Dưới đây là 10 lý do tại sao giáo viên lại là công việc thật tuyệt vời:
1. Phát hiện những tiềm năng của học sinh
Tất nhiên không phải mọi học sinh trong lớp của bạn đều sẽ thành công song thực tiễn đó không ngăn cản tiềm năng thành công của mọi học sinh. Việc khám phá những tiềm năng này sẽ rất thú vị, mỗi năm học mới sẽ đem đến cho bạn những thách thức mới và những cơ hội thành công mới.
2. Những thành công của học trò
Cũng gần như lý do vừa nêu, những thành công học trò gặt hái được chính là động lực khuyến khích các giáo viên phát huy công tác. Khi có học sinh nào đó không hiểu một khái niệm và nhờ sự giúp đỡ của bạn em đó đã hiểu ra, chỉ riêng điều đó đã khiến bạn phấn chấn rất nhiều rồi. Nhất là khi bạn có thể tiếp cận được với những học trò mà người khác cho là “không thể dạy dỗ” được thì quả thực thành công này rất đáng để bạn đổ ra bao tâm huyết cho công việc.
3. Dạy học cũng giúp bạn tự bồi bổ thêm kiến thức
Bạn sẽ chẳng bao giờ hiểu về một vấn đề nào đó tốt hơn khi bạn bắt đầu giảng về nó. Tôi còn nhớ năm đầu tiên tôi dạy chính trị. Tôi đã tiếp thu các khoá học về khoa học chính trị ở đại học và nghĩ rằng mình rất biết những việc đang làm. Nhưng những câu hỏi của sinh viên đã buộc tôi phải đào sâu suy nghĩ và học hỏi thêm. Một câu ngạn ngữ cổ nói rằng phải mất ba năm giảng dạy để thực sự nắm vững về một vấn đề nào đó quả là rất đúng theo những gì tôi đã trải qua.
4. Luôn vui vẻ mỗi ngày
Nếu bạn có thái độ tích cực và khiếu hài hước, bạn sẽ luôn tìm thấy những điều có thể cười vui mỗi ngày. Đôi khi nhờ những câu chuyện vui bạn kể làm các sinh viên phá lên cười nhưng cũng có khi chính các em học sinh sẽ kể chuyện vui cho bạn nghe. Cũng có lúc các em nói điều gì đó thật buồn cười mà lại không nhận ra điều đó. Hãy biết tìm kiếm niềm vui và tận hưởng chúng mỗi ngày.
5. Tác động đến tương lai học trò
Điều này nói ra có vẻ hơi “cũ rích” nhưng đúng là mỗi ngày qua các giáo viên đã góp phần hình thành nên tương lai cho học sinh của mình. Trong thực tế, có thể thấy càng ngày các em càng chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ thầy cô giáo chứ không phải bố mẹ.
6. Trẻ trung hơn
Thường xuyên ở bên những người trẻ tuổi sẽ giúp bạn am hiểu về suy nghĩ, ý tưởng và chiều hướng tình cảm của những người trẻ. Điều đó cũng giúp xoá bỏ những rào cản về khoảng cách thế hệ.
7. Tự trị trong lớp học
Sau khi khép lại cánh cửa lớp học và bắt đầu giảng dạy thì giáo viên chính là người duy nhất có quyền quyết định mọi việc. Không có nhiều công việc tạo cho người ta cơ hội có được nhiều không gian để sáng tạo và tự trị đến như vậy.
8. Giúp ích cho cuộc sống gia đình
Nếu bạn đã có con đến tuổi đi học thì lịch làm việc ở trường sẽ cho phép bạn có thời gian nghỉ ngơi giống như các con. Thêm nữa, mặc dù đôi khi bạn phải đem việc về nhà làm nhưng bạn luôn có thể về nhà gần như đúng giờ cùng với các con.
9. Công việc ổn định
Ở nhiều nơi giáo viên là lực lượng tương đối khan hiếm. Điều đó cho thấy để tìm công việc giảng dạy không khó, mặc dù bạn có thể phải chờ tới thời điểm bắt đầu năm học và có khi phải dạy ở xa nhà. Tất nhiên về yêu cầu với giáo viên thì mỗi vùng mỗi khác nhưng nếu đã chứng tỏ được mình là người có năng lực giảng dạy thực sự, bạn sẽ tìm được việc cũng như chuyển đổi công tác rất dễ dàng.
10. Được nghỉ hè
Trừ khi bạn làm việc ở một trường thực hiện chương trình giảng dạy suốt cả năm, còn không bạn sẽ được nghỉ hè khoảng một vài tháng. Thời gian nghỉ đó bạn có thể tranh thủ làm thêm một công việc nào đó như dạy thêm hoặc nghỉ ngơi, đi du lịch.
Đỗ Dương
Theo About
Địa chỉ: Thị trấn Đại Từ - Đại Từ - Thái Nguyên
Điện thoại: 0984.280.076
Email: tobuvn@gmail.com
Facebook: http://facebook.com/tobuvn
nhưng mà ưu đãi cho giáo viên còn ít qua anh à
ReplyDeleteĐúng vậy em ạ ! Giáo viên bọn anh vẫn bảo nhau, cái nghề này nó bạc lắm. Mình đã vất vả vào đại học, học đại học và bây giờ làm việc cũng vất vả như ai mà lương được trả thì quá thấp , bằng 1/2 rồi 1/3, thậm chí là số lẻ của nghành khác. Vậy có bất công không em ?
ReplyDeleteGiáo dục liên quan trực tiếp đến sự phát triển, tồn vong của đất nước.
Nhà nước ta đã nhận thức được điều này và coi Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Từ đó đầu tư khá nhiều tiền của, nhưng hầu hết không biết đi đâu ! Còn chất lượng giáo dục thì thật đáng lo sợ, nó giống như một cây gỗ trông rất to nhưng đang mục rỗng ở bên trong !
Chào Tô Cương!
ReplyDeleteChất lượng giáo dục đúng như Tô Cương nói, buồn thật!
Thời gian vừa rồi Bs Phúc rất bận, nhưng vẫn ghé qua Tô Cương xem, có đọc rất kĩ hơn chục bài giáo án Sinh học lớp 10 của Tô Cương. Bài soạn thật công phu, rất khoa học và đầy đủ. Nhưng Bs Phúc thấy là, học sinh nhồi nhét nhiều kiến thức thế, chẳng biết sau này nhớ được những gì, ngay tại thời điểm học thì học sinh nắm được đến đâu. Ví như bài về cấu trúc DNA chẳng hạn, Bs Phúc thử hỏi học sinh lớp 12, rằng tại sao liên kết giữa các Nucleotid trên cùng dãy mạch đơn là liên kết cộng hoá trị trong khi cũng là liên kết giữa các nucleotid trên hai mạch đơn với nhau lại là liên kết Hydrogen? Hỏi những học sinh khá giỏi, nhưng chưa thấy có câu trả lời đúng. Vậy tại sao như thế, có phải tại học sinh bị nhồi nhét quá nhiều kiến thức mà chưa được trang bị phương pháp tiếp cận vấn đề hay không?
Tiền đầu tư cho ngành giáo dục quá lớn mà hiệu quả thì lại quá nhỏ. Ví như có trường tiểu học ở nơi mà học sinh đang suốt ngày định bỏ học, cô phải đến từng nhà vận động các em đến lớp, vận động bố mẹ cho các em đến lớp thay vì đi làm, ấy thế mà vẫn được đầu tư mấy chục máy vi tính để cho mạng nhện chăng, chỉ một vài máy để các cô sử dụng chơi game. Cấp trên quyết định đầu tư đã là lạ rồi, cấp dưới cũng nhận về lấy được thì càng lạ hơn. Hay như kiểu đầu tư viết sách giáo khoa, viết mãi vẫn sai, bao năm vẫn sai, học sinh năm nào phải mua sách năm đó, em không thể sử dụng được sách của anh vừa để lại, thử hỏi đấy có phải là lãng phí không? Rất nhiều những kiểu đầu tư dạng như thế thì làm sao có hiệu quả được, làm sao lương và thu nhập của giáo viên không bị thấp, đời sống của giáo viên không bị nghèo!
Có em học sinh rất thông minh, thi học sinh giỏi toán cấp quốc gia, rồi thi quốc tê, tự nhiên em bảo không học nữa, không thi nữa, mà muốn là học sinh bình thường như bao bạn khác, để em được đá bóng, được chơi bời, được hát hò hay làm nhiều việc khác. Thấy vậy thầy cô lo lắng, bố mẹ hoang mang. Bs Phúc bảo rằng, ở khía cạnh nào đó, em học sinh ấy nói rất đúng, em muốn được làm người chứ không muốn làm cái tủ sách di động. Ngành giáo dục hãy dạy các em làm người chứ đừng nhồi nhét các em một mớ kiến thức để sau này vào đời các em chỉ như một con Robot máy móc...
Một ví dụ hình tượng như thế này, thử hỏi các em học sinh bây giờ, nhà trường dạy các em thể thao như bóng rổ, bóng đá, bóng chuyền, võ thuật, điền kinh... Nhưng đã có mấy trường dạy các em môn thể dục đơn giản nhất là tập bơi? Học đủ các môn thể thao như vậy, nhưng có khi các em lại chết vì một cái ao tù với lý do đơn giản là chưa ai dạy các em phải bơi như thế nào.
Thời gian này Bs Phúc bận quá, ít viết bài. nhân ngày Chủ nhật dạo qua Tô Cương, có vài lời góp vui. Chúc Tô Cương và độc giả của Tô Cương thật vui và hạnh phúc!
Comment của anh thật tuyệt vời ! Cảm ơn anh nhiều ! :D
ReplyDeleteEm dạo này cũng bận lắm anh ạ ! Mới vào biên chế nên em đang phải cố gắng để thể hiện mình, mình chỉ cần không cố gắn một ngày thì sẽ lạc hậu hơn người khác ngay.
Không thể đổ lỗi do nhà trường được anh à ! Mà đây là lỗi theo em là do ngành giáo dục đi không đúng hướng, dạng mò mẫm thử sai. Rồi kiểu làm việc trách nhiệm không rơi vào ai, không có ai chịu trách nhiệm ! Ai cũng cố trốn tránh trách nhiệm, rồi cố gắng để trách nhiệm rơi vào tập thể. Rồi tâm lý làm việc kiểu ngẫu hứng, bề nổi, ăn bản giáy tờ thì mục tiêu rất to, mục đích rất lớn nhưng thực tế lại chỉ đạt được 30% - 50% và giảm dần theo thời gian triển khai.
Còn về sách giáo khoa thì thật đáng buồn.
-SGK Sinh học: Mấy hôm nữa em sẽ viết bài cụ thể về lỗi SGK sinh học. Có nhiều lỗi thật trầm trọng. Vậy mà đợt vừa qua có tờ bổ sung, chỉnh sửa SGK thì những lỗi đó lại lọt qua dễ dàng, chỉ phát hiện được một lỗi ở sách nâng cao 10. Ngoài ra còn quá tải,ồtàn bộ nội dung Sinh học lớp 11, 12 ngày xưa giờ chỉ học vẻn vẹn trong một năm lớp 12. Anh thấy có liều không ?
-SGK Toán: Vừa hôm nọ có mấy học sinh lớp 10 đến nhà hỏi em mấy cái định nghĩa. Ôi sao mà nó viết phức tạp thế, thế là em phải viết lại theo cách của em cho ngắn gọn, dễ hiểu (Nhưng vẫn đảm bảo bản chất toán học). Hoặc một số bài tập giải rất phức tạp. Tóm lại như kiểu SGK mới viết để doạ học sinh cho các cháu nó sợ ấy ạ! Một vấn đề đơn giản thì họ cố viết sao cho thật khó, thật phức tạp.
-Các môn học, giáo viên nào cũng kêu.
Còn em em dậy toàn theo cách của em thôi, anh yên chí em không dạy theo cấu trúc bài như SGK đâu, em toàn cấu trúc lại cho nó logic thôi!. Để dần dần thực hiện ý tưởng của mình em đã yêu cầu học sinh phải soạn bài trước khi đến lớp và đang thực hiện tương đối tốt. Những kiến thức sinh học có thể công thức hóa, sơ đồ hóa được em đã sơ đồ hóa hết để cung cấp cho học sinh
Nếu có quyền cấu trúc lại cả chương trình, tự viết tài liệu cho học sinh em cũng dám làm!
Một cái điều rất vô lý đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu dạy học sinh phương pháp học, khả năng tư học suốt đời với cách viết SGK. Vâng, họ quên mất rằng SGK đó là cho học sinh, chứ không phải cho giáo viên, cho những người có chuyên môn.
Theo em SGK phải thể hiện đầy đủ nội dung, đặc biệt là hình ảnh cũng như các yêu cầu học sinh cần hoàn thành để làm sao cho học sinh nó tự đọc, tự hiểu được những nội dung cơ bản. Lên lớp nhiều khi em phải làm những điều rất vô duyên là dậy lại những cái gì có trong sách. Thật phí phạm thời gian mà không hiệu quả.
Còn việc thi học sinh giỏi quốc gia thì có nhiều vấn đề phải bàn lắm anh ạ ! Vì có hiện tượng học tủ, mời các thầy tham gia ra đề giảng dạy học sinh giỏi một vài buổi!
Còn như câu hỏi của anh thì đòi hỏi học sinh phải có 3 yếu tố:
+Học tốt hoá học.
+Học có tính sáng tạo (tức suy diễn).
+Ham học.
Em học sinh nó nói rất ngây thơ, thể hiện một yêu cầu rất chính đáng. Giáo dục của ta phải phát triển theo hướng: Học mà chơi, chơi mà học. Một điều em đang cố gắng ứng dụng. Nó vô cùng hiệu quả mà học sinh biết học để làm gì, chứ không phải học để nói phét.
Từ bé đến lớn, giờ dạy ở một trường THPT của huyện em thấy đây là một tổ chức làm việc rất chặt chẽ. Giờ giấc làm việc tương đối rõ ràng. Kể cả đại học cũng không bằng! Có thể đó là do trường em có một đội ngũ lãnh đạo tâm huyết, có đầu óc.
Em hy vong rằng anh em mình thỉnh thoảng lại được trao đổi với nhau những quan điểm của mình về cuộc sống, giáo dục !