GS-TSKH Đỗ Trần Cát. |
---|
Theo GS-TSKH Đỗ Trần Cát, điều đáng quan tâm là, một bộ phận lớn giáo sư, phó giáo sư của ta không có khả năng sử dụng internet, không có nhu cầu sử dụng máy tính và đặc biệt là không sử dụng được một ngoại ngữ thành t
Giáo sư: một lần phong tặng, danh hiệu cả đời
Với cách phong tặng chức danh giáo sư như hiện nay, theo nguyên giáo sư Bùi Trọng Liễu (Đại học
Theo ông Liễu thì có nhiều người đang cố tình hiểu sai vai trò của một giáo sư đại học. “Giáo sư là một chức vụ gắn liền với một cơ sở đại học, gồm nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu, hướng dẫn nghiên cứu và điều hành các công việc khoa học liên quan đến chuyên môn của một ngành, một bộ môn”, ông Liễu khẳng định.
Theo thống kê của Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước, từ năm 1980 đến nay đã công nhận chức danh GS cho 1.271 nhà giáo và chức danh PGS cho 6.421 nhà giáo. Hiện tại chỉ còn chưa đầy một nửa trong số đó còn làm việc, và hầu hết số này đang ở độ tuổi từ 55 trở lên. |
Trong một xã hội trên đà phát triển, nhu cầu cần giải đáp, hoặc để dự đoán trước các vấn đề nảy sinh, buộc phải có việc nghiên cứu và “đào tạo qua nghiên cứu”. Cũng vì thế mà giáo sư đại học phải đồng thời là nhà nghiên cứu. Chức vụ là như vậy, nó gắn với nhu cầu của xã hội. “Cho nên quan niệm giáo sư đại học như là một “hàm” hay một “danh hiệu” cao quí mà Nhà nước phong thưởng cho những cá nhân xuất sắc vì những công trình cá nhân của họ, là một quan niệm không có cơ sở khoa học”, nguyên giáo sư Bùi Trọng Liễu khẳng khái.
GS-TSKH Đỗ Trần Cát, Thường trực Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước thì cho biết thêm, việc phong tặng chức danh giáo sư của ta cần được hiểu vừa là chức danh vừa là chức vụ. Tuy nhiên trên thực tế giáo sư của ta chủ yếu vẫn là danh, vì các lý do như sau: Thứ nhất việc bổ nhiệm chức danh không diễn ra đều đặn, năm có năm không. Thứ hai, bổ nhiệm xong không giao nhiệm vụ cụ thể cho người được bổ nhiệm, lại càng không kiểm tra, theo dõi các công việc của người đó sau khi bổ nhiệm. Đặc biệt là quyền lợi của người sau khi được bổ nhiệm không có, bởi những người đó chưa là giáo sư thì cũng đã là giảng viên cao cấp, ngạch lương cũng tương đương nhau. “Nếu việc bổ nhiệm mà không gắn kèm với quyền lợi cụ thể thì việc bổ nhiệm sẽ trở thành hình thức”, GS-TSKH Đỗ Trần Cát nói.
Cũng theo GS-TSKH Đỗ Trần Cát, cách phong tặng giáo sư của chúng ta là đếm đủ các thành tích để phong danh, trong khi các nước khác xem thành tích của nhà giáo nhằm kiểm tra họ có đủ khả năng đáp ứng được nhiệm vụ sau khi được bổ nhiệm hay không. Vì chỉ là phong danh, nên những ai đã được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư sẽ được “thụ hưởng” chức danh đó đến suốt đời. Sẽ không ai trong số đó phải thôi chức danh hoặc bị miễn nhiệm chức danh, cho dù người đó kể từ sau khi được bổ nhiệm chức danh chẳng có đóng góp nào trong nghiên cứu khoa học, học thuật của mình.
Điều nghịch lý nhất là bên cạnh việc phong tặng chức danh giáo sư, giáo viên đại học còn được phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân. Phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân là Việt Nam học theo cách của Nga, nhưng trong khi Nga chỉ phong tặng danh hiệu trên cho giáo viên phổ thông thì Việt Nam “ôm” luôn danh hiệu này cho bậc đại học. Nghĩa là, một giáo viên đại học “nhiều thành tích tốt” sẽ sưu tập được các danh hiệu chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến đến nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân, rồi phó giáo sư, giáo sư. Nhưng, dù có nhiều danh hiệu bao nhiêu đi nữa thì mức thu nhập của họ cũng không quá 3,6 triệu đồng/tháng - mức thu nhập quá thấp cho một nhà giáo ở học hàm giáo sư!
Lương của giáo sư: thế cũng là… vừa (?!)
Đem vấn đề thu nhập của giáo sư, phó giáo sư trao đổi với một số người trong cuộc, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Đa số ý kiến vẫn khẳng định mức thu nhập trung bình 3,6 triệu đồng của chức danh giáo sư Việt
Mỗi năm chúng tôi đều nhận vài ba chục đơn nặc danh và chỉ dăm ba cái có kí tên đóng dấu tố cáo những ứng viên đăng ký bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư. 1/2 các đơn tố cáo qua kiểm tra đều là đúng, và hầu hết rơi vào các trường hợp bị đánh trượt ngay từ khâu xét duyệt, rất ít trường hợp được công nhận chức danh rồi mới bị trượt vì bị tố cáo. Hiện tại chúng ta cũng chưa có cơ chế miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư ngoại trừ những trường hợp bị phát hiện tiêu cực, đây cũng là điều cần được xem xét nghiêm túc trong vấn đề đổi mới hình thức bổ nhiệm chức danh này trong thời gian tới. (GS-TSKH Đỗ Trần Cát) |
Tuy nhiên, lại có ý kiến cho rằng thu nhập của giáo sư như thế cũng là vừa. Bạn Nguyễn Minh Thi, một nghiên cứu sinh chuyên ngành về y khoa ở Hà Nội nói: “Các doanh nghiệp trả lương theo kiểu, ai có tài, có khả năng chuyên môn giỏi sẽ được hưởng lương cao. Nhưng giáo sư ở các trường đại học của chúng ta thì chưa chắc đã là… người tài. Tôi biết có những vị là phó giáo sư, giáo sư mà 10 năm liền chẳng có nổi một bài báo khoa học cho ra hồn, có vị toàn xin đứng tên chung với công trình khoa học của người khác”.
Một thống kê chưa đầy đủ của Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước, có hơn 60% giáo sư, phó giáo sư không xài internet, hơn 45% không có nhu cầu sử dụng máy tính và đặc biệt phần lớn trong số họ không sử dụng thành thạo một ngoại ngữ.
“Tuổi cao nên khả năng cập nhật kiến thức qua mạng internet không tốt như những người trẻ, học ngoại ngữ lại càng khó khăn. Điều đó cũng không có gì là đặc biệt, nhất là khi chúng ta không xem ngoại ngữ là một điều kiện bắt buộc trong phong tặng chức danh giáo sư”, GS-TSKH Đỗ Trần Cát cho biết. GS-TSKH Đỗ Trần Cát cũng cho rằng, mức thu nhập của giáo sư như hiện nay là khá, nhất là sắp tới sẽ có chủ trương giao quyền trả lương cán bộ hoàn toàn cho hiệu trưởng quyết định.
Kể từ năm 2005, nhiều thành viên trong Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước đề nghị chuyển hình thức bổ nhiệm giáo sư từ cấp Nhà nước về cho mỗi cơ sở đào tạo tự bổ nhiệm. Trường nào tự bổ nhiệm giáo sư trường đó và cũng sẽ giao việc, kiểm tra chuyên môn của giáo sư trường mình sau khi bổ nhiệm. Cách làm này sẽ giúp các trường đánh giá đúng năng lực thực sự của mỗi ứng viên, tránh chuyện cả nể, cào bằng chức danh như hiện nay. Cách làm này với Việt
Tuy nhiên, hình thức bổ nhiệm này đến nay vẫn chưa được áp dụng, mà theo GS-TSKH Đỗ Trần Cát thì có quá nhiều vấn đề phát sinh chưa giải quyết được. Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước vừa có văn bản trình Bộ Giáo dục - Đào tạo một số vấn đề cần đổi mới trong bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư và dự kiến 2 tuần nữa sẽ được phê duyệt lần cuối.
Với những đề xuất của văn bản, theo GS-TSKH Đỗ Trần Cát sẽ hướng đến mục tiêu xây dựng hình ảnh những giáo sư “thực chất” hơn trong thời kỳ hội nhập.
Sông Lam-dantri.com.vn
Địa chỉ: Thị trấn Đại Từ - Đại Từ - Thái Nguyên
Điện thoại: 0984.280.076
Email: tobuvn@gmail.com
Facebook: http://facebook.com/tobuvn
Nói chung hệ thống giáo dục của ta chai lỳ rồi ! Nói mãi, nói hoài vẫn vậy !
ReplyDeleteTước hiệu, bằng cấp, thực lực được đào tạo ra ở giáo dục của ta cũng tuân theo quy luật ... kinh tế. Vâng, đang "lạm phát" quá cao! Chỉ một thời gian thôi, quét rác, nhặt ve chai cũng phải có bằng ... Tiến sĩ Việt Nam ! Và chúng ta lại phải thêm những khái niệm mới về chức danh để có một cái bằng mới cao hơn ! Hãy chờ thử xem ! :D
Theo em thì bây giờ nên "coi thường hóa" cái bằng cấp đi. Và cứ nhìn những cách tuyển dụng của nước ngoài bây giờ thì biết, họ cóc thèm nhìn anh học gì? bầng gì? mà chỉ qua cách phỏng vấn mẹo là họ tuyển được người...Nói thì bảo nói xấu nước ta,phản quốc---> chứ mọi mặt nước ta phải theo nước ngoài dài dài...
ReplyDeleteCòn cứ còn nhìn cái bằng mà đã tuyển thì sau này còn ối "tiến sĩ giấy"
Nay đã có bài viết này, tôi cũng xin mạn phép viết vài lời thật, còn tin hay không thì... tùy các bạn.
ReplyDeleteỞ Việt Nam, xưa nay hễ ai có bằng kỹ sư, giáo sư gì đó thì mãi mãi là vẫn được xã hội, bạn bè, người quen kính trọng gọi là ông kỹ sư A, bà giáo sư B.. gì gì đó. Cho dù kiến thức của họ đã quá lạc hậu, hay có thể nói là tụt đằng sau khá xa so với những kiến thức khoa học mới. Sự thật đó đã vẫn tồn tại từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Nhưng trong những xã hội phát triển chóng mặt ở các nước phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ thì hoàn toàn khác hẳn.
Người Mỹ có quan niệm rằng: "Nếu bạn dậm chân tại chỗ, có nghĩa là bạn đang đi lùi". Thật vậy, ở xã hội Mỹ, nếu bạn tốt nghiệp kỹ sư trong vòng 2 hoặc 3 năm mà không kiếm được việc làm không cần biết là vì lý do gì, thì bạn rất khó đi xin việc làm. Những hãng mướn người sẽ đặt câu hỏi là tại sao trong ngần ấy thời gian mà bạn vẫn không có hãng nào mướn? Phải chăng vì trình độ chuyên nghiệp của bạn yếu? Cho dù những người may mắn có được việc làm cũng phải thường xuyên đọc thêm sách về những chuyên môn mới ra, hoặc hãng sẽ đưa bạn đi training những kỹ thuật mới. Rất nhiều người vì kinh tế xuống mà không thể xin việc trong vài năm, thì cái bằng kỹ sư đó kể như... bỏ và phải trở lại trường học để học những môn mới hay học lên những bằng cấp cao hơn như Master chẳng hạn. Còn nếu không họ sẽ phải đối mặt với một thực tế bi thảm là sẽ không có cơ hội được mướn với công việc chuyên môn ngang với bằng cấp của bạn.
Đó cũng là một trong những lý do mà xã hội Tây phương luôn luôn dẫn đầu về tiến bộ khoa học và trình độ của con người.
Còn ở Việt Nam ư? Thật là có nhiều, nhiều lắm những cái để nói nhưng tôi không thể nói ra được. Vì ở Việt Nam, những ai ở nước ngoài có bất cứ nhận định thực tế gì về chính phủ hay thực trạng xã hội Việt Nam thì sẽ bị người trong nước ngay lập tức gọi là bọn... phản động ở Hải Ngoại ăn bơ thừa sữa cặn của bọn Tây nên nói xấu Tổ Quốc. Vì lẽ đó cho nên đa số người Việt ở Mỹ khi đọc những tin tức trên các báo vnexpress, dantri.com ...v..v.. chỉ ngồi... mỉm cười mà thôi.
@emilysachi: Giáo dục ta còn "được" nhận nhà nước làm mẹ đứng sau ... chịu tội thay thì tất sẽ sinh hư !
ReplyDeleteTheo như khái niệm tương đương trong sinh học thì đó là giáo dục ta đang ... "thoái hoá" ! Những người thầy người cô không có đầy đủ kiến thức, nhận thức trong đầu mà đứng dạy học sinh thì không biết đào tạo ra cái ... giống gì ?
@Anh Thắng:
ReplyDeleteLàm việc cho nhà nước thật nguy hiểm cho xã hội với những người thiếu bản lĩnh. Sức chây lì rất lớn anh ạ! Chưa làm chỉ thích hưởng thụ, không phải học tập, nghiên cứu thêm chuyên môn mà suy nghĩ cách hại người, giẫm lên đầu người khác, nói xấu người khác do "nhàn cơ vi bất thiện" !
Rất may ở em lòng tự trong khá lớn nên em vẫn chịu khó ngày ngày nghiên cứu thêm tài liệu ! Nếu không, ngày ngày em chỉ cần đến lớp cho các cháu chép, cuối tháng lĩnh lương cho đến ...hết đời mà không phải...lo nghĩ gì !
"Nếu bạn dậm chân tại chỗ, có nghĩa là bạn đang đi lùi" Câu này rất hay ! Anh có thể cho em câu Tiếng Anh được không ?
Câu này cậu thích hở? Vậy thì nguyên văn của nó đây:
ReplyDelete"If you are not moving forward, you are moving backwards".
Nếu bạn không đi tới (hay là dậm chân tại chỗ cũng vậy), nghĩa là bạn đang đi lùi.
Tôi biết TOBU là người rất thích học hỏi cái mới, không phải là hạng người tự cao tự đại, cứ đi lùi mà cứ tưởng mình là ghê gớm. Câu này có thể làm châm ngôn cho cuộc đời TOBU được đấy. Mong là TOBU luôn phát triển thành công về mọi mặt.
Vâng ! Cảm ơn anh Thắng rất nhiều ! Em hứa em sẽ cố gắng !
ReplyDelete