C

Nghề giáo viên, nghèo đi liền với hèn !

Tags:

8 comments:

  1. Chiều 30 (Tết) thầy giáo, "tháo giầy" ra chợ bán.
    Sáng mùng một giáo chức, "dứt cháo" đón xuân sang.
    Tôi đã nghe 2 câu thơ này cách đây hơn 20 năm từ một người cousin cũng làm giáo viên đại học ở Thủ Đức. Anh ấy đã chết vài năm sau đó trong một tai nạn giao thông lãng xẹt. Chúng tôi tuy là cousin nhưng rất thân với nhau như bạn bè. Tôi rất buồn khi anh ấy ra đi khi còn rất trẻ, nhưng có lẽ cũng không phải là tệ lắm vì khi còn sinh tiền anh ấy cũng te tua sơ mướp như TOBU vậy. Mà có khi còn te tua hơn vì mẹ của anh ấy cũng rất nghèo nên anh ấy không có nổi cơ hội để xin 10000 đồng từ bà ấy. Tôi rất hiểu khi TOBU không ngần ngại nói lên hoàn cảnh thật sự của mình. Đó không phải là điều xấu hổ, đó là sự bất công của xã hội.

    ReplyDelete
  2. Vâng, cảm ơn anh Lê Thắng ! Thật buồn khi những người bạn của chúng ta đã ra đi! Em có 2 thằng bạn cùng tuổi cũng mất vì tai nạn giao thông! Mỗi lần nghĩ đến em lại thấy ớn lạnh! Thương chúng nó, nhưng thương bố mẹ chúng nó nhiều hơn!
    Còn nghề giáo viên này đúng thật là bạc!
    Em rất muốn vẽ tranh, sơ đồ đến để dạy cho học sinh hiểu hơn nhưng thời gian không có, tiền bạc lại càng không cho phép. Còn chờ tranh, sơ đồ của Bộ thì cứ yên tâm ... chờ nhé! Không có thì cứ ... chờ nhé! Còn ngày nào có á ? Lúc nhận sẽ biết ! Làm gì vài năm sau chẳng có!
    Rồi tranh có được lèo tèo vài cái, toàn những tranh ... bỏ đi!
    Đúng là cười ra nước mắt !

    ReplyDelete
  3. Làm giáo viên lương đúng là ít thật nhưng mà cái được là có nhiều người yêu quý và tôn trọng, ít ra cũng trong con mắt của học sinh và phụ huynh. Cái này mình không nói bậy đâu, ví dụ như bản thân tôi rất là kính trọng các thầy cô đã dạy, mặc dù không biết là họ có "ghét" tôi hay không :D.

    Tôi thấy nhiều giáo viên dạy thêm thu nhập cũng khá nhiều, nhất là các môn Toán, Lý, Hóa, Anh Ngữ. Không biết thầy Cương có dạy thêm không? Cái đó vừa giúp mình tăng thu nhập, vừa trợ giúp các em học sinh đỡ dốt.

    ReplyDelete
  4. Trần Phúc9/9/08

    Có một thầy giáo nuôi lợn trên tầng 4, mùi phân và nước đái lợn làm ô nghiễm cả khu tập thể. Chưa dừng lại ở đó, nửa đêm lợn đói đòi ăn làm hàng xóm mất ngủ triền miên. Nhiều người góp ý nhưng thầy giáo nọ không thèm đếm xỉa đến. Cực chẳng đã, dân trong khu tập phải nhờ đến sự can thiệp của chính quyền. Tổ dân phố, Uỷ ban Nhân dân Phường, Công an khu vực đồng loạt đến lập biên bản. Trong biên bản ghi rằng "Thầy giáo nuôi lợn trên tầng 4 làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân trong cả khu tập thể". Thầy giáo nghe đọc biên bản xong nhất quyết không kí với lý do, phải sửa lại thành "Lợn nuôi thầy giáo trên tầng 4" vì luơng của thầy không đủ để nuôi lợn.

    Hội Cảo Thơm rất tán thành với ý kiến của Anhvo.

    Để cải thiện được tình trạng khó khăn về thu nhập của giáo viên như hiện nay, Hội Cảo Thơm nghĩ rằng, cần có một cuộc cách mạng triệt để mang tính ý thức hệ trong ngành giáo dục. Cuộc cách mạng ấy thể hiện đồng loạt ở cả ba cấp, đó là lãnh đạo ngành, môi trường giáo dục, từng giáo viên.

    Với lãnh đạo ngành, coi giáo dục là một nghề giống như tất cả các nghề khác, hãy để giáo dục trở về với xã hội, tuân theo các quy luật khách quan của xã hội. Ví dụ như vấn đề thu nhập của giáo viên nên phân ra thành hai phần, gồm lương cơ bản và thu nhập ngoài lương. Lương cơ bản chỉ để duy trì cuộc sống tối thiểu của bất kì ai muốn đứng trong ngành giáo dục. Thu nhập ngoài lương được trả theo hiệu quả công việc, ai dạy nhiều được hưởng nhiều, ai dạy tốt được hưởng thu nhập cao, chấp nhận có những giáo viên không có thu nhập ngoài lương nhưng cũng có giáo viên có thu nhập tới vài chục triệu một tháng. Xây dựng một hành lang pháp lý để giáo viên có thể tự do sử dụng chuyên môn của mình vào việc làm thêm kiếm tiền mà không vi phạm tới các qui định của ngành cũng như chuẩn mực đạo đức xã hội.

    Với môi trường giáo dục, cần xây dựng một môi trường chuyên nghiệp, giáo viên có mặt bằng trình độ chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Chỉ có môi trường giáo dục chuyên nghiệp mới thực sự đảm bảo giáo viên có thể có thu nhập chính đáng từ xã hội mà không vấp phải những sự phản kháng ngược lại.

    Với cá nhân mỗi giáo viên, phải xây dựng một tác phong chuyên nghiệp, có chuyên môn vững vàng, biết vượt qua mọi khó khăn để có thu nhập một cách chính đáng từ chuyên môn của mình.

    Đấy chỉ là ý kiến cá nhân của Hội Cảo Thơm, mỗi người một quan điểm. Xin chúc TC luôn yêu nghề và sống được bằng chính nghề của mình!

    ReplyDelete
  5. @AnhVõ & bác sỹ Trần Phúc: Cảm ơn sp Võ và bác sỹ Trần Phúc ! Đúng vậy, điều mà được hs, phụ huynh kính trọng chính là một niềm vui với nghề của mình!

    Trước tiên, mình phản đối phương pháp dạy học ở trường phổ thông. Do không đáp ứng được yêu cầu để rồi phát sinh thêm một hình thức dạy học thứ hai không chính thống là học thêm. Theo mình đó mới là sự thiếu chuyên nghiệp của nền giáo dục ta. Mình rất phản đối phương pháp dạy học, đó là dạy lại cái đã có trong sách (thật vô duyên), không dạy các em cách học, khai thác sách … hay nói cách khác không cho em cái cần mà cho em cá!
    Phương pháp đổi mới dạy học hiện nay của chúng ta nó chưa thực sự đổi mới trong dạy và học., viển vông, chưa gắn với thực tế! Rồi việc viết SGK thì không phải viết cho học sinh tự học mà là viết để mà … để đấy không cho ai cả. Quả là sự làm việc tác trách mà trách nhiệm không rơi vào ai, thế mới lạ! Mình là người trong cuộc rất bực mình với thái độ viết sách đó mỗi khi soạn bài. Tới đây Bộ sẽ sửa sai bằng một bộ sách thứ 3, mình không biết có tên là gì mà bản chất là ĐÍNH CHÍNH.

    Thứ hai, mình không phản đối việc học thêm, nhưng mình phản đối kịch liệt phương pháp dạy học thêm. Kiểu kéo dài thời gian, không dạy học sinh phương pháp học, không củng cố năng lực học tập suốt đời của học sinh!

    Ngày xưa mình không hề đi học thêm nếm gì cả vì mình nhận thức được cái thầy cô dạy chủ yếu là có trong sách không có gì mới mẻ. Mình thấy hs học thêm có 2 xu hướng: (1)Học một cách rất máy móc, không có sáng tạo với những gì được ghi. Nên với bài khác lạ một chút là gặp rất nhiều khó khăn. (2)Học một cách hoang dã, cày thật nhiều, giải nhiều bài tập mà thiếu phương pháp tổng kết, khái quát kiến thức. Số mà có khả năng tư duy sáng tạo, có khả năng khái quát rất ít.

    Học sinh đi học thêm thì hầu như rất thích, rất phấn khởi vì thấy thầy giỏi, thể hiện được kiến thức uyên thâm. Nhưng các em quên mất rằng kiến thức đó không phải của mình, kiến thức đó là của thầy cô đã vất vả học tập, rèn luyện. Và các em có ảo tưởng rằng kiến thức đó là của mình.

    Còn vì sao mà học thêm vẫn phát triển, tồn tại ư ? Rất đơn giản, do 3 nguyên nhân chủ yêu như trên mình đã đề cập:
    -Giáo dục ở trường chưa đáp ứng được . Nói chính xác hơn là hệ thống giáo dục chưa đồng bộ.
    -Nhiều khi việc học thêm là đua đòi, là giải pháp trấn an tinh thần hoặc là để cho con cái đỡ lêu lổng … Như vậy rất tốn thời gian, lãng phí tiền của.
    -Sự thụ động, thiếu tính độc lập, tự chủ trong cách học của học sinh. Đây là yếu tố khách quan do hs ngay từ khi được sinh ra đã được sống trong nền văn hoá, giáo dục của gia đình, xã hội đó rồi.

    Trước đây mình hay dạy thêm Toán, Hoá với các trình độ của phổ thông. Giờ mình nghỉ rồi vì chuyên môn của mình là Sinh học. Dạy thêm những môn Toán, Hoá chỉ là nhất thời, chỉ đáp ứng kinh tế trước mắt. Còn lâu dài thì đó phải là môn Sinh của mình. Năm nay mình sắp vào biên chế (mình không thiết tha lắm, nhưng đáp ứng yêu cầu của mẹ), được phân dạy mấy lớp chọn nên muốn chuyên tâm vào chuyên môn để khẳng định mình! Đó mới là cái mãi mãi, quyết định sự nghiệp của mình.

    Câu chuyện trên Hội Cảo Thơm kể là câu chuyện của thầy Văn Như Cương mà mình đã được nghe các thầy trong trường ĐHSP kể! Nhưng ai đảm bảo rằng là thầy ấy vừa chăn nuôi lợn nhưng vẫn đảm bảo việc dạy học của mình tốt như bình thường được!

    Thầy ấy phải là Bộ Trưởng hoặc ít nhất là Thứ trưởng phụ trách mảng giáo dục THPT. Vì thầy là người có đầu óc tiến bộ, được tiếp cận thường xuyên với thực tế dạy và học ở bậc phổ thông. Chứ không phải là người ở trên mây trên gió, đi thăm đâu là trống kèn rộn vang để … báo trước đến đó!

    Tuy nhiên trong bất cứ hoàn cảnh nào mình hứa sẽ luôn cố gắng, đảm bảo vai trò là người thầy của mình để làm sao không phải xấu hổ trước học sinh, phụ huynh và xã hội !

    Cảm ơn bác sỹ Trần Phúc và AnhVõ đã quan tâm, động viên mình rất nhiều !

    ReplyDelete
  6. Trần Phúc10/9/08

    Đáng ra những ý trong Comment này Tô Cương phải viết thành một Entry hoàn chỉnh mới phải. Hội Cảo Thơm cũng chỉ mong tất cả xã hội đều có chung suy nghĩ như Tô Cương, hy vọng rằng sẽ là như thế!

    Câu chuyện mà Hội Cảo Thơm kể chỉ mang tính giai thoại, nó có dị bản của nó, dị bản về ai là thầy giáo đã nuôi lợn như thế, thành ra Hội Cảo Thơm chỉ viết là một thầy giáo chứ không viết theo một dị bản nhất định nào.

    Trước khi sống được bằng nghề Bác sĩ, Hội Cảo Thơm đã từng phải sống bằng nghề đi dạy thêm mặc dù ngay khi ra trường Hội Cảo Thơm đã đi làm Bác sĩ ngay. Dạy thêm chỉ là giải pháp tình thế để duy trì cái mục đích lâu dài mà Hội Cảo Thơm đang theo đuổi. Có nhiều học trò của Hội Cảo Thơm rất thành đạt, họ tỏa đi khắp các nẻo đường trong nước và trên thế giới, ngày 20/11 vẫn nhớ về người thầy bất đắc dĩ, đấy là niềm vui mà Hội Cảo Thơm thấy có bao nhiêu tiền bạc cũng không thể mua nổi. Hôm nay Hội Cảo Thơm cũng đã có một cuộc sống ổn định và đàng hoàng, nhìn lại những năm tháng qua và nhận thấy rằng, đồng tiền chỉ là phương tiện để lưu thông, nếu vượt qua được cái khó khăn về vật chất ở một thời điểm nhất thời thì sẽ làm được những gì mình mơ ước trong tương lai. Qua một số bài viết của Tô Cương, Hội Cảo Thơm đoán Tô Cương đang bắt đầu bước những bước đi đầu tiên trong cuộc sống nên không tránh khỏi những khó khăn. Nhưng Hội cảo Thơm tin rằng bạn sẽ thật sự thành công, sẽ làm được tất cả những gì mà bạn hoạch định cho tương lai của mình.

    Chúc Tô Cương và độc giả của sinhhoc.org luôn thành đạt và hạnh phúc!

    ReplyDelete
  7. Thật lòng mà nói lương giáo viên hiện tại rất thấp. Lương cơ bản có người vỏn vẹn 500 ~ 700 ngàn một tháng.

    Nhà nước khuyến học, khuyên bồi dưỡng nhân tài mà quên rằng nhân tài nào cũng phải có thầy dạy. Lương giáo viên ko đủ sống thì lấy gì mà nâng cao kiến thức, cập nhật đổi mới để dạy học sinh?

    Thêm cái nữa, giáo trình học quá nặng. Cải cách chả biết để làm gì? Để chứng minh dân VN có sức chịu đựng nhồi nhét cao à? Học lý thuyết thì nhiều, thực hành thì ít. Có ra trường thì chỉ giỏi nói chứ đụng tay vô làm thì đổ bể.

    ReplyDelete
  8. @Bác sỹ Trần Phúc: Vâng, cảm ơn anh đã chia sẻ cuộc sống của mình. Chúc mừng anh đã có được những thế hệ học trò thành côn cho riêng mình!
    Đúng là em đang đi những bước đi đầu tiên trong cuộc sống nên gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt, một điều mà không ai có thể tránh khỏi.
    Nhiều khi miệng em thì kêu như vậy nhưng em luôn lạc quan đó! Tại vì trong tư tưởng của em luôn có quan điểm biện chứng nên trong bất kỳ hoàn cảnh nào em cũng không bao giờ chùn bước!
    Lời nhắn gửi của anh như tiếp thêm sức mạnh để em cố gắng hơn! Cảm ơn anh rất nhiều!

    @Niềm đau:Hay nói cách khác đó là "Có thực mới vực được đạo". Giả sử con giáo viên ốm, không có đủ tiền chữa trị thử hỏi người giáo viên ấy lấy đạo ở đâu mà dạy học?
    Hậu quả của việc cải cách không đến đâu ấy là do cơ chế quản lý yếu kém để rồi trách nhiệm không tới ai nên mới có thói làm việc liều lĩnh đến như vậy! Hoặc nếu có thì chỉ dừng ở mức nhắc nhở, kỉ luật...
    Mình gét cay gét đắng giọng điệu "Sai đâu sửa đấy!" Thật là một thái độ tác trách, vô trách nhiệm, sống chết mặc bay!
    Một câu nói mình thấy rất hay "Đại học của ta đang đào tạo ra những con người chỉ biết nói phét, nói liều!"

    ReplyDelete

Chào mừng các bạn đã đến với TOBU!

Để có thể để lại nhận xét, bạn cần phải có tài khoản google. Những nhận xét không đúng với thuần phong mỹ tục của Việt Nam sẽ bị chúng tôi xóa mà không báo trước.

Cảm ơn bạn đã để lại nhận xét!

ho