu, nhức óc vì những việc ...

Bạn đang cảm thấy bế tắc, không có sự tiến triển nào trong công việc. Cách tốt nhất để thoát khỏi những tình huống này đó là tránh “mắc kẹt” những “cạm bẫy công sở” dưới đây từ những giai đoạn đầu làm việc.


Tránh so sánh


Sự so sánh không đem cho bạn lợi ích gì ngoài cảm giác lo lắng và không thoải mái nơi công sở. Đừng phí hoài sức khỏe và tinh thần chỉ về vấn đề người khác cư xử với mình ra sao, cách họ chú ý đến mình như thế nào. Trong thực tế, nó chỉ làm tốn thời gian, suy giảm tinh thần và tăng sự bối rối cho bạn mà thôi.


Điều bạn nên làm: Làm quen với sự thay thế một cách tích cực. Nếu bạn đã hoặc sẽ so sánh tình huống làm việc, bạn nên hỏi bản thân mình: “Liệu có bất kỳ điều gì mình có thể làm giúp mọi việc trở nên công bằng và hợp lý hơn?”. Nếu câu trả lời là “có”, bạn hãy thực hiện điều đó bằng những hành động cần thiết. Nhưng nếu câu trả lời là “không”, bạn nên bắt đầu nghĩ về một điều gì khác. Thử những bài tập tưởng tượng lạc quan về nơi bạn muốn công việc mình tới. Trong trường hợp bạn không thể làm tốt, hãy hít thở thật sâu và nghĩ đến những ý tưởng tích cực giúp bạn thoải mái hơn.


Tránh “buôn chuyện”


“Buôn dưa lê” là một trong những “cạm bẫy” bạn nên tránh nếu không muốn mình bị mắc kẹt trong tình trạng công việc “sa lầy”. Đơn giản nó sẽ khiến bạn làm việc thiếu năng suất (nếu bạn chỉ ngồi lê đôi mách mà không làm việc), tạo ra môi trường ngờ vực và hoài nghi, dẫn đến sự so sánh khó tránh khỏi và biến công sở trở thành nơi “vô cùng khó chịu”.


Điều bạn nên làm: Khi một đồng nghiệp bắt đầu ngồi tán gẫu chuyện không đâu, bạn hãy nhanh chóng rời khỏi cuộc trò chuyện càng nhanh càng tốt (bạn có thể nói: Xin lỗi không nói chuyện tiếp được, mình phải ra nghe điện thoại) hoặc thay đổi chủ đề một cách tế nhị (ví dụ: thời tiết hôm nay thế nào nhỉ?) hay chuyển cuộc trò chuyện sang một giọng điệu hữu ích hơn (Chúng ta không thể ngồi đây tán gẫu quá nhiều - làm điều gì đó thú vị hơn đi).


Tránh than phiền


Cằn nhằn mọi vấn đề không giúp bạn tăng thêm giá trị, ngược lại nó chỉ khiến bạn có một “tai tiếng” không hay ho mà thôi. Luôn có những tình huống không thoải mái xảy ra nơi công sở và ngồi đó than phiền không thể giúp bạn giải quyết được vấn đề, thậm chí nó còn làm giảm tinh thần, tiêu tốn năng lượng và làm tổn thương không chỉ tới đồng nghiệp mà còn đến bản thân bạn nữa.


Điều bạn nên làm: Hãy sửa chữa thói quen xấu này nếu có thể. Bạn nên học cách chấp nhận sự khó chịu và tiến tới điều gì đó năng suất hơn. Nếu tình huống đó không thể chấp nhận được và bạn phải sử dụng mọi khả năng để thay đổi nhưng kết quả lại thất bại, vậy thì hãy làm đơn thôi việc và xin chuyển công tác. Than phiền sẽ không đem tới cho bạn điều gì mà chỉ làm tình hình tồi tệ hơn.



Tránh lo âu


Việc lo lắng là một thực tế không thể tránh khỏi cuộc sống công sở, cách tốt nhất bạn nên làm đó là tránh mắc kẹt trong lo lắng suy tư và quên đi công việc mình thực sự phải hoàn thành.


Điều bạn nên làm: Hãy tập trung vào công việc bạn đang làm. Nên xác định rõ vấn đề bạn đang lo lắng có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến công việc của bạn hay không. Nếu nó không trực tiếp ảnh hưởng, và cũng khó cho bạn thay đổi được tình huống, vậy thì hãy chấp nhận nó, nhanh chóng “tháo gỡ” và tiếp tục tiến lên.


Ngọc Linh-dantri.com.vn

Theo Alis.alberta

Read more…

Đặc điểm tiêu hoá thức ăn và nhu cầu dinh dưỡng của thỏ nhà

Monday, October 13, 2008 |

1. Đặc điểm cấu tạo cơ quan tiêu hoá

Đặc đIểm cấu tạo đường tiêu hoá ở thỏ là: dạ dày đơn, co giãn tốt nhưng co bóp rất yếu, đường ruột dài 4-6 m, manh tràng lớn hơn dạ dày có khả năng tiêu hoá chất xơ nhờ hệ vi sinh vật; kết tràng được chia thành 2 phần: phần trên có nhiều lớp vân cuộn sóng, phần dưới nhãn trơn


So sánh một số đoạn đường tiêu hoá của thỏ thì thấy đặc trưng như ở bảng 1.

Bảng 1. Khối lượng và thể tích các phần đường tiêu hoá thỏ



Tỷ lệ dung tích của các phần đường tiêu hoá của thỏ cũng khác so với của các gia súc khác. Dạ dày của bò lớn nhất (71%) so với tổng đường tiêu hoá của nó. Còn ở thỏ manh tràng lớn nhất (49%), cụ thể ở bảng 2.

Bảng 2. So sánh tỷ lệ dung tích của các phần đường tiêu hoá của các gia súc (%) ( Portsmouth, 1972)


Độ pH của các phần đường tiêu hoá ở thỏ cũng khác nhau: dạ dày rất chua, pH trung bình là 2,2. Vật chất khô của chất chứa dạ dày phụ thuộc vào dạng thức ăn, trung bình 17%. Chất chứa ruột non có pH = 7,2-7,9. Manh tràng có pH = 6, vật chất khô là 23%. Kết tràng có pH= 6,6. Dịch mật và tuyến tuỵ có tác dụng cân bằng độ pH của ruột non. Tổng số vi khuẩn trong manh tràng là cao nhất. Hoạt động lên men của vi khuẩn trong môi trường hơi chua sẽ tạo nên được nhiều axit béo bay hơi từ chất celluloza.

2. Sự phát triển đường tiêu hoá theo lứa tuổi thỏ

Cơ thể thỏ sinh trưởng đều đặn cho đến tuần tuổi thứ 11-12. Nhưng đường tiêu hoá của thỏ thì dừng phát triển từ tuần tuổi thứ 9. Từ tuần 3-9 khối lượng của từng đoạn ruột cũng thay đổi khác nhau. Vào tuần thứ 3 ruột non nặng gấo đôi ruột già (manh tràng, kết tràng). Đến tuần thứ 9 thì khối lượng 2 phần ruột đó đã tương đương nhau. Sự phát triển đoạn ruột già chỉ hoàn chỉnh khi có sự lên men vi khuẩn, khi thỏ chuyển sang ăn thức ăn cứng.
Phát triển về độ dài của các đoạn ruột thỏ cũng tương tự như phát triển khối lượng. Độ dài các đoạn ruột thỏ trưởng thành như sau:

Ruột non: 327 cm
Ruột thừa: 38 cm, đầu giun ruột thừa: 13 cm
Kết tràng: 128 cm

3. Hiện tượng ăn phân của thỏ (Caecotrophia)

Động vật ăn cỏ chỉ có thể tiêu hoá chất xơ từ thức ăn thực vật bằng quá trình lên men vi khuẩn. Quá trình này ở động vật nhai lại xảy ra ở dạ dày và phần đầu ruột non. ở thỏ và ngựa thì
Xảy ra ở manh tràng và ruột già. Trong các trường hợp trên, sự tiêu hoá tinh bột tạo thành axit béo và hấp thụ vào đường máu thì đều giống nhau. Nhưng riêng sự hấp thụ axit amin thì có khác nhau: ở động vật nhai lại axit amin phân huỷ và hấp thụ ngay ở dạ múi khế và ruột non. Đến phần ruột già, từ manh tràng axit amin không có khả năng hấp thụ được. Thỏ đã bổ sung sự khiếm khuyết đó bằng hiện tượng sinh lý ăn phân mềm ( Caecotrophia).

Đặc điểm tiêu hoá của thỏ là ăn phân (Caecotrophia). Trong đường ruột của thỏ tạo thành 2 loại phân: một loại mềm, luôn được thỏ ăn lại gọi là phân mềm hoặc do xuất phát từ manh tràng (Caecum) nên gọi là phân manh tràng (Caecotroph). Còn loại phân viên tròn, cứng, thỏ không ăn thì gọi là phân cứng. Phân mềm chứa rất nhiều vitamin B nên còn gọi là phân vitamin.

Thành phần hoá học của 2 loại phân này có khác nhau rõ rệt, bảng 3.

Bảng 3. Thành phần hoá học của hai loại phân thỏ ( Fekete, Bokori, 1983)
Phân cứng có vật chất khô cao hơn, nhưng hàm lượng protein lại nhỏ hơn phân mềm. Phân cứng ở dạng viên đơn, phân mềm bao gồm 5-10 viên nhỏ kết dính thành chùm dài bởi màng mỏng. Phân mềm khi thải ra đến cửa hậu môn thì thỏ cúi xuống ăn ngay, nuốt dửng vào dạ dày và tan ra ở đó, trộn lẫn với chất chứa dạ dày, đẩy dần vào ruột non, các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở đó.

Thỏ con còn bú mẹ không có hiện tượng ăn phân, hiện tượng này chỉ bắt đầu hình thành khi thỏ đến 3 tuần tuổi, bắt đầu ăn thức ăn cứng. Phân cứng còn gọi là phân ban ngày, phân mềm còn gọi là phân đêm. Đối với thỏ rừng thì ngược lại. Như vậy chứng tỏ rằng thỏ ăn phân mềm trong môi trường yên tĩnh.
Theo: http://longdinh.com/
Read more…

Di truyền cơ bản 6 - Chromosome & giới tính

Sunday, October 12, 2008 |

Nhà khoa học Theodor Boveri là một người tiên phong trong lĩnh vực tế bào học (cytology) khi muốn kiểm định tầm quan trọng của chromosomes đối với di truyền đã làm thí nghiệm với loài nhím biển (sea urchin) bằng cách cho 2 sperm cells cùng kết hợp với 1 egg cell. Khi đó, trứng được thụ tinh (fertilized egg) sẽ có 3 bộ chromosomes. Do có sự không cân bằng này, việc phân chia chromsomes trong các quá trình phân bào sau sẽ không chẵn, và thay vì tạo thành 2 tế bào con, nó sẽ tạo thành 3 tế bào con. Và mỗi trong 3 tế bào con này sẽ tiếp tục sản sinh ra các tế bào con khác. Nhưng thực tế, là chúng không thể phát triển thành con sea urchin, mà các tế bào rồi sẽ bị chết. Lí do là mỗi tế bào con này không có đủ bộ chromosome cần thiết. Điều này chứng tỏ, có đúng số lượng chromosomes đóng vai trò quan trọng tới sự phát triển của tế bào và cơ thể.


Trong phần này, ta sẽ tìm hiểu vai trò của chromosome đối với sự di truyền giới tính. Nếu ta xem giới tính là một tính trạng (trait) hay một tập các tính trạng, thì giới tính cũng được di truyền (kế thừa) từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cũng như ta đã đề cập đến các tính trạng khác như màu sắc của cây đậu Hà Lan có 2 kiểu hình là: yellow và green, thì đối với giới tính, ta cũng có 2 kiểu hình là: male và female.

Vào năm 1905, các nghiên cứu kĩ về quá trình meiosis tiết lộ cho ta thấy chromosomes đóng vai trò quyết đinh giới tính. Nettie Marie Stevens và Dr. Edmund Beecher Wilson, sau khi nhìn vào các tế bào của ấu trùng meal worm (thuật ngữ này xuất phát từ việc nó thường được làm thức ăn cho các con bọ, hoặc chim), đã cho thấy giới tính được quyết định bởi 1 cặp chromosomes đặc biệt.

Loại sâu này, với con cái có tổng cộng 20 chromosomes (có cùng kích thước); còn với con đực thì có tổng cộng 19 chromosomes giống nhau (cùng kích cỡ) và 1 chromosome nhỏ hơn nhiều. Và trong các sperm cells của con đực, có tế bào thì chứa chromosome nhỏ này, có tế bào thì không.

Và bà Stevens đã đi đến kết luận rằng chính chromosome khác biệt này (đặt tên là Y) quyết định tính đực của con sâu. Và chromosome tương đồng của nó (to hơn nhiều so với chromosome Y) được gọi là X. Và cặp chromosomes XY chỉ xuất hiện với male, còn với female thì chỉ tồn tại cặp chromosome XX. Và giới tính cũng được di truyền từ bố mẹ sang con cái như các tính trạng (traits) khác trong thí nghiệm của Mendel.


IMPORTANT: Như vậy, ta nên nhớ là bố mới chính là người quyết định giới tính cho con cái

Việc phân chia không đồng đều các nhiễm sắc thể (chromosome) giới tính này có thể gây ra những triệu chứng bệnh:

  • Không có chromosome Y: nếu người chỉ có XO = triệu chứng Turner
  • Có dư chromosome X : nếu người có XXY = triệu chứng Kleinfelter

Việc xác định giới tính thực ra không đơn giản như ta nghĩ: Có những lúc sẽ phải dùng hết tất cả các cách sau:

- Dựa vào giải phẩu: dùng trực quan vì cơ quan của nam đều khác với nữ.

- Dựa vào mặt vật lí, như là sự khác nhau về thành phần và mức độ các hormone (ví dụ: phụ nữ sản xuất androgen và đàn ông sản xuất estrogen)

- Dựa vào thành phần chromosomes (XX hay XY)

- Dựa vào thành phần gene: một số gene được xác định là đóng vai trò trong việc phát triển thai nhi thành trai hay gái (ví dụ:SRY gene (Sex-determination Region Y) tại chromosome Y).


THAM KHẢO:

  1. http://www.hhmi.org/biointeractive/gender/
  2. http://www.hhmi.org/biointeractive/gender/whoswho.html (Danh sách các giáo sư đang nghiên cứu vai trò của chromosomes trong phân định giới tính)
  3. http://www.biologie.uni-hamburg.de/b-online/library/cat-removed/graves.html#Interview (Bài phỏng vấn với giáo sư Jenny Graves về vai trò của chromosome Y đối với việc quyết định giới tính

Read more…

Nhận xét mới nhất


ho