Chỉ còn một tuần nữa, thí sinh sẽ bước vào kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2008. Từ số báo này, Tiền phong sẽ đăng tải dự báo của các chuyên gia về đề thi cũng như những lời khuyên bổ ích để thí sinh có thể làm bài thi đạt hiệu quả cao nhất.
Thí sinh dự thi vào ĐH năm 2007. Ảnh: Phạm Yên |
Đề thi vẫn có thể là 2 câu hỏi chung và 1 câu hỏi tự chọn với cơ cấu một câu cơ bản, một câu thuộc lòng... Cơ cấu điểm của đề thi sẽ là 2-5-3; trong đó 5 điểm dành cho câu hỏi phân tích, 2 điểm cho câu tái hiện kiến thức và 3 điểm dành cho câu tự chọn - khó hơn một chút dùng để phân loại thí sinh (có thể là câu yêu cầu bình giảng hoặc một chút cảm thụ).
Dạng câu hỏi cũng được nhận định là không gì khác mọi năm. Nhìn chung, tôi có cảm giác câu hỏi của đề thi càng ngày càng đơn giản - hỏi vắn tắt như lệnh máy tính.
Với kiểu đề thi này, thí sinh phải có kỹ năng lập dàn ý, biết tách vấn đề, biết chi tiết hóa vấn đề, khái quát vấn đề thành các ý nhỏ. Tuy nhiên, đó chính là điểm yếu của học sinh hiện nay.
Thí sinh hay có thói quen cứ nghe nói đến tác phẩm hay nhân vật nào đó là lập tức chép ngay từ đầu đến cuối những kiến thức đã thuộc lòng nên điểm không cao. Để tránh lỗi này, thí sinh nên bắt đầu làm bài bằng việc đọc kỹ đề thi, tránh hiện tượng đọc lướt - căn bệnh mãn tính của học sinh.
Đề thi năm nay có thể có thêm xu hướng hỏi so sánh và hệ thống một vài nhân vật trong các tác phẩm với nhau. Ví dụ, đề bài yêu cầu so sánh số phận của anh Tràng (Trong tác phẩm “Vợ Nhặt” của Kim Lân) với nhân vật Mỵ trong “Vợ Chồng A Phủ” của Tô Hoài hay so sánh hình tượng đất nước trong thơ của Nguyễn Đình Thi và trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm...
Khi so sánh, học sinh phải biết tổng hợp, khái quát vấn đề chứ không sa vào phân tích lần lượt từng tác phẩm; chẳng hạn như phải biết phân tích để hiểu sự giống nhau và khác nhau...
Đối với các câu hỏi cảm thụ, đề thi có thể hỏi kỹ hơn và sâu hơn đến từng hình ảnh và chi tiết trong tác phẩm. Vì vậy thí sinh phải nắm chắc văn bản, tránh đại khái, chung chung.
Thí sinh cần tránh một số lỗi như sau: Sai nội dung, sai tác phẩm, sai văn bản... Các lỗi này chỉ có thể tránh bằng cách học cẩn thận! Nếu học theo kiểu cái gì cũng đại khái, đối phó thì sẽ thất bại.
Để tránh lỗi diễn đạt mà học sinh thường mắc trong khi làm bài thi, thí sinh nên cố gắng hiểu vấn đề và diễn đạt theo cách của riêng mình thì bài làm mới mạch lạc, mới hồn nhiên được. Nếu diễn đạt theo cách của người khác thì có học thuộc, bài làm không có hồn không thể được điểm cao.
Sau cùng, thí sinh thường tưởng là văn làm càng dài thì càng được nhiều điểm, đó là sai lầm. Với thời gian ấy, dung lượng bài làm ấy thì chỉ cần phủ kín 2 tờ giấy thi là đạt yêu cầu, không cần 10 hay 13 trang như người ta vẫn nghĩ.
Thầy Lê Phạm Hùng
GV trường THPT Hà Nội- Amsterdam
Địa chỉ: Thị trấn Đại Từ - Đại Từ - Thái Nguyên
Điện thoại: 0984.280.076
Email: tobuvn@gmail.com
Facebook: http://facebook.com/tobuvn
Comments[ 0 ]
Post a Comment
Chào mừng các bạn đã đến với TOBU!
Để có thể để lại nhận xét, bạn cần phải có tài khoản google. Những nhận xét không đúng với thuần phong mỹ tục của Việt Nam sẽ bị chúng tôi xóa mà không báo trước.
Cảm ơn bạn đã để lại nhận xét!