Câu 1: Cho biết ở Người gen A quy định tính trạng phân biệt được mùi vị . Alen a quy định không phân biệt được mùi vị. Nếu trong 1 cộng đồng tần số alen a=0,4 thì xác suất của một cặp vợ chồng đều có kiểu hình phân biệt được mùi vị có thể sinh ra 3 con trong đó 2 con trai phân biệt được mùi vị và 1 con gái không phân biệt được mùi vị là? A.1,97% B.9,4% C.1,7% D.52% Giải: Xét gene quy định tính trạng phân biệt mùi thì có thể coi quần thể người là một quần thể ngẫu phối và đã cân bằng di truyền nên quần thể có cấu trúc: 0,36AA: 0,48Aa : 0,16aa Để sinh ra con không phân biệt được mùi vị mà bố mẹ bình thường thì bắt buộc bố mẹ phải có KG dị hợp (Aa) XS cả 2 vợ chồng có KG dị hợp là: 0,48/0,84.0,48/0,84 = 16/49 XS sinh ra 3 con, gồm 2 trai một gái là: 3C2.(1/2)2.(1/2)1 = 3/8 XS sinh con trai = XS sinh con gái = 1/2. Từ SĐL của cặp bố mẹ này ta dễ thấy XS con phân biệt được mùi = 3/4, XS con không phân biệt được mùi = 1/4 XS của một cặp vợ chồng đều có kiểu hình phân biệt được mùi vị có thể sinh ra 3 con trong đó 2 con trai và 1 con gái, một trong số đó không phân biệt được mùi là: 16/49.3/8.(3/4)2.(1/4)1.1/3 = 0,0172=1,72% Theo mình tác giả câu hỏi nhầm một chút là thiếu bước cuối cùng: Con bị bệnh có thể rơi vào con trai lớn hoặc con trai bé hoặc con gái, tức có 3 khả năng xảy ra. Vậy XS con gái bị bệnh là 1/3. Do đó XS của một cặp vợ chồng đều có kiểu hình phân biệt được mùi vị có thể sinh ra 3 con trong đó 2 con trai phân biệt được mùi vị và 1 con gái không phân biệt được mùi vị là: 16/49.3/8.(3/4)2.(1/4)1.1/3 = 0,00574 = 0,57%
Câu 3: Ở người nhóm náu MN được quy định bởi cặp alen đồng trội.LM,LN.Người có nhóm MN có kiểu gen LMLN. Người có nhóm máu MM có kiểu gen L M L M .Nhóm máu NN có kiểu gen L N LN.Trong một gia đình mà cả bố và mẹ đều có nhóm máu MN thì xác suất họ có 6 con trong đó 3 con nhóm M,2 con có nhóm MN,và 1 con có nhóm N sẽ là: A.30/256 B.15/256 C.4/16 D.9/16
Bài này kí hiệu “lằng nhằng” để làm nhiễu người làm nhưng bản chất của nó rất đơn giản. Tóm lại bài đó có thể viết lại một cách dễ hiểu như sau:
Ở người nhóm náu MN được quy định bởi cặp alen đồng trội.LM,LN.Người có nhóm MN có kiểu gen LMLN. Người có nhóm máu MM có kiểu gen LM LM .Nhóm máu NN có kiểu gen LNLN. Trong một gia đình mà cả bố và mẹ đều có nhóm máu MN thì xác suất họ có 6 con trong đó 3 con nhóm M, 2 con có nhóm MN, và 1 con có nhóm N sẽ là: A.30/256 B.15/256 C.4/16 D.9/16
Giải: Vì đây là bài toán trắc nghiệm sao ta lại không thay đổi cách kí hiệu KG để quay về cách kí hiệu quen thuộc. Đây là quy luật di truyền trội không hoàn toàn: Thay LM = A, LN = a.
Đầu bài lúc này là: Ở người nhóm máu Aa được quy định bởi cặp alen đồng trội A,a. Người có nhóm Aa có kiểu gen Aa. Người có nhóm máu A có kiểu gen Aa .Nhóm máu a có kiểu gen aa. Trong một gia đình mà cả bố và mẹ đều có nhóm máu Aa thì xác suất họ có 6 con trong đó 3 con nhóm A, 2 con có nhóm Aa, và 1 con có nhóm a sẽ là: A.30/256 B.15/256 C.4/16 D.9/16
Viết SĐL ra ta dễ thấy XS kiểu gene ở đời con là: 1/4AA: 2/4Aa:1/4aa. XS sinh ra 3 con nhóm A, 2 con có nhóm Aa, và 1 con có nhóm a sẽ là: (1/4)3.(1/2)2.(1/4)1 = 1/1024 . Các trường hợp sinh ra 3 con nhóm A, 2 con có nhóm Aa, và 1 con có nhóm a sẽ là: 6C3.3C2.1C1 = 60 Vậy bố và mẹ đều có nhóm máu Aa thì xác suất họ có 6 con trong đó 3 con nhóm A, 2 con có nhóm Aa, và 1 con có nhóm a sẽ là: 60.1/1024 = 15/256
Câu hỏi: Cho biết tần số fA ở quần thể I= 0,5. fA ở quần thể II=0,6.Tốc độ nhập gen (M)từ quần thể II sang quần thể I là 0,1 thì sau một thệ hệ nhập gen tần số alen fA ở quần thể I sẽ là : A.0,6 B.0,51 C.0,55 D.0,49
Giải: Gọi m là số lượng cá thể quần thể I : Ta có số allele A là: 0,5m; số allele a là: 0,5m Số cá thể chuyển từ quần thể II sang là 0,1m: Có 0,6.0,1m = 0,06m allele A và 0,4.0,1m = 0,04m allele a. Sau một thế hệ nhập cư, quần thể I có: Số allele A: 0,5m + 0,06mA = 0,56m ; số allele a: 0,5m + 0,04m = 0,54m. Vậy fA = 0,56m/(0,56m+0,54m) = 0,5091 = 0,51
Câu 1: Một cá thể có KG: AaBbCcDdEeFf tự thụ. Tần số KG gồm có 4 alen trội ở F1 : A. 3,86% B. 12,08% C. 23,36% D. 40,04% Giải: Không gian biến cố gồm 3 biến cố: *Biến cố I: 4 gene trội của 4 gene không allele: -> 6C4(1/2)4.(1/4)2 = 15/256 *Biến cố II: 4 allele trội = 2 allele trội của một gene + 2 allele trội của 2 gene còn lại: -> 6.1/4 . 5C2.(1/2)2.(1/4)3 = 15/256 *Biến cố III: 4 allele trội của 2 gene. -> 6C2.(1/4)2.(1/4)4 = 15/4096 Vậy: 15/256 + 15/256 + 15/4096 = 495/4096=12,08%
Câu 2: Một người vô tình bỏ nhầm 4 quả trứng không được thụ tinh chung với 6 quả trứng đã được thụ tinh và sau đó lấy ra ngẫu nhiên 5 quả cho ấp. Xác suất để số trứng đem ấp nở được ít nhất 1 con trống: A. 7,28% B. 41,12% C. 63,88% D. 85,34% Giải: (Áp dụng: Thứ nhất: Không gian biến cố = Tổng các biến cố. Thứ hai: P + P (ngang) = 1) XS nở ra trống = XS nở ra mái = 1/2 Không gian biến cố gồm các biến cố: *Xác suất 1 quả nở: (4C4.6C1)/10C5 = 6/252 -> không có con trống nào là: 1/2.6/252 = 3 -> XS có ít nhất một con trống là: (1-1/2).6/252 = 3/252 *Xác suất 2 quả nở: (4C3.6C2)/10C5 = 60/252 -> không có con trống nào là: 60/252.(1/2)2 -> XS có ít nhất một con trống là: (1-1/4).60/252 = 5/28 *Xác suất 3 quả nở: (4C2.6C3)/10C5 = 120/252 -> không có con trống nào là: 120/252.(1/2)3 -> XS có ít nhất một con trống là: (1-1/8).120/252 = 5/12 *Xác suất 4 quả nở: (4C1.6C4)/10C5 = 60/252 -> Không có con trống nào là: 60/252.(1/2)4 -> XS có ít nhất một con trống là: (1-1/16).60/252 = 25/112 *Xác suất 5 quả nở: (4C0.6C5)/10C5 = 6/252 -> Không có con trống nào là: 4C0.6C5 .(1/2)5 -> XS có ít nhất một con trống là: (1-1/32).6/252 = 31/1344 Vậy xác suất để số trứng đem ấp nở được ít nhất 1 con trống là : 3/252 + 5/28 + 1/12 + 25/112 + 31/1344 = 1147/1344 = 85,34%
Câu 3: Bệnh bạch tạng ở người do alen lăn trên NST thường quy định.Một cặp vợ chồng đều dị hợp về cặp gen trên, họ có ý định sinh 3 người con. Xác suất để họ sinh được 2 trai và 1 gái trong đó ít nhất có được 1 người con bình thường là: A. 7,32% B. 16,43% C. 22,18% D. 36,91% Giải: Xác suất họ sinh được 2 con trai, 1 con gái là: 2C3.(1/2)2.(1/2)1 = (3/8) Viết SĐL, và từ SĐL dễ thấy xác suất con bị bệnh là : 1/4 Xác suất không có người con nào bình thường là: (1/4)3 -> XS có ít nhất một con bình thường là: 1-(1/4)3 = 63/64 Vậy XS là để họ sinh được 2 trai và 1 gái trong đó ít nhất có được 1 người con bình thường là: 3/8.63/64 = 36,91%