(TOBU) - Ôi, học sinh bây giờ ... ! Qua đó chúng ta có thể nhìn thấy phần nào viễn cảnh của tương lai.
Lâu lâu không đi dạy. Hôm qua đi dạy cho một đứa học sinh lớp 9 để chuẩn bị thi vào lớp 10 mà giờ vẫn cảm thấy buồn chán. Không hiểu phần lớn học sinh cấp II giờ học được cái gì ở trên lớp mà điểm cao vậy, trong khi đầu óc thì rỗng tuếch. Không phải chỉ căn cứ vào học sinh lớp 9 này tôi dạy mà tôi còn căn cứ vào rất nhiều học sinh khác ở mấy trường trung tâm của huyện. Toàn học sinh khá, thậm chí giỏi mà cộng trừ nhân chia các số thập phân đơn giản không làm được, rồi trình bày một các bài toán đơn giản mà chưa rõ, chưa phân biệt được khi nào dùng dấu tương đương, khi nào dùng dấu bằng, khi nào dùng dấu suy ra. Cả 3 dấu này rất nhiều em khá giỏi sử dụng ... như một, thật hết chỗ nói. Còn rất nhiều tình huống có thể cười ra nước mắt. Với "trình độ" đó thi vào cấp III thì sao ? Thi vào cấp III, tổng điểm 2 môn khoảng 3 hoặc 4 điểm, không môn nào liệt là chễm chệ ngồi lớp chính công rồi. Trường cấp không phải muốn tuyển những học sinh như thế, vì không tuyển thì có được mấy lớp học lắm.
Do giáo dục là một phần, nhưng phần nhiều vẫn do gia đình, những em học học yếu, cá biệt thường có hoàn cảnh gia đình đặc biệt: Bố mẹ hay đánh chửi nhau, bố mẹ ly hôn, bố mẹ mải mê với làm ăn... nói chung các kiểu. Tóm lại là bố mẹ không quan tâm đến con cái, để đến khi kiến thức rỗng, nó hư hỏng thì mới cuống quýt lo, nhưng hầu hết là đã muộn. Nhiều khi tôi nghĩ giàu để làm gì ? Theo tôi nghĩ phần lớn là với mục đích là cho con cái. Nhưng nó chỉ là cái phù phiếm trước mắt thôi. Họ quên việc cung cấp cho con cái hành trang vững chắc nhất, bền vững nhất cho con đó là tri thức, đó là hiểu biết. Có rất nhiều gia đình đã đổ lỗi do ngành giáo dục, giáo dục của nhà trường. Nhưng xin thưa, hãy xét tỉ thời gian học sinh ở nhà và thời gian học sinh ở trường thì ta dễ dàng nhận thấy, phần lớn các em là ở gia đình. Trường lớp chỉ mang ý nghĩa là nơi cung cấp kiến thức bản chất nhất và phần nào đó giáo dục nhân cách học sinh thôi, mà phần lớn là phải gia đình. Giàu để làm gì khi con cái học kém, giàu để làm gì khi con cái hư hỏng, giàu để làm gì bị mang tiếng con cái hư hỏng, không ra gì!
Nhưng ngành giáo dục có lỗi là ở chỗ, học sinh học kém, học dốt vẫn cho điểm cao, vẫn cho lên lớp, làm mất động lực phấn đấu của học sinh. Đặc biệt mới đây ngành giáo dục bỏ hết các kỳ thi tốt nghiệp, rồi tới đây là kỳ thi Đại học. Ôi! Các ông đầu óc to quá, nghĩ nhiều quá nên chắc loạn hết rồi. Họ quên mất bản chất con người có nguồn gốc từ động vật nên vẫn mang nhiều bản năng, không bao giờ ai có 100% là lý trí cả, kể cả người già nhất, người sắp về cõi thiên cổ. Các kỳ thi được đặt ra là nhằm tạo ra động lực để học sinh tập trung, dốc toàn bộ công sức ôn luyện kiến thức. Và mỗi lần như vậy học sinh sẽ tiếp thu được rất nhiều điều. Còn bỏ các kỳ thi đi, thì đó là đã triệt tiêu động lực phấn đấu của các em.
Tôi vẫn nói đùa với các đồng nghiệp, 2 không, rồi 4 không vẫn chưa đến cấp I, cấp II và thậm trí vẫn chưa đến ... đại học. Còn một cái lạ nữa ở trường cấp III mà tôi thấy, một hiện tượng vô lý tồn tại hiển nhiên trong quy chế giáo dục của ta. Học sinh học lực yếu vẫn được thi tốt nghiệp chỉ cần có hạnh kiểm từ trung bình trở lên. Tức là có thể không hết lớp 12 vẫn được thi tốt nghiệp, hay nói cách khác không có trường hợp học sinh lớp 12 đúp. Chúng tôi dạy chúng tôi biết, những học sinh có môn nào đó dưới 4,0 hầu hết là không hiểu, không biết gì về kiến thức môn học đó.
Để có thể để lại nhận xét, bạn cần phải có tài khoản google. Những nhận xét không đúng với thuần phong mỹ tục của Việt Nam sẽ bị chúng tôi xóa mà không báo trước.
Comments[ 0 ]
Post a Comment
Chào mừng các bạn đã đến với TOBU!
Để có thể để lại nhận xét, bạn cần phải có tài khoản google. Những nhận xét không đúng với thuần phong mỹ tục của Việt Nam sẽ bị chúng tôi xóa mà không báo trước.
Cảm ơn bạn đã để lại nhận xét!