C

Học sinh phải sửa vào sách giáo khoa

Friday, August 29, 2008 |

Bộ GD&ĐT đã hoàn tất việc biên soạn 3 cuốn đính chính sách giáo khoa. Hiện nay, 3 cuốn sách này đang được khởi động khâu in và sau đó phát hành tới 28.000 trường học trên cả nước.




Ông Lê Quán Tần. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Tiền phong đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Quán Tần, Vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT về vấn đề này.

Ông Lê Quán Tần cho biết: Nội dung chỉnh sửa trước hết là những lỗi kỹ thuật. Những lỗi này mức độ nặng nhẹ khác nhau. Ví dụ, có chỗ trước đây in đậm, bây giờ in nhạt. Hoặc trước kia in đứng, bây giờ in nghiêng.

Nhóm lỗi rất phổ biến là diễn đạt. Diễn đạt được chỉnh sửa cho rõ ràng, ngắn gọn. Phải có cách diễn đạt để cả nước hiểu, nhất là phải để trẻ em hiểu. Chẳng hạn, phải phù hợp với môn học.

Ví dụ, trong sách Sinh học lớp 10 nâng cao viết: con la (con của lừa và ngựa). Diễn đạt như thế không sai, nhưng chưa “sinh học”. Do đó, cụm từ này được sửa lại: con la (con của lừa lai với ngựa).

Loại lỗi thứ ba là có những chỗ chưa thật chuẩn về giá trị khoa học thì nay sửa lại cho đúng. Hoặc có những kiến thức được cập nhật. Chúng tôi phải sửa sách Hình học lớp 10, Vật lý 10 từ 9 hành tinh thành 8 hành tinh...

Một loại lỗi khác phải chỉnh sửa là cách viết hoa theo chuẩn tiếng Việt. Với danh từ bá Kiến, nếu viết hoa cả Bá Kiến là sai bởi là tước phẩm bá hộ, là danh từ chung nên chỉ viết thường, Kiến là tên riêng nên mới cần phải viết hoa. Tương tự, cụm từ tuần ty đào Huế thì chỉ viết hoa chữ Huế.

Chúng tôi biên soạn những nội dung được chỉnh sửa thành 3 cuốn cho 3 cấp học: Tiểu học, THCS, THPT. Bộ GD&ĐT giao cho NXB Giáo dục in và cấp miễn phí đến tận từng trường.

Thực ra, đó là 3 cuốn sách mỏng, mỗi cấp học có một cuốn. Sau khi phát hành, chúng tôi sẽ đưa toàn bộ nội dung 3 cuốn này lên mạng để ai cũng có thể lấy xuống sử dụng.

Trong số những điều phải sửa thì những cái ảnh hưởng tới hoạt động dạy và học có thể nói rất ít, dù số lượng phải chỉnh sửa nhiều.

Tại sao Bộ GD&ĐT không đề xuất NXB Giáo dục in các tờ rơi gắn với SGK?

Trang đính chính luồn trong sách có thể bị mất rất nhanh và việc giúp HS sửa lỗi chưa chắc đã được các giáo viên thực hiện. In thành cuốn, cuốn sách được lưu lại và việc thực hiện sửa lỗi sẽ nghiêm túc hơn.

Người có trách nhiệm kiểm tra chuyên môn sẽ giám sát việc sửa lỗi này bằng cách giở SGK của bất kỳ HS nào để kiểm tra. Nếu các em chưa sửa, nghĩa là giáo viên bộ môn của các em chưa làm hết trách nhiệm.

Như vậy HS sẽ phải gạch xoá trong SGK?

Đó là điều đương nhiên.

Với cấp Tiểu học chỉ với rất ít môn so với các cấp học cao hơn nhưng chúng tôi được biết dung lượng cuốn sách cũng đã là 30 trang. Đính chính mà như vậy là nhiều. Phải chăng việc biên soạn SGK của chúng ta không kỳ công, không khoa học?

Tôi cho rằng, đội ngũ những người làm sách của chúng ta tận tụy, có trình độ. Không có gì để nói là tắc trách, thiếu trách nhiệm, trình độ hạn chế.

Ý kiến khác nhau về SGK là có nhưng việc đi tìm cái đúng cái sai giữa các luồng ý kiến không dễ. Trong việc làm có cái sai, và sai thì phải sửa, cũng là điều phù hợp với quy luật.

Các nước khác, người ta cũng phải sửa SGK. Thậm chí người ta còn có 3- 4 bộ, thấy bộ này không chất lượng, người ta dùng bộ khác.

Cảm ơn ông.

Quý Hiên
Thực hiện

Read more…

Vừa học vừa chờ sách giáo khoa đính chính

Friday, August 29, 2008 |

Bản thảo của 3 cuốn đính chính lỗi sách giáo khoa (SGK) đang chờ ký duyệt để đưa đi nhà in - thông tin được NXB Giáo dục đưa ra trước thềm năm học mới, được dư luận hết sức quan tâm.


Tại sao lại đính chính?



Học sinh vừa phải học vừa chờ đính chính sách giáo khoa.
Giữa tháng 5.2008, Bộ GDĐT tổ chức hội thảo về đánh giá chương trình và SGK phổ thông. Theo tổng hợp các ý kiến đánh giá Bộ GDĐT đưa ra thì "Nội dung SGK thể hiện những bất cập như sách lịch sử được viết theo lối mòn, xơ cứng, vẫn chỉ là "ta thắng địch thua", "bên chính nghĩa thì tốt, bên phi nghĩa thì xấu"; hơn nữa, thường có sự lặp lại, tạo cho học sinh cảm giác không cần học cũng đã biết rồi. Một số SGK sử dụng kiến thức không cập nhật...

Những bất cập thể hiện sự chỉ đạo thiếu sự thống nhất, xuyên suốt được thể hiện rõ trong báo cáo này là cách dùng từ, thuật ngữ, khái niệm, ký hiệu, thậm chí cách tiếp cận giữa SGK chuẩn và SGK nâng cao ở một số môn học có chỗ chưa thống nhất; có nội dung khác biệt về nội dung kiến thức. Cách tiếp cận quá khác nhau (môn vật lý)...".

Một trong những giải pháp bộ đưa ra là "Bộ sẽ tổ chức nghiên cứu nghiêm túc, với tinh thần thực sự cầu thị tất cả những ý kiến nhận xét, đánh giá về chương trình, SGK; đồng thời, rà soát lại một cách cẩn thận để phát hiện thêm những sai sót và kiên quyết sửa chữa những sai sót đã được phát hiện, kịp thời phục vụ cho năm học 2008 - 2009.

Đầu tháng 7/2008, Bộ GDĐT thông báo về việc tổ chức lấy ý kiến đóng góp của toàn dân về chương trình và SGK phổ thông. Theo đó, các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục, các em học sinh... có thể tham gia đóng góp ý kiến hoàn thiện cho chương trình và SGK. Hằng năm, bộ sẽ tổ chức tổng kết và có phần thưởng để động viên, khích lệ những ý kiến đóng góp xác đáng, có giá trị. Bộ GDĐT cũng sẽ tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa để tái bản sách cho năm học sau.

Đến đầu tháng 8, theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển thì bộ đã tập hợp tất cả những chỗ sai sót để chỉnh sửa và đang giao NXB Giáo dục in đính chính gửi xuống các địa phương, để giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh lỗi trong sách.

Đính chính những gì?

Tuy nhiên, đến ngày 26/8, khi hầu hết học sinh đã bước vào năm học mới, thì theo ông Nguyễn Minh Khang - Phó Tổng giám đốc NXB Giáo dục - hiện bản thảo của tài liệu đính chính vẫn đang nằm trên bàn lãnh đạo bộ chờ duyệt lần cuối, khi nào có bản thảo là triển khai in ngay.

Số lượng tới 3 cuốn đính chính lỗi SGK cũng là "bất ngờ" với nhiều người, bởi "không ngờ SGK lại sai nhiều thế". Được biết, những lỗi cần đính chính sẽ là lỗi về nội dung, kiến thức; lỗi chính tả, dấu câu...; lỗi về kênh hình (vẽ không đúng, khó hiểu, không chuẩn xác); lỗi trích dẫn không chuẩn, thiếu nguồn trích dẫn; lỗi dịch thuật ngữ không chuẩn xác; lỗi thông tin vênh nhau giữa các SGK...

Nói về việc tại sao lại đính chính nhiều thế - ông Nguyễn Minh Khang giải thích những năm trước, việc biên soạn SGK được góp ý nhiều, tuy nhiên, sau khi trao đổi giữa ý kiến đóng góp và tác giả viết sách, chưa có đính chính mà chỉ có những sửa chữa lỗi nhỏ.

"Năm nay, Bộ GDĐT tổ chức đánh giá lại toàn bộ nội dung SGK và xin ý kiến của các giáo viên, phụ huynh học sinh và các nhà sư phạm. Trên tinh thần đó, bộ rà soát lại nội dung sách và những vấn đề cần đính chính".

Và như vậy, trước mắt, nhà trường và học sinh sẽ tiếp tục học theo SGK với những lỗi chưa được chỉnh sửa.

Theo Ngân Anh
Lao động

Read more…

Một GS Việt Nam được trao tặng giải thưởng Cosmos Prize 2008

Thursday, August 28, 2008 |
GS-TSKH Phan Nguyên Hồng.

Giải thưởng Cosmos Prize 2008 có 131 ứng viên đến từ 25 nước. Sau 4 vòng tuyển chọn, GS-TSKH Phan Nguyên Hồng là người duy nhất vinh dự nhận được giải thưởng này, nhờ những đóng góp hữu ích của ông trong nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn.


Cosmon Prize 2008 - giải thưởng dành cho những nhà khoa học có những đóng góp trong nghiên cứu, bảo vệ môi trường sinh thái - với 131 ứng viên của 25 nước được đề cử. Sau nhiều vòng xét duyệt, ban chuyên gia tuyển chọn đã chọn được 6 người. Và ứng cử viên cuối cùng được lựa chọn là GS-TSKH Phan Nguyên Hồng.

GS Hồng nguyên là cán bộ giảng dạy bộ môn Thực vật, khoa Sinh học (ĐH Sư phạm Hà Nội), nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Ông đã có hơn 40 năm nghiên cứu về hậu quả của chiến tranh hóa học và hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nhiều vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Ông cũng là người tham gia lập đề án xây dựng Khu Sinh quyển rừng ngặp mặn Cần Giờ và là người có nhiều đóng góp đáng kể trong các hoạt động bảo vệ rừng ngập mặn...

GS-TSKH Phan Nguyên Hồng sẽ nhận giải thưởng Cosmos Prize 2008 tại thành phố Osaka (Nhật Bản) vào ngày 4/11 tới và sẽ được Thái tử Nhật Bản tiếp kiến tại Thủ đô Tokyo. GS cũng sẽ giảng bài ở trường ĐH Kyoto và nói chuyện tại một trường trung học về lĩnh vực chuyên môn của mình, tham dự hội thảo chuyên đề được tổ chức để vinh danh ông...

Được biết, với việc nhận giải thưởng Cosmos Prize 2008, GS-TSKH Phan Nguyên Hồng sẽ nhận được tiền thưởng 40 triệu yên, tương đương 380.000 đô la Mỹ.

Sông Lam-dantri.com.vn

Read more…

Tự học Hán ngữ cơ bản của tác giả - Lê Anh Minh

Wednesday, August 27, 2008 |

Quyển e-book "Tự học Hán ngữ cơ bản" của tác giả Lê Anh Minh giữ bản quyền 2007. Người đọc chỉ được sử dụng cho mục đích học tập hay giảng dạy cho cá nhân. Cấm mọi hình thức sao chép, đăng lại, hay in lại nhằm mục đích mua bán hay trục lợi mà không có sự cho phép chính thức của tác giả.


Computer của quý vị cần có font Arial Unicode MS để hiện đúng chữ Hán

TỔNG QUÁT:

1- Phát âm Bắc Kinh với phiên âm Pinyin

2- 500 chữ Hán cơ bản

3- Bộ thủ chữ Hán

4- Tóm tắt ngữ pháp Hán ngữ cổ đại

5- Tóm tắt ngữ pháp Hán ngữ hiện đại




CHÍNH KHOÁ:

HÁN NGỮ CỔ ĐẠI

Bài 1. Số đếm, số thứ tự

Bài 2. Cát hung

Bài 3. Nhân ảnh

Bài 4. Đa ngôn vô ích

Bài 5. Bất thức tự


ôn tập (1-5)

Bài 6. Nha

Bài 7. Bốc

Bài 8. Ngũ đức

Bài 9. Điền Trọng

Bài 10. Hải đại ngư


ôn tập (6-10)

Bài 11. Tranh ảnh

Bài 12. Áp hốt đại châu

Bài 13. Bạc

Bài 14. Chu U Vương

Bài 15.

ôn tập (11-15)


HÁN NGỮ HIỆN ĐẠI

Bài 1. Số đếm, số thứ tự

Bài 2. Xưng hô - chào hỏi

Bài 3. Làm quen

Bài 4. Thời gian

Bài 5. Thời tiết


ôn tập (1-5)

Bài 6. Tuổi tác

Bài 7. Nghề nghiệp

Bài 8. Gia đình

Bài 9. Dự tính

Bài 10. Ẩm thực

ôn tập (6-10)

Bài 11. Gọi điện thoại

Bài 12. Mua sắm

Bài 13. Hỏi đường

Bài 14. Khám bệnh

Bài 15. Tham quan

ôn tập (11-15)

http://dantiengtrung.com


NGOẠI KHOÁ:

1- Sơ lược về Hán tự

2- Luyện kỹ năng tra tự điển / từ điển Hán ngữ

3- Luyện kỹ năng gõ chữ Hán trên máy vi tính

4- Viết chữ Hán bằng bút lông (mao bút thư pháp)

5- Thưởng thức hội hoạ và thư pháp Trung Quốc


6- 90 bài thơ Đường do Tản Đà dịch [phần 1] [phần 2]

7- Niên biểu Trung Quốc

8- Bảng tra Âm lịch và Dương lịch



CÁC LINKS HỌC HÁN NGỮ

> cổ đại

A Classical Chinese Reader: Language of the Dragon (Long Văn Mặc Ảnh)


> hiện đại

* Online Chinese

* Conversational Mandarin Chinese Online

* Study Mandarin Chinese using VOA

* Audio Tutorial of Basic Chinese

* Learn Chinese

* Chinese Tools - Learn Chinese

* Online College of Chinese Language

* ZapChinese

* ClearChinese: Learn Chinese

* Apprendre le chinois en ligne

© http://vietsciences.free.fr http://vietsciences.org Lê Anh Minh
Theo: dantiengtrung.com
Read more…

Làm sao để sinh viên không ngày càng dốt đi

Tuesday, August 26, 2008 |

Gần đây, Diễn đàn Dân trí đã gây được tiếng vang với một loạt bài viết liên quan đến lĩnh vực đào tạo ở Việt Nam. Các bài viết tập trung phân tích các khía cạnh khác nhau của hiện tượng "lãng phí chất xám" do cơ chế và sự bất công với giảng viên trẻ.


Bản thân tôi đã đóng góp ý kiến qua bài tham luận "Giảng viên chuyển nghề không chỉ vì lý do kinh tế". Với mong muốn tiếp tục đóng góp ý kiến về vấn đề chúng ta đang quan tâm, tôi xin chia sẻ suy nghĩ của mình về thực trạng sinh viên đang dần dốt đi trong các trường đại học, cao đẳng.

Đây là cảm nghĩ, là nỗi trăn trở của tôi trong bao nhiêu năm nay. Tôi vốn không phải là một học sinh xuất sắc khi ngồi ghế nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, với sức học của mình, tôi vẫn thi đỗ một trong những trường đại học có tiếng. Những năm đầu đại học, tôi học cùng những người bạn, đa số là dân "trường chuyên, lớp chọn". Lòng tự ái khi bị xếp sau bạn bè khiến tôi nỗ lực hơn trong học tập. Tôi chăm chỉ hơn, nghiêm túc hơn so với thời phổ thông và kết quả là, cuối khóa, tôi được nhà trường giữ lại làm giảng viên.


Có thể nói, việc được giữ lại trường là niềm tự hào lớn lao đối với tôi. Lần đầu tiên tôi đã làm được một việc lớn: tự lo được cho tương lai tốt đẹp của mình mà không phải nhờ đến sự trợ giúp của gia đình, không phải chạy chọt, xin xỏ. Đến nay, tôi vẫn rất biết ơn những người thầy đã tạo điều kiện cho tôi phấn đấu, đi lên trên con đường học thuật.

Tuy nhiên, nhìn ra xung quanh, tôi lại thấy những trường hợp sinh viên chăm chỉ hơn, nỗ lực hơn so với thời cắp sách ở bậc học phổ thông không nhiều. Thực tế, dường như, càng ngày càng ít đi và đến bây giờ, quả thật là hiếm.

Không chỉ đứng trên bục giảng, giảng viên chúng tôi năm nào cũng làm nhiệm vụ coi thi đại học. Đã từng ôn thi, cắp giấy bút đi thi, nên chúng tôi có thể đánh giá được năng lực của các em thi đỗ đại học. Thực lòng, không ít lần tôi đã thầm thán phục năng lực của các thí sinh...

Thế nhưng, chính những thí sinh ấy, những người xuất sắc nhất trong số họ, sau 2-3 năm ngồi trên ghế trường đại học, đã làm tôi không thể không thất vọng về năng lực và thái độ học tập. Họ dường như là "những người khác" so với chính mình khi cắp sách bút đi thi. Họ lười hơn, thiếu động lực hơn và nghiêm trọng nhất là họ không tin, không yêu những kiến thức đang được trang bị.

Qua tâm sự với nhiều thế hệ sinh viên, tôi nhận thấy, hầu hết sinh viên ngày nay đều cho rằng nỗ lực học tập để tiến thân là ở bậc phổ thông, để thi đỗ đại học, đó là "tấm giấy thông hành" để vào đời. Còn đã vào được trường đại học thì nghiễm nhiên (trừ những trường hợp cá biệt) ra trường.

Tấm bằng không nói lên nhiều điều, bằng loại giỏi chưa chắc đã phải là "giỏi", đó là chưa kể, hầu hết sinh viên và cả những người tuyển dụng lao động tin rằng: học giỏi ở trong trường đại học không chắc đã làm việc tốt. Còn nếu để thi vào "nhà nước", tấm bằng chỉ là điều kiện ban đầu phải có, bằng nào cũng được, miễn là đại học, còn thi đỗ vào "nhà nước" thì ... còn cần nhiều thứ lắm (tất nhiên trừ một số vị trí đòi hỏi phải là bằng khá, giỏi).

Câu nói phổ biến hiện nay của sinh viên khi ra trường là: "học tài, thi ... bằng quan hệ". Thực trạng mà hầu hết chúng ta đều thấy, ở Việt Nam, giữa "nhà trường" và "xã hội" là một khoảng cách "mênh mông" mà các sinh viên mới tốt nghiệp khó có thể vượt qua. Giữa bài giảng của các Thầy và thực tế cuộc sống là cả một sự khác biệt mà sinh viên khó có thể tự mình gắn kết, ứng dụng trong cuộc sống, trong công việc...

Thực trạng đó khiến sinh viên khó có thể "tin" và "yêu" những gì họ đang được trang bị trên ghế nhà trường. Tâm lý học để đối phó, để có một tấm bằng là hiện tượng phổ biến ở các trường. Rất ít và càng ngày càng ít sinh viên tự hào với ngôi trường mình đang học, tự hào với thành tích học tập của mình, càng ít người tin rằng kiến thức được trang bị trong các trường đại học là đủ để mình bước vào đời với một tương lai hứa hẹn.

Hiện nay, từ bục giảng, tôi đã chuyển sang chức danh quản lý. Tuy nhiên, tôi vẫn đang "phải" tiếp tục đào tạo, đào tạo những con người đã được đào tạo trên ghế nhà trường, trong số họ có cả những sinh viên cũ của tôi, bởi vì, những gì nhà trường đã đào tạo là quá phiến diện, thiếu thực tế và khó có thể áp dụng để hoàn thành công việc.

Quả thật, tôi đã trăn trở rất nhiều và nhiều lần tâm sự với các đồng nghiệp về thực trạng này. Ai cũng thừa nhận, ai cũng nỗ lực để bài giảng của mình hấp dẫn hơn, thiết thực hơn. Nhưng, chừng đó là chưa đủ. Từng giảng viên, nhất là giảng viên trẻ chúng tôi, dù rất nỗ lực, nhưng không thể thay đổi được cả một cơ chế, cả một hệ thống đã thành nếp, thành lối mòn trong tư duy của những người "phía trên", những "lão làng", những "cây đa, cây đề" trong "làng học thuật". Họ đã có "bằng cấp đầy mình" lại còn "lên sư, lên sãi" từ lâu (phó giáo sư, giáo sư)... Bên cạnh đó, đa số lại nắm những trọng trách quản lý. Nhưng thử hỏi, trong số các "sư, sãi" đó, bao nhiêu phần trăm còn tâm huyết lên bục giảng cho sinh viên, bao nhiêu phần trăm còn hàng ngày nhiệt tình truyền dạy cho các lớp giảng viên kế tiếp...

Đa số họ bận với các "Hội đồng", các "cuộc họp" quan trọng, chiếm phần lớn thời gian của họ và từ đó họ nhận được phần lớn thu nhập. Đến mức, có nhiều Giáo sư, tiến sỹ, hàng năm trời không nhớ được tài khoản lương mình có bao nhiêu, lương trả vào tài khoản ngày nào... vì họ đâu sống bằng lương, đâu phải vật lộn với cuộc sống bằng những "đồng lương còm" như giảng viên trẻ chúng tôi.

Và, kết quả là, những "cải tiến", "đổi mới" chương trình dạy học do các quý vị “trên cao” chủ trì nghiên cứu chỉ là các "công trình" như bao "công trình" khác, hiệu quả là thứ "hậu nghiệm thu", trách nhiệm của họ, "tâm huyết" của họ chỉ đến khi đó mà thôi, còn trên thực tế chúng không đem lại những điều cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo đại học.

Như vậy, muốn thật sự đổi mới giáo dục đại học, muốn thu hút nhân tài về đây, giải pháp không chỉ là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho giảng viên, mà còn cần phải làm trong sạch đội ngũ giảng viên, phải làm quyết liệt, triệt để, và phải làm "từ trên xuống", tránh tình trạng "dột từ nóc dột xuống" thì không thể cứu vãn nổi.

Cho dù gần đây, hiện tượng "bỏ trường, bỏ lớp" của giảng viên được đánh giá là đáng "báo động" thì những người ra đi chỉ là số nhỏ, phần lớn những giảng viên trẻ vẫn đang phải chịu đựng, và "chung sống" trong một môi trường thiếu chuyên nghiệp về chuyên môn và thiếu lành mạnh về cách xử sự. Trong số họ, không ít người đã "uốn mình theo" lối sống, nếp nghĩ đó, và họ sẽ lại "truyền thụ" lại cho thế hệ kế tiếp - thật nguy hiểm.

Người Việt ta tự hào với đức tính hiếu học. Học sinh, sinh viên Việt Nam luôn đạt thành tích cao khi đi ra nước ngoài du học. Chúng ta cũng tự hào với nhiều viện sỹ, giáo sư thành danh ở nước ngoài, tầm cỡ quốc tế... Nhưng, tại sao các trường đại học của Việt Nam lại chưa có nổi cái "tầm khu vực", chứ chưa nói đến châu lục, thế giới... Như thế, chẳng phải là đáng buồn lắm thay. Thử hỏi, các trường đại học của Việt Nam đón tiếp được bao nhiêu lưu học sinh? Họ từ đâu tới? Và học những gì ở Việt Nam? Không có nhiều chỗ cho lòng tự hào ở điểm này...

Vậy, cần lắm một "cú huých", một "bước đột phá" để cải tiến chất lượng đào tạo ở Việt Nam, để sinh viên không dần dốt đi, để họ yêu và tin những kiến thức đang được trang bị trên ghế nhà trường, để đưa thực tiễn vào bài giảng và để đưa tri thức vào cuộc sống... Trước khi có được "cú huých", "bước đột phá" đó, kính mong các bậc lão thành, những Người Thầy thật sự có tài và có đức, hãy nêu gương cho lớp trẻ, làm đúng những gì mà hàng ngày các Thầy vẫn nói, đó là: tin vào lớp trẻ, chăm sóc, bồi dưỡng lớp trẻ, mạnh dạn sử dụng tài năng trẻ, những người vẫn hàng ngày cặm cụi trăn trở và miệt mài cùng những bài giảng trên lớp với những thế hệ sinh viên kế tiếp nhau... Nỗ lực của mỗi giảng viên thực sự là không đủ, nỗ lực ấy như những "đốm lửa", vậy, rất cần "ngọn gió" từ phía các bậc "trưởng lão" trong ngành để thổi bùng thành "ngọn lửa lớn".

Trên đây là đôi dòng chia sẻ cảm xúc chân thành của một người đã, đang và sẽ gắn bó với bục giảng (với tư cách giáo viên thỉnh giảng), với ước mong góp một tiếng nói nhằm làm lạnh mạnh hóa môi trường đào tạo, qua đó, nâng cao chất lượng đào tạo đại học của nước ta. Ý kiến của tôi chắc không tránh khỏi sự phiến diện và chưa đầy đủ, mới chỉ gợi ra một vài khía cạnh của cả một vấn đề sâu rộng, cần được quan tâm, nghiên cứu và tìm ra hướng giải quyết.

FOD

LTS Dân trí - Nâng cao chất lượng đào tạo đại học có ý nghĩa hết sức quan trong và bức xúc trong tình hình thực tế nước ta hiện nay. Có thể coi đấy là khâu đột phá nhằm nâng cao chất lượng của cả hệ thống giáo dục bởi vì giáo dục đại học giữ vai trò “đầu tầu”’

Bài viết trên đây là ý kiến đóng góp tâm huyết của một giảng viên trẻ có trình độ và kinh nghiệm nhất định trong nghề. Đây là vấn đề lớn đáng được trao đổi và thảo luận để tìm ra những biện pháp đồng bộ và khả thi trong điều kiện hiện nay của nước ta. Diễn đàn Dân trí mong tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp về chủ đề này.

Theo: dantri.com.vn
Read more…

Cẩn thận với những hành động ngoài giờ làm việc

Sunday, August 24, 2008 |
Những hình ảnh này chẳng có lợi chút nào cho sự nghiệp của bạn.

Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng hết giờ làm là hết trách nhiệm, mọi việc làm của chúng ta lúc này là chuyện của cá nhân, không ảnh hưởng gì đến công việc. Thực tế, có một vài hành động ta làm ngoài giờ hành chính ảnh hưởng khá nhiều đến sự nghiệp.


Dưới đây là một vài hành động bạn cần tránh cho dù bạn ở đâu, lúc nào:


1. Đưa những hình ảnh quá đời tư lên mạng


Bạn có thể nghĩ rằng việc đưa lên mạng những bức ảnh bạn say xỉn trong một bữa tiệc với bạn bè, ảnh bạn ôm ấp hay tình cảm với ai đó… là điều bình thường. Nhưng hãy thử tưởng tượng xem, nếu sếp hay đồng nghiệp của bạn vô tình xem được, ông/bà ấy sẽ có cảm nhận gì? Đây có phải là “hình ảnh thật” về bạn mà bạn đang cố chuyển tải tới mọi người? Bạn thừa biết là đã có không ít ngôi sao điện ảnh, ca nhạc bị hủy hoại sự nghiệp chỉ vì trót để lọt những hình ảnh quá riêng tư của mình ra ngoài.


2. Bị bắt tạm giam


Nếu bạn từng đi chơi quá khuya, gây rối và không mang theo giấy tờ tùy thân, bị đưa về trụ sở công an phường và phải có người đến bảo lãnh – chuyện này tuy xảy ra ngoài giờ làm việc nhưng rõ ràng nếu sếp biết, sẽ chẳng bao giờ ông ấy muốn giao quyền hành cho bạn.


3. Để lộ bí mật của sếp


Việc để lộ thông tin riêng tư của người khác đã là một hành động không đúng, vậy mà đây lại là thông tin bí mật của sếp. Nó không chỉ hủy hoại danh tiếng của bạn mà còn thể gây hại đến tương lai của sếp. Thậm chí, nếu thông tin đó liên quan đến việc cạnh tranh của 2 công ty thì công ty đối tác sẽ ngồi giữa hưởng lợi từ hành động vô ý đó của bạn. Bạn thậm chí có thể bị sa thải ngay lập tức.


4. Nói xấu sếp, đồng nghiệp hay khách hàng


Không ai thích bị nói xấu sau lưng. Nếu bạn nói xấu những người làm việc cùng, có thể người nghe bạn là một trong số người quen của họ. Kết quả là đồng nghiệp sẽ “nghỉ chơi” với bạn, sếp thậm chí có thể sa thải bạn và khách hàng sẽ không làm ăn với bạn nữa.


5. Đăng tải những thông tin xấu về sếp và công ty trên blog


Bạn có blog không? Nếu có, hãy cẩn thận với những gì bạn nói về công việc (thậm chí cả những điều hay).


6. Bị say trước mặt sếp và đồng nghiệp


Dù bạn có ra ngoài ăn tối với đồng nghiệp, sếp hay tham dự tiệc của công ty, hãy chú ý đến cách cư xử của bản thân và đặc biệt tránh để bị say xỉn và có những hành động không kiểm soát được. Duy trì phong thái như đang trong giờ làm việc.


7. Quấy rối đồng nghiệp


Sếp của bạn sẽ phản ứng ra sao nếu một trong các nhân viên của họ nói rằng bạn đang có những hành động quấy rối họ bên ngoài công sở? Sếp có thể nghĩ rằng vì điều này sẽ dẫn đến sự không thoải mái và thậm chí là sợ hãi của người nhân viên vì thế họ sẽ khó có thể làm việc tốt nếu không đuổi việc bạn.

Thủy Nguyễn-dantri.com.vn

Theo About


Read more…

Nhận xét mới nhất


ho