1. Đặc điểm cấu tạo cơ quan tiêu hoá
Đặc đIểm cấu tạo đường tiêu hoá ở thỏ là: dạ dày đơn, co giãn tốt nhưng co bóp rất yếu, đường ruột dài 4-6 m, manh tràng lớn hơn dạ dày có khả năng tiêu hoá chất xơ nhờ hệ vi sinh vật; kết tràng được chia thành 2 phần: phần trên có nhiều lớp vân cuộn sóng, phần dưới nhãn trơn
So sánh một số đoạn đường tiêu hoá của thỏ thì thấy đặc trưng như ở bảng 1.
Bảng 1. Khối lượng và thể tích các phần đường tiêu hoá thỏ
Tỷ lệ dung tích của các phần đường tiêu hoá của thỏ cũng khác so với của các gia súc khác. Dạ dày của bò lớn nhất (71%) so với tổng đường tiêu hoá của nó. Còn ở thỏ manh tràng lớn nhất (49%), cụ thể ở bảng 2.
Bảng 2. So sánh tỷ lệ dung tích của các phần đường tiêu hoá của các gia súc (%) ( Portsmouth, 1972)
Độ pH của các phần đường tiêu hoá ở thỏ cũng khác nhau: dạ dày rất chua, pH trung bình là 2,2. Vật chất khô của chất chứa dạ dày phụ thuộc vào dạng thức ăn, trung bình 17%. Chất chứa ruột non có pH = 7,2-7,9. Manh tràng có pH = 6, vật chất khô là 23%. Kết tràng có pH= 6,6. Dịch mật và tuyến tuỵ có tác dụng cân bằng độ pH của ruột non. Tổng số vi khuẩn trong manh tràng là cao nhất. Hoạt động lên men của vi khuẩn trong môi trường hơi chua sẽ tạo nên được nhiều axit béo bay hơi từ chất celluloza.
2. Sự phát triển đường tiêu hoá theo lứa tuổi thỏ
Cơ thể thỏ sinh trưởng đều đặn cho đến tuần tuổi thứ 11-12. Nhưng đường tiêu hoá của thỏ thì dừng phát triển từ tuần tuổi thứ 9. Từ tuần 3-9 khối lượng của từng đoạn ruột cũng thay đổi khác nhau. Vào tuần thứ 3 ruột non nặng gấo đôi ruột già (manh tràng, kết tràng). Đến tuần thứ 9 thì khối lượng 2 phần ruột đó đã tương đương nhau. Sự phát triển đoạn ruột già chỉ hoàn chỉnh khi có sự lên men vi khuẩn, khi thỏ chuyển sang ăn thức ăn cứng.
Phát triển về độ dài của các đoạn ruột thỏ cũng tương tự như phát triển khối lượng. Độ dài các đoạn ruột thỏ trưởng thành như sau:
Ruột non: 327 cm
Ruột thừa: 38 cm, đầu giun ruột thừa: 13 cm
Kết tràng: 128 cm
3. Hiện tượng ăn phân của thỏ (Caecotrophia)
Động vật ăn cỏ chỉ có thể tiêu hoá chất xơ từ thức ăn thực vật bằng quá trình lên men vi khuẩn. Quá trình này ở động vật nhai lại xảy ra ở dạ dày và phần đầu ruột non. ở thỏ và ngựa thì
Xảy ra ở manh tràng và ruột già. Trong các trường hợp trên, sự tiêu hoá tinh bột tạo thành axit béo và hấp thụ vào đường máu thì đều giống nhau. Nhưng riêng sự hấp thụ axit amin thì có khác nhau: ở động vật nhai lại axit amin phân huỷ và hấp thụ ngay ở dạ múi khế và ruột non. Đến phần ruột già, từ manh tràng axit amin không có khả năng hấp thụ được. Thỏ đã bổ sung sự khiếm khuyết đó bằng hiện tượng sinh lý ăn phân mềm ( Caecotrophia).
Đặc điểm tiêu hoá của thỏ là ăn phân (Caecotrophia). Trong đường ruột của thỏ tạo thành 2 loại phân: một loại mềm, luôn được thỏ ăn lại gọi là phân mềm hoặc do xuất phát từ manh tràng (Caecum) nên gọi là phân manh tràng (Caecotroph). Còn loại phân viên tròn, cứng, thỏ không ăn thì gọi là phân cứng. Phân mềm chứa rất nhiều vitamin B nên còn gọi là phân vitamin.
Thành phần hoá học của 2 loại phân này có khác nhau rõ rệt, bảng 3.
Bảng 3. Thành phần hoá học của hai loại phân thỏ ( Fekete, Bokori, 1983)
Phân cứng có vật chất khô cao hơn, nhưng hàm lượng protein lại nhỏ hơn phân mềm. Phân cứng ở dạng viên đơn, phân mềm bao gồm 5-10 viên nhỏ kết dính thành chùm dài bởi màng mỏng. Phân mềm khi thải ra đến cửa hậu môn thì thỏ cúi xuống ăn ngay, nuốt dửng vào dạ dày và tan ra ở đó, trộn lẫn với chất chứa dạ dày, đẩy dần vào ruột non, các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở đó.
Thỏ con còn bú mẹ không có hiện tượng ăn phân, hiện tượng này chỉ bắt đầu hình thành khi thỏ đến 3 tuần tuổi, bắt đầu ăn thức ăn cứng. Phân cứng còn gọi là phân ban ngày, phân mềm còn gọi là phân đêm. Đối với thỏ rừng thì ngược lại. Như vậy chứng tỏ rằng thỏ ăn phân mềm trong môi trường yên tĩnh.
Theo: http://longdinh.com/
Comments[ 0 ]
Post a Comment
Chào mừng các bạn đã đến với TOBU!
Để có thể để lại nhận xét, bạn cần phải có tài khoản google. Những nhận xét không đúng với thuần phong mỹ tục của Việt Nam sẽ bị chúng tôi xóa mà không báo trước.
Cảm ơn bạn đã để lại nhận xét!