Đừng để phải đau đầu, nhức óc vì những việc ... |
---|
Bạn đang cảm thấy bế tắc, không có sự tiến triển nào trong công việc. Cách tốt nhất để thoát khỏi những tình huống này đó là tránh “mắc kẹt” những “cạm bẫy công sở” dưới đây từ những giai đoạn đầu làm việc.
Tránh so sánh
Sự so sánh không đem cho bạn lợi ích gì ngoài cảm giác lo lắng và không thoải mái nơi công sở. Đừng phí hoài sức khỏe và tinh thần chỉ về vấn đề người khác cư xử với mình ra sao, cách họ chú ý đến mình như thế nào. Trong thực tế, nó chỉ làm tốn thời gian, suy giảm tinh thần và tăng sự bối rối cho bạn mà thôi.
Điều bạn nên làm: Làm quen với sự thay thế một cách tích cực. Nếu bạn đã hoặc sẽ so sánh tình huống làm việc, bạn nên hỏi bản thân mình: “Liệu có bất kỳ điều gì mình có thể làm giúp mọi việc trở nên công bằng và hợp lý hơn?”. Nếu câu trả lời là “có”, bạn hãy thực hiện điều đó bằng những hành động cần thiết. Nhưng nếu câu trả lời là “không”, bạn nên bắt đầu nghĩ về một điều gì khác. Thử những bài tập tưởng tượng lạc quan về nơi bạn muốn công việc mình tới. Trong trường hợp bạn không thể làm tốt, hãy hít thở thật sâu và nghĩ đến những ý tưởng tích cực giúp bạn thoải mái hơn.
Tránh “buôn chuyện”
“Buôn dưa lê” là một trong những “cạm bẫy” bạn nên tránh nếu không muốn mình bị mắc kẹt trong tình trạng công việc “sa lầy”. Đơn giản nó sẽ khiến bạn làm việc thiếu năng suất (nếu bạn chỉ ngồi lê đôi mách mà không làm việc), tạo ra môi trường ngờ vực và hoài nghi, dẫn đến sự so sánh khó tránh khỏi và biến công sở trở thành nơi “vô cùng khó chịu”.
Điều bạn nên làm: Khi một đồng nghiệp bắt đầu ngồi tán gẫu chuyện không đâu, bạn hãy nhanh chóng rời khỏi cuộc trò chuyện càng nhanh càng tốt (bạn có thể nói: Xin lỗi không nói chuyện tiếp được, mình phải ra nghe điện thoại) hoặc thay đổi chủ đề một cách tế nhị (ví dụ: thời tiết hôm nay thế nào nhỉ?) hay chuyển cuộc trò chuyện sang một giọng điệu hữu ích hơn (Chúng ta không thể ngồi đây tán gẫu quá nhiều - làm điều gì đó thú vị hơn đi).
Tránh than phiền
Cằn nhằn mọi vấn đề không giúp bạn tăng thêm giá trị, ngược lại nó chỉ khiến bạn có một “tai tiếng” không hay ho mà thôi. Luôn có những tình huống không thoải mái xảy ra nơi công sở và ngồi đó than phiền không thể giúp bạn giải quyết được vấn đề, thậm chí nó còn làm giảm tinh thần, tiêu tốn năng lượng và làm tổn thương không chỉ tới đồng nghiệp mà còn đến bản thân bạn nữa.
Điều bạn nên làm: Hãy sửa chữa thói quen xấu này nếu có thể. Bạn nên học cách chấp nhận sự khó chịu và tiến tới điều gì đó năng suất hơn. Nếu tình huống đó không thể chấp nhận được và bạn phải sử dụng mọi khả năng để thay đổi nhưng kết quả lại thất bại, vậy thì hãy làm đơn thôi việc và xin chuyển công tác. Than phiền sẽ không đem tới cho bạn điều gì mà chỉ làm tình hình tồi tệ hơn.
Tránh lo âu
Việc lo lắng là một thực tế không thể tránh khỏi cuộc sống công sở, cách tốt nhất bạn nên làm đó là tránh mắc kẹt trong lo lắng suy tư và quên đi công việc mình thực sự phải hoàn thành.
Điều bạn nên làm: Hãy tập trung vào công việc bạn đang làm. Nên xác định rõ vấn đề bạn đang lo lắng có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến công việc của bạn hay không. Nếu nó không trực tiếp ảnh hưởng, và cũng khó cho bạn thay đổi được tình huống, vậy thì hãy chấp nhận nó, nhanh chóng “tháo gỡ” và tiếp tục tiến lên.
Ngọc Linh-dantri.com.vn
Theo Alis.alberta
Địa chỉ: Thị trấn Đại Từ - Đại Từ - Thái Nguyên
Điện thoại: 0984.280.076
Email: tobuvn@gmail.com
Facebook: http://facebook.com/tobuvn
Làm việc trong môi trường công sở, đúng là cần những yếu tố này.
ReplyDeleteMua máy pha cà phê ở đâu tốt | Mua may pha ca phe o dau tot