Bạn
Nga Phạm buibayvaomat169@gmail.com: Em chào thầy, khi làm đề thi ĐH môn Sinh năm 2010 em có một số thắc mắc, kính mong thầy giúp đỡ:
Câu 1: Giao phấn giữa 2 cây (P) đều có hoa màu trắng thuần chủng, thu được F1 gồm 100% cây có hoa màu đỏ. Cho F1 tự thụ phấn , thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỷ lệ 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa màu trắng. chọn ngẫu nhiên hai cây có hoa màu đỏ ở F2 cho giao phấn với nhau.Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lý thuyết, xác suất để xuất hiện cây hoa màu trắng đồng hợp lặn là : 1/81
( câu này theo em hiểu: (P): aaBB x AAbb----> AaBb , F1 x F1 = AaBb x AaBb-----> 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb
khi chọn ngẫu nhiên 2 cây hoa màu đỏ, muốn có đc hoa màu trắng đồng hợp lặn thì kg của hoa màu đỏ phải là AaBb, phép lai AaBb x AaBb----> 1/16 aabb, em chỉ hiểu được đến đó thui ạ, mong thầy hướng dẫn giúp em)
TOBU: Trong thao tác tư duy trên em đã “quên mất” việc tính xác suất cơ thể hoa màu đỏ có KG dị hợp về cả 2 gene trong tổng số hoa đỏ thu được ở F2. Nên đó là lý do em không làm được.
Bài trên có thể làm một cách đơn giản như sau:
Với F1 tự thụ ta có: (Aa x Aa)(Bb x Bb) = (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb) = (3A-:1bb)(3B-:1bb).
- Dựa vào trên em dễ dàng thấy, số tổ hợp hoa đỏ ở F2 là: 3.3 = 9; số tổ hợp hoa đỏ dị hợp 2 cặp gene ở F2 là 2.2 = 4. Vậy tỉ lệ hoa đỏ có KG dị hợp là 4/9.
- Khi lai 2 cơ thể có KG AaBb, XS xuất hiện tỉ hoa trắng đồng hợp lặn là: 1/4.1/4 = 1/16.
Vậy XS xuất hiện cây hoa màu trắng khi cho 2 cây hoa màu đỏ F2 giao phấn với nhau là: 4/9.4/9.1/16 = 1/81.
Câu 2:Bệnh P được quy định bởi gene trội nằm trên NST thường; bệnh Q được quy định bởi gene lặn nằm trên NST giới tính X, không có allele tương ứng trên Y. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III trong sơ đồ phả hệ trên sinh con đầu lòng là con trai và mắc cả hai bệnh P, Q là
A. 6,25% B. 25% C. 12,5% D. 50%
TOBU: Quy ước: A: bị bệnh P ; a: không bị bệnh. B: không bị bệnh Q ; b: bị bệnh Q
Bước 1: Xác định trong cặp bố mẹ III: Dễ thấy bố không mang allele gây bệnh Q, mẹ không mang allele gây bệnh Q.
Bước 2: Xác định KG cặp bố mẹ III với từng loại bệnh.
*Xét bệnh P: Bố III: Với vai trò là người cháu trai
Con gái bị bệnh mà chồng không bị bệnh (aa) sinh ra con bị bệnh nên con trai sinh ra có KG dị hợp Aa
Mà mẹ bình thường nên XS bố III sinh ra con bị bệnh P là: 1/2
*Xét bệnh Q: Mẹ III: Với vai trò là cháu gái . Để sinh ra chắt không bị bệnh => Cháu gái phải mang allele gây bệnh Q, tức có KG dị hợp XBXb.
Bố bị bệnh nên Có KG XbY -> Con gái không bị bệnh nên có KG XBXb, mà chồng không mắc bệnh (XBY) nên XS sinh ra con gái có KG dị hợp là: 1/2 (chứ không phải 1/2.1/2 = 1/4 vì qua phả hệ đã biết là con gái rồi. Chỗ này quả là một chỗ hiểm).
Người vợ có KG dị hợp XBXb, người chồng bình thường XBY -> XS sinh ra con trai bị bệnh Q là: ¼
Vậy XS cặp vợ chồng III sinh ra con bị bệnh Q là: ½ . ¼ = 1/8
Như vậy, XS sinh ra con trai mắc cả 2 bệnh là: 1/2.1/8 = 1/16 = 6,25%
Câu 3: Người ta sử dụng một chuỗi polynu có T+X/A+G = 0,25 làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một chuỗi polynu bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại nu tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là:
A. A + G = 25%; T + X = 75%
B. A + G = 80%; T + X = 20%
C. A + G = 75%; T + X = 25%
D. A + G = 20%; T + X = 80%
( em ko hiểu rõ được bản chất của câu này, em đã phân vân giữa 2 đáp án B và D và em cũng ko hiểu tại sao lại là đáp án D, mong thầy giải đáp giúp em)
TOBU: Giả sử tỉ lệ T+X/A+G = 0,25 là trên mạch 1. Vì vậy mạch bổ sung được tổng hợp nhân tạo sẽ tương ứng là mạch 2.
Ta có T1+X1/A1+G1 = 0,25 => Theo NTBS ta có: A2+G2/T2+X2 = 0,25 (1).
Mà ta có A + G = 0,5 <=> (A2+T2) + (G2+X2) = 0,5 <=> (A2 + G2) + (T2+X2) = 0,25 (2).
Từ (1) và (2), ta có hệ. Em chỉ cần giải sẽ ra.
(Việc em nhầm lẫn với đáp án B có thể do chưa thực hiện thao tác chuyển tỉ lệ nu sang mạch bổ sung theo NTBS)
“TOBU cảm ơn em vì sự hiếu học, quan tâm đến môn Sinh, đặc biệt là tín nhiệm TOBU. Tuy nhiên trên mạng có rất nhiều chỗ các bạn, cũng như các thầy đã giải nên em chỉ cần dùng google search. Nếu không có thì em mới đặt câu hỏi. Hoặc nếu một cách giải nào đó mà em chưa hiểu thì em hãy đặt câu hỏi. Như vậy là em vừa có ngay được đáp án mà không cần phải chờ, đồng thời mình cũng không phải giải lại các bài tập đó. TOBU luôn chờ câu hỏi của em và các bạn!”
TOBU CHÚC EM THÀNH CÔNG!
em xin cám ơn thầy ạ
ReplyDelete