C

Lại hành quyết 'hậu duệ Lão Tôn' giữa lòng di sản

Monday, December 07, 2009 |
Được xem là trọng khách mỗi lần lên vùng sơn cước Phong Nha - Kẻ Bàng này, anh bạn nối khố vốn ở vùng chiêm trũng giờ lên định cư ở đây, được mệnh danh trùm nhậu mời tôi dùng bữa trưa.
Vừa vào quán, bà chủ đon đả “bạn quý của chú à, lại đặc sản khỉ nhé?!”. Bạn tôi lắc đầu, rồi rỉ tai “không nên ăn khỉ ở đây”.

Ảnh: H.N
Hầu quyền khó thoát bả chuột Trung Quốc
Bữa cơm toàn đặc sản được lấy từ sông suối vùng Phong Nha - Kẻ Bàng, nào là cá chình, tôm càng khe, rau tớn (một loại rau sạch như đọt cây dương xỉ)... nhưng cái sự “không nên ăn thịt khỉ...” của bạn khiến tôi không khỏi thắc mắc. Bởi từ lâu nó đã được dân nhậu vùng này mệnh danh là “G. Khỉ”. Mê khỉ hơn mê gái, gần như ngày nào nó cũng ăn thịt khỉ, vậy mà hôm nay...
Hỏi thì sợ khiếm nhã, lần lừa mãi đến gần cuối bữa ăn, lấy tư cách là bạn tri kỷ tôi đặt vấn đề “sao hôm nay ông không ăn thịt khỉ?”.
Bạn tôi cười nhăn nhở “ông thích ăn thì tí nữa đi chỗ khác, còn ăn ở đây không sớm thì muộn sẽ toi mạng. Khỉ ở các nhà hàng hầu hết là do người ta dùng bả chuột Trung Quốc để bắt về đấy”.
Bạn tôi tiếp: “Đây là công nghệ bắt khỉ mới được phát kiến tại vùng này và hiệu quả hơn rất nhiều lần so với các phương pháp truyền thống như đặt bẫy hay dùng nỏ, súng đạn hoa cải.
Đặt bẫy, năm thì mười họa mới được một con, còn dùng súng săn thì cũng chỉ được vài con, nghe tiếng nổ là cả đàn chạy biến hết”.

Ảnh: H.N

Theo bạn tôi, để bắt được nhiều khỉ người ta dùng bả chuột Trung Quốc, với liều lượng thật nặng, tẩm vào các thứ mà khỉ thích ăn như: chuối, khoai lang, cơm... đặt ở những vị trí khỉ hay tụ tập hoặc nơi trú ngụ của chúng. Khỉ là giống có tính bầy đàn rất cao, một con ăn thì kiểu gì cả đàn cũng ăn, thế là chết hàng loạt.  
Đặc điểm của giống khỉ là dù có chết, chúng cũng lết về đúng nơi trú ngụ để chết, nên người ta cứ buổi chiều đi đánh bả, sáng ra chỉ cần đến một địa điểm để thu gom.
Mỗi nhóm đi đánh bả, kiếm được vài chục con khỉ là chuyện thường ngày, có khi lên đến cả trăm con. Có được khỉ người ta đem nhập cho các nhà hàng đặc sản, dùng không hết thì đem nấu cao hoặc ép khô bán cho dân nhậu. Món khỉ ép khô được dân nhậu ở vùng cao gọi là “mực khô”.

Ảnh: H.N

“Nhiều khỉ nhất vẫn là vùng núi xung quanh trạm kiểm lâm Trộ Mơợng, trên đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, thuộc vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Ở đây mà dùng bẫy và súng thì xúc phạm các bác kiểm lâm, nên dùng cách đánh bả là an toàn, hiệu quả và không làm mất lòng ai” - Bạn tôi nói.
“Làm sao để phân biệt được khỉ bắt bằng phương pháp truyền thống và khỉ được bắt bằng đánh bả chuột Trung Quốc?” - Tôi thắc mắc.
Bạn tôi cười, sau cái nháy mắt, đứng lên nói ra vẻ thành thật: “Bà chủ đâu, có chú khỉ nào còn nguyên lấy một con để biếu bạn mang về xuôi nhậu”. Bà chủ từ trong bếp chạy ra đon đả: “Bao nhiêu cũng có”.
Bà chủ quán dẫn hai chúng tôi vào một gian phòng nhầy nhụa nước dưới nền, ở góc phòng là một cái tủ lạnh chuyên dụng khá to. Mở nắp, phía trong có 5 chú khỉ nhăn nhở, cứng đơ đông lạnh.
Xách một con lên, chừng 8kg, bạn tôi rỉ tai: “Xem cho kỹ, khỉ mà được đánh bả là trên người không hề có vết thương, toàn thân tím tái, còn nếu mổ ra thì toàn bộ nội tạng bị nát như tương”.
Một vụ hành quyết hậu duệ Lão Tôn
Sau một hồi chê đắt, chê rẻ không mua, chúng tôi rút. Vừa ra khỏi cửa quán, bạn tôi hỏi “ăn thịt khỉ sạch nhé?”. Tôi gật.

Ảnh: H.N

Chiếc xe lao thẳng theo hướng đường Hồ Chí Minh nhánh Đông chừng mươi phút là đến Khe Gát, thuộc xã Xuân Trạch (Bố Trạch), rẽ theo hướng nam đường Hồ Chí Minh nhánh Tây một lúc nữa, chúng tôi đến một xóm nhỏ nằm ngay cạnh trạm kiểm lâm Trộ Mơợng. 
Ngôi nhà mà chúng tôi vào nằm ven đường. Nhìn những vật dụng trong nhà đều được dùng bằng các loại gỗ quý, cũng đủ biết chủ nhân của nó thuộc hạng đại gia…nhờ rừng.
Một người đàn ông chừng trên dưới 40 tuổi đon đả đón khách “nghe chú gọi điện có khách quý anh đã sai mấy thằng đệ lấy một con khỉ sạch về đây rồi, đang làm ở phía sau”.
Nhấp một ngụm trà từ tay chủ nhà mời, tôi xin phép đứng lên để ra phía sau xem mọi người làm thịt khỉ. Một chú khỉ đực chừng 10kg, đã nhúng nước sôi và đang được hai người cạo lông nằm sóng soài trên nền xi măng.
Một trong hai người làm giới thiệu: “Đây là giống khỉ đuôi lợn vừa bị một thợ săn trong làng bắn được sáng nay nên còn tươi lắm”. Tôi xin phép họ được quay phim, chụp ảnh, mọi người cười: “Anh cứ thoải mái, mình làm ở nhà ăn chứ phải buôn bán chi mà sợ”.
Tận mắt chứng kiến cảnh hành quyết hậu duệ Lão Tôn tôi cứ gai lạnh dọc sống lưng. Sau khi nhổ sạch lông, trắng bạch như một đứa trẻ, chú khí được đưa lên lửa thui cho đến khi da vàng ươm rồi đưa xuống để mổ. Lúc này tôi mới nhìn kỹ, thì ra chú khỉ này bị một phát đạn ở ngực khiến máu đọng lại ở đấy rất nhiều.
Toàn bộ thịt được róc ra ướp với gia vị để nướng, tay chân và những thứ còn lại được cho vào nồi để nấu cháo. Một trong hai người làm có vẻ sành sỏi giới thiệu: “Em có thể làm được bảy món như cầy, nhưng nghe nói bác vội nên hôm nay chỉ làm hai món thôi”.
Đang trò chuyện với chủ nhà thì món nướng được đưa lên. Mật khỉ được cho vào can rượu đế và cuộc nhậu bắt đầu. Hình ảnh chú khỉ trắng bệch như đứa trẻ nằm sóng soài trên nền xi măng khiến tay tôi run bật khi cầm đũa.
Chủ nhà vồn vả: “Ăn đi, kiếm ra khỉ sạch mà ăn trong thời buổi này là hiếm lắm đấy. Thi thoảng chỉ một vài tay săn trong làng “máu nghề” kiếm vài con về cung cấp cho dân sành nhậu như chúng tôi thôi”.

Ảnh: H.N

Một lúc thì bốn bàn tay và chân được đưa lên. Nhìn những ngón tay, ngón chân, được để trong một cái tô sành khiến tôi rùng mình. Mọi người cùng ép: “Đây là thứ ngon nhất và bổ nhất của khỉ, ông là khách quý nên nhường ông thưởng thức”.
Từ chối mãi không được, tôi đành cho một bàn tay vào bát của mình và trân trối nhìn nghẹn đắng. Mọi thực khách trên bàn mặt đỏ phừng vì ngấm rượu và bắt đầu bình phẩm về món khỉ “kích âm, bổ dương”.
Khi chia tay, bạn tôi hỏi: “Cảm nhận thế nào?”. Tôi cười méo xệch: “Ông không nhìn xuống gầm bàn à?”.
Trở về Đồng Hới, tôi cứ vương vít mãi câu nói của bạn tôi khi chia tay: “Cố mà ăn đi, với công nghệ bắt khỉ bằng bả chuột như hiện nay thì mai mốt có muốn cũng không còn khỉ mà nhìn đâu”.

Đầu năm 2007, Tiền Phong có bài “Hành quyết hậu duệ Lão Tôn giữa lòng di sản”, phản ánh tình trạng săn bắt và buôn bán khỉ ở vùng rừng Phong Nha - Kẻ Bàng.
UBND tỉnh Quảng Bình lúc đó đã có công văn yêu cầu Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng giải trình những vấn đề báo nêu. Tuy nhiên, lãnh đạo vườn này đã không công nhận là có tình trạng nói trên và cho rằng khỉ đang buôn bán ở vùng Phong Nha - Kẻ Bàng là được đưa từ huyện Minh Hóa về.
Hoàng Nam-Tienphong.vn
Read more…

Video: Phát âm Tiếng Trung - 汉语拼音字母歌

Friday, November 13, 2009 |

http://v.ku6.com/show/cHjIlttMh1WJWyzZ.html
Read more…

別說我的眼淚妳無所謂 Đừng nói nước mắt của anh không quan trọng đối với em

Friday, November 13, 2009 |


一个人在这个夜里
yi ge ren zai zhe ge ye li
Một mình ngồi trong đêm tối

孤单得难以入睡
gu dan de nan yi ru shui
cô đơn đến mức khó mà ngủ được

真的想找个人来陪
zhen de xiang zhao yi ge ren lai pei
Thực sự rất muốn tìm 1 người ở bên

不愿意一个人喝醉
bu yuan yi yi ge ren he zui
vì không muốn 1 mình uống say

醉了以后就会流泪
zui le yi hou jiu hui liu lei
Sau khi say rồi thì nước mắt lại rơi

数着你给的伤悲
shu zhe ni gei wo de shang bei
mà đếm từng nỗi đau em đã trao

为什么你总让我憔悴
wei shen me ni zong rang wo qiao cui
Tại sao em vẫn luôn làm cho tôi tiều tụy?

别说我的眼泪你无所谓
bie shuo wo de yan lei ni wu suo wei
Chớ nói rằng nước mắt của tôi không quan trọng với em

看我流泪你头也不回
kan wo liu lei ni tou ye bu hui
Thấy lệ tôi rơi em cũng chẳng quay đầu lại

哭过了泪干了心变成灰
ku guo le lei gan le zin bian cheng hui
Khóc rồi, nước mắt cạn rồi, lòng cũng nản

我想要的美你还不想给
wo xiang yao de mei ni hai bu neng gei
Cái tốt đẹp mà tôi muốn có thì em lại không muốn cho

伤了的我的心怎去面对
shang le de wo de xin zhen me mian dui
Làm sao để đối mặt với trái tim đã bị tổn thương của tôi?

爱给了你我不后悔
ai gei le ni wo bu hou hui
Tình yêu dành cho em tôi không hối tiếc gì

只希望你给我一次机会
zhi xi wang ni gei wo yi ci ji hui
Chỉ hy vọng em cho tôi 1 cơ hội nữa

让我去追让我去飞
rang wo qu zhui rang wo qu fei
Để tôi còn theo đuổi, để có thể vươn xa

毕竟爱过的心需要安慰
bi jing ai guo de xin xu yao an wei
Rốt cuộc trái tim từng yêu này lại cần được an ủi

需要你安慰
xu yao ni an wei
Cần em an ủi.

喔.....wo~~~~
如果说...拥有你是上天对我的宽容~
ru guo shuo yong you ni shi shang tian dui wo de kuan rong
Nếu như nói...còn có em là sự khoan dung mà ông trời dành cho tôi

那又何必...开这样的玩笑~
na you he bi kai zhe yang de wan xiao
Thì hà tất phải ... mở ra 1 trò đùa như thế

当你..找到幸福的哪天..
dang ni zhao dao xing fu de na tian
Ngày đó khi em tìm được hạnh phúc

请你不要忘记..
qing ni bu yao wang ji
xin em đừng có quên rằng...

有一个人..永远爱着你~~
you yi ge ren yong yuan ai zhe ni
có 1 người, mãi mãi yêu em

Dantiengtrung.com
Read more…

Shakin Stevens - Because I Love You

Sunday, August 16, 2009 |

If I got down on my knees and I pleaded with you
If I crossed a million oceans just to be with you
Would you ever let me down?
If I climbed the highest mountain just to hold you tight
If I said that I would love you every single night
Would you ever let me down?

Well I'm sorry if it sounds kinda sad, it's just that
Worried, so worried that you let me down
Because I love you, love you
Love you, so don't let me down

If I swam the longest river just to call your name
If I said the way I feel for you would never change
Would you ever fool around

Well I'm sorry if it sounds kinda bad, just that
Worried, 'cause I'm so worried that you let me down
Because I love you, love you
Love you, so don't let me down


....................

Bản dịch 1:

Nếu anh quỳ gối cầu xin em
Nếu anh băng qua hàng triệu đại dương chỉ để được ở bên em
Liệu em có làm anh thất vọng không?
Nếu anh vượt qua ngàn trùng núi non, chỉ để được ôm em vào lòng
Nếu anh nói anh đã từng yêu em cả trong những đêm cô đơn
Liệu em có cho anh cơ hội?

Em yêu, anh xin lỗi về những gì mình sắp nói
Anh thật sự lo lắng rằng em sẽ gạt anh qua một bên
Bởi vì anh yêu em… rất yêu…
Vì vậy đừng làm anh thất vọng nhé.

Nếu anh vượt qua ngàn con sóng chỉ để gọi tên em
Nếu anh nói rằng cảm giác của anh với em là không bao giờ thay đổi
Liệu em có nỡ đùa giỡn với tình cảm của anh không?

Anh xin lỗi về những gì mình sắp nói
Anh thật sự lo lắng rằng mình sẽ mãi mất em
Bởi vì anh yêu em… yêu rất nhiều…
Vì vậy đừng làm anh thất vọng nhé, em yêu!

Bản dịch 2:

Nếu như anh quỳ gối mình trước em đây
Chỉ để nài xin một nụ cười tươi tắn
Nếu anh sẵn sàng vượt ngàn vạn đại dương
Chỉ để được ở cạnh gần em đó
Thì em có khi nào để anh phải xa em?

Nếu như anh có thể chinh phục ngọn núi kia cao ngất
Chỉ để vòng tay anh lại được cảm nhận em bé nhỏ biết bao
Nếu anh nói rằng anh mãi yêu em đó
Dù cho đã bao đêm đơn lạnh chỉ mình anh
Thì em có khi nào bỏ anh lại ra đi?

Ôi, anh thật xin lỗi em nhiều lắm
Nếu những lời anh nói đây nghe sao quá não nề
Đó chỉ bởi vì anh lo, thật lo một ngày nào đó
Em sẽ bỏ anh đi đến 1 phương trời khác thật xa

Chorus: Bởi vì anh yêu em, mãi yêu em
Vậy đừng bao giờ rời xa anh em nhé

Nếu anh có thể bơi xuyên thẳm sông dài
Chỉ để được gọi tên em trìu mến
Nếu anh đủ dũng cảm để nói rằng
Tình cảm anh dành cho em sẽ mãi không thay đổi
Liệu sẽ có khi nào em đùa cợt với trái tim anh?

Ôi, anh thật xin lỗi em nhiều lắm
Nếu những lời anh nói đây nghe sao quá não nề
Đó chỉ bởi vì anh lo, thật lo một ngày nào đó
Em sẽ bỏ anh đi đến 1 phương trời khác thật xa

Chorus

Ôi, anh thật xin lỗi em nhiều lắm
Nếu những lời anh nói đây nghe sao quá não nề
Đó chỉ bởi vì anh lo, thật lo một ngày nào đó
Em sẽ bỏ anh đi đến 1 phương trời khác thật xa
Read more…

Những “trí thức lớn” bạo hành... mẹ già

Friday, July 24, 2009 |
Ngày 20/7, một người đàn bà 77 tuổi tìm đến tòa soạn nhờ can thiệp việc ba người con trai của bà, là những thạc sĩ - luật sư, kỹ sư, cán bộ thi hành án, đã cùng cô con dâu út bạo hành cả thể xác lẫn tinh thần bà nhiều năm qua.

Bà mẹ tội nghiệp Đỗ Thị Nhung

Chúng tôi gặp bà Đỗ Thị Nhung (77 tuổi, một giáo viên đã nghỉ hưu, ngụ 87/80 Nguyễn Sĩ Sách, KP4, P.15, Q. Tân Bình, TPHCM) tại nhà ông Trần Quang Tỉnh - Phó ban điều hành KP4. Nhìn bà nặng nề lê nạng gỗ, ông Tỉnh xót xa: “Bà ấy bệnh tật như vậy, mà sao con cái nỡ đánh đến bầm dập mặt mũi. Chúng tôi đã kiến nghị các cơ quan chức năng can thiệp, nhưng chưa có kết quả”.

Theo bà Nhung, người đánh bà là ông Nguyễn Thanh Sơn, 49 tuổi, kỹ sư cơ khí, từng là giảng viên của một trường ĐH. Sự việc bắt đầu từ những mâu thuẫn gia đình giữa bà Nhung và cô con dâu Nguyễn Thị Thuyết (vợ ông Nguyễn Thanh Long, cán bộ thi hành án huyện Cần Giờ, con trai út của bà Nhung). Bênh vực em dâu, một giờ sáng ngày 27/6, ông Sơn sau khi mắng chửi đã tát tai mẹ mình tới tấp. Chưa đủ, ông còn túm tóc, đấm vào mặt người mẹ đã ở tuổi gần đất xa trời này.

Sau đó, ông Sơn dửng dưng như không có chuyện gì xảy ra, để mặc mẹ mình mặt mũi máu me, tự gọi xe ôm đi cấp cứu. Thấy bất bình, bà Nguyễn Thị Hồng - tổ trưởng tổ dân phố 93 báo sự việc lên CA P.15. Giấy chứng nhận thương tích số 164 của BV Nhân Dân 115 ghi rõ: bà Nhung bị sưng bầm hai mắt, cằm và môi dưới, chấn thương đầu và mặt.

Ngày 20/7, CA khu vực Lưu Ngọc Vĩnh (CA P.15) cho biết, ngay trong ngày 27/6, chúng tôi đã làm việc với ông Sơn. Ông Sơn cũng đã thừa nhận việc đánh mẹ mình. Ông Trần Tiệp Khắc - Phó trưởng CA P.15 nói: “Đó là hành động không thể chấp nhận. Chúng tôi đang lập hồ sơ để xử lý hành chính với ông Sơn tội gây rối trật tự công cộng”.

Theo bà Nhung, đây là lần thứ hai người con trai này có hành vi côn đồ với mẹ. Hơn một năm trước, bà Nhung có nhờ ông Sơn mua màn cửa sổ. Khi không vừa ý, bà muốn đổi cái khác, liền bị ông con giật cái màn xuống, ném trả lại tiền và không quên “tặng” mẹ đẻ hai cái bạt tai.

“Tôi không thể tưởng tượng con mình lại hành xử thú tính với mẹ như vậy. Không chỉ Sơn, mà những đứa con trai khác của tôi cũng vậy” - bà Nhung ôm mặt khóc.

Bà Nguyễn Thị Hồng kể lại: “Một lần, thấy bà Nhung nhăn nhó, tôi hỏi thì bà vạch áo lên, để lộ phần lưng và hông đầy những vết bầm. Bà nói, con bà dùng dây lưng quất túi bụi. Người đánh là con trai đầu của bà Nhung - ông Nguyễn Thanh Giang, thạc sĩ - luật sư của Đoàn Luật sư thành phố”.

“Trong những đứa con, Long có vẻ ổn hơn, không đánh tôi bao giờ, thậm chí nhiều lần còn can ngăn vợ khi chị này lao vào đánh tôi. Nhưng Long cũng nhiều lần chửi tôi thậm tệ” - bà Nhung cho biết.

Ngày 22/7, trao đổi với PV, ông Nguyễn Thanh Long nói: “Việc anh tôi đánh mẹ thế nào tôi không biết. Riêng chuyện cơm không lành canh không ngọt giữa mẹ và vợ tôi thì tôi hoàn toàn bất lực”.

Trong khi đó, ông Tỉnh lẫn bà Hồng đều cho biết: “Khi chúng tôi muốn tìm hiểu thì các con của bà Nhung đều cho rằng chúng tôi không đủ trình độ để nói chuyện. Còn các anh ấy có trình độ, sao lại đối xử với mẹ mình như vậy?”.

“Chúng nó học theo cha chúng nó hành hạ tôi. Ông ấy cũng đánh tôi bao nhiêu năm qua” - bà Nhung nói. Chồng bà Nhung - ông Nguyễn Như Chương - nguyên là một chuyên viên Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng thừa nhận: “Việc tôi bạo hành bà ấy là có. Tôi cũng đã từng làm đơn ly dị hai lần nhưng vì các lý do khách quan nên chưa được”.

Khi tìm hiểu, các con của bà Nhung đã đưa ra nhiều lý do. Nhưng rõ ràng dù có bất bình đến mức nào và dù vì lý do gì đi nữa, thì làm con cũng không được phép đối xử tàn tệ với đấng sinh thành của mình như thế!

“Tôi không coi bà ấy là người!”

Ông Nguyễn Thanh Giang, thạc sĩ - luật sư của Đoàn LS TPHCM đã dùng những lời nặng nề khi nói về mẹ mình. Chúng tôi xin trích dẫn lại:

- Bà ấy muốn làm mọi cách để hạ uy tín anh em tôi! Tôi cũng không hiểu sao người đàn bà đó là mẹ mình!

- Sao anh có thể nói về mẹ mình như vậy?

-Tôi còn không coi bà ấy là một con người, nói gì là mẹ! Nếu luật pháp cho phép, thì chẳng việc gì tôi ngại ngần khi... từ bà ấy!

Theo Hoàng Nguyên Vũ

Phụ nữ TPHCM

Read more…

10 mẹo học từ vựng

Tuesday, July 21, 2009 |
Đối với những người bắt đầu học ngoại ngữ, từ vựng là một vấn đề rất “khó xơi”. Nhiều học viên thắc mắc rằng tại sao họ không thể nào nhớ được các từ vừa học mặc dù đã viết đi viết lại nhiều lần.

Dưới đây là 10 mẹo nhỏ giúp bạn học từ vựng tốt hơn:

1.Hãy học những từ có liên quan đến nhau. Nếu đang học từ miêu tả miền quê, thí dụ như valley (thung lũng), stream (dòng suối), meadow (đồng cỏ) thì đừng lẫn với các từ miêu tả các thứ ở thành phố (ví dụ như fire hydrant – vòi nước chữa cháy), hoặc những từ miêu tả tính cách. Những từ liên quan với nhau thường cùng xuất hiện và sẽ dễ hơn khi nhớ chúng chung với nhau.

2.Học từ vựng trong những lĩnh vực mà bạn yêu thích. Nếu quan tâm về nghệ thuật hoặc bóng đá, hãy đọc về những đề tài này. Có lẽ trong tiếng mẹ đẻ bạn biết rất nhiều từ miêu tả một bức tranh, một trận đá bóng nhưng bạn lại không biết trong tiếng Anh chúng gọi là gì – hãy tìm thử xem! Hãy nhớ rằng những gì bạn thích là những điều bạn muốn nói về và là một phần của con người bạn - nếu không biết cách diễn đạt chúng, việc này có thể làm bạn lo lắng đấy.

3.Hãy có một cuốn từ điển hình ảnh. Nó sẽ giúp bạn nhớ từ mới dễ dàng hơn thông qua việc nhìn tranh của chúng.

4.Sử dụng video. Lần tới khi xem một bộ phim bạn hãy ghi lại bằng tiếng mẹ đẻ 5 hoặc 10 đồ vật bạn nhìn thấy nhưng lại không biết từ tiếng Anh của chúng là gì. Tra những từ này trong từ điển, rồi xem lại bộ phim, luyện tập cách sử dụng chúng. Một lần nữa chúng ta lại thấy rằng nhớ một cái gì đó thật dễ dàng nếu ta nhìn thấy hình ảnh của nó.

5.Thu một cuốn băng từ vựng. Trong khi bạn đi bộ, lái xe đi làm hay đợi xe bus bạn hãy nghe cuốn băng đó. Đầu tiên nói từ đó bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, dừng lại sau đó nói từ đó bằng tiếng Anh. Khoảng dừng này sẽ cho bạn thời gian để trả lời trước khi xem câu trả lời chính xác.

6.Mua một cuốn từ điển các từ xếp theo nghĩa. Đó là tập hợp các từ đồng nghĩa và trái nghĩa. Cố gắng sử dụng nhiều từ khác nhau. Dĩ nhiên đôi lúc bạn sẽ dùng một từ không phù hợp, nhưng điều này không ngăn trở bạn sử dụng cuốn sách hữu ích này cho việc xây dựng một vốn từ vựng phong phú.

7.Luyện tập từ mới khi viết luận. Nếu bạn có bài tập viết về nhà hãy lấy ra các từ mới mà mình đã học sau đó cố gắng sử dụng chúng vào bài viết của mình. Nếu không sử dụng các từ mới học lúc nói hoặc viết bạn sẽ nhanh chóng quên chúng đấy.

8.Luyện tập từ mới khi làm bài tập ngữ pháp. Đừng lãng phí những cơ hội quý báu sử dụng vốn từ bạn vừa học.

9.Luyện tập từ mới khi nói. Liệt kê khoảng 5 từ mới mà bạn định sử dụng trong lớp. Cố gắng dùng chúng trong các cuộc thảo luận. Tin tôi đi, bạn sẽ tìm ra cách để lái câu chuyện theo cách mà bạn có thể sử dụng ít nhất một vài trong số những từ này.

10.Hãy đọc nhiều. Đọc nhiều không những có thể cải thiện kĩ năng đọc mà bạn còn có thể xây cho mình một vốn từ vựng phong phú. Trong bài đọc thường có nhiều từ liên quan đến nhau và bạn có thể dùng những từ đã học để đoán nghĩa của những từ mới.

Nếu biết cách “chế biến” thì bạn sẽ có một “món” từ vựng ngon lành và bổ dưỡng đó.

Tác giả: Bùi Trang – Global Education

Read more…

Dằn vặt vợ một chữ trinh

Monday, July 20, 2009 |
Khi được vị hôn phu bỏ qua việc “thất thân” với người yêu cũ, Huyền nghĩ đám cưới là đoạn kết có hậu của chuyện tình. Không ngờ nó lại mở đầu cho cuộc hôn nhân đầy bất hạnh.



Huyền quê ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, năm nay 36 tuổi, lấy chồng cách đây 9 năm. Các bạn thân và chính chị từng thở phào khi Khương quay lại, nửa tháng sau ngày chị thú thật với anh chuyện mình không còn con gái qua mối tình đầu tiên.

Khương nói rất đau khổ vì sự thật đó, nhưng vì không thể sống thiếu Huyền nên quyết định bỏ qua, và tiến hành đám cưới đúng như dự định của hai gia đình.

“Tha thứ”, nhưng hành cho bõ hận

Sau đêm tân hôn thất bại, Huyền nuốt nước mắt tự nhủ, đành chịu khó ít lâu, rồi mọi chuyện sẽ qua, với tình yêu, sự bao dung của người chồng và sự sám hối chân thành của người vợ.

Nhưng càng ngày, chị càng hiểu, Khương không bao giờ từ bỏ được nỗi ám ảnh rằng trước mình, một người đàn ông khác đã “sở hữu” chị. Thô bạo khi ân ái, đang âu yếm bỗng lạnh lùng đẩy vợ ra, căn vặn từng câu vợ nói khi mơ ngủ, hay nhấn mạnh một cách cố ý đến tiết hạnh của phụ nữ... là những cách anh muốn nhắc cho vợ nhớ chị đã có lỗi lớn như thế nào.

Huyền bị chồng kiểm soát chặt giờ giấc, các kênh liên lạc, giao tiếp nhưng không dám phàn nàn. Chị tự nguyện cắt các mối quan hệ với bạn bè cũ, hết giờ làm chỉ thui thủi về nhà lo chuyện bếp núc, chăm con, hiếu thuận với bố mẹ chồng. Nhưng Huyền càng cúc cung tận tuỵ, đức lang quân của chị càng tỏ ra cay đắng.

“Cô biết không, dù cô có cố bù đắp thế nào cũng không bù được sự thiệt thòi, mất mát của tôi”, anh nói trong một lần say rượu. “Không biết kiếp trước tôi nợ cô cái gì mà kiếp này, cô tệ với tôi thế nhưng tôi vẫn không bỏ được cô”. Anh nói vậy vì đã có lần, cảm thấy quá bế tắc, Huyền đề nghị chia tay, “coi như em chịu cô đơn suốt đời để giải phóng cho anh”. Nhưng Khương không đồng ý, bởi anh vẫn yêu vợ.

Những năm gần đây, anh ít nhắc đến “sự cố” đó, nhưng chỉ cần một sơ suất của Huyền như về muộn, nói chuyện vui vẻ với người khác giới, hoặc vô tình xem một bộ phim có chi tiết “nhạy cảm” là anh lại nhớ ra...

Chuyện nhà anh Tùng, 40 tuổi, ở Thường Tín, Hà Nội, cũng chẳng vui vẻ gì sau đám cưới. “Hồi trẻ tôi đúng là một thằng ngu, thích tỏ ra cao thượng, cũng tại vì mê cô quá nên cả đời tôi mới mắc kẹt vào thứ đàn bà hư hỏng như cô”, những lúc lên cơn ghen, Tùng thường nói với vợ như vậy.

Bây giờ, cơn say đắm đã qua nhưng anh cũng không thể ly dị được nữa vì đã có hai mặt con đang tuổi ăn tuổi lớn. Nhưng không mê đắm nữa không có nghĩa là anh không nổi cơn tam bành khi thấy chị Yến lỡ nói chuyện với đàn ông, dù là chỉ đường hay trả lời câu người ta hỏi. Vợ có cái áo mới, anh cũng khó chịu: “Đầu sắp hai thứ tóc tồi, cô định làm đỏm để chài thằng nào nữa hay sao? Tôi cục cằn quá nên cô chán chứ gì? Cô có biết vì ai...”.

Vì cho là mình đã cao thượng, hoặc dại dột nên đã tha thứ và cưới một người đàn bà không còn trong trắng, Tùng cho rằng vợ phải biết thân biết phận, và đền đáp ơn nghĩa đó một cách xứng đáng.

Chị Yến không được phép ngần ngừ khi chu cấp cho nhà chồng, không chỉ bố mẹ mà cả mấy cô em có hoàn cảnh khó khăn, nhưng với nhà ngoại thì dù biếu hộp bánh cũng phải hỏi ý anh, và thường Tùng không đồng ý. Không phải anh keo kiệt, anh muốn trả thù vợ, và có ý “cú” ông bà nhạc không biết dạy con, để con gái đánh mất chữ hạnh khi mới vào tuổi thành niên.

Hôm nào cơm canh không được như ý, Tùng chê đứng chê ngồi, có hôm còn điên tiết hất đổ cả mâm: “Đã là đàn bà thì phải có đủ công dung ngôn hạnh, cô chả có gì thì cũng cố mà rèn chữ công để hầu chồng chứ?”. Những lúc ấy, Yến lại nhẫn nhục chịu đựng. Chị nghĩ đó là cái giá mình phải trả cho lầm lỡ của tuổi trẻ, và cho sự thiệt thòi của chồng.

Không thể bỏ qua, thà đừng cưới

Theo chuyên gia tâm lý Trần Thị Hồng Hà, có vô số cuộc hôn nhân trở nên bất hạnh vì ông chồng ám ảnh việc người vợ từng “với người khác” trước khi đến với mình. Lúc được nghe “thú nhận”, họ vì yêu nên sau những dằn vặt đã quyết định bỏ qua và vẫn đến với nhau, nhưng sau đó đã không quên được chuyện cũ, và điều này gây bi kịch cho cả hai người.

Chuyên gia Hồng Hà cho rằng: “Người vợ có tội lớn khi đã không dành được “lần đầu tiên” cho chồng, và người chồng đã bị thiệt thòi, bị xúc phạm. Vì lẽ đó, nhiều phụ nữ trở nên nhẫn nhục, chịu đựng mọi cách cư xử vô lý của bạn đời, còn ông chồng thì tự cho phép mình làm ông chủ, đòi hỏi vợ xứng đáng với sự tha thứ, đó là thứ định kiến gây thiệt thòi cho người phụ nữ.

Vì vậy, vấn đề ở đây là phải có cái nhìn khác về “sự thật” mà người vợ bày tỏ. Về phía người phụ nữ, theo bà Hồng Hà, cần tôn trọng bản thân, khi nói ra việc đó là để trung thực với người yêu, chồng chưa cưới chứ không phải để cầu xin sự tha thứ. Nếu nghĩ rằng việc đó khiến mình giảm giá trị và trở nên tự ti, mặc cảm thì người khác càng có cơ hội cư xử thiếu tôn trọng. Về phía người đàn ông, là người đến sau, anh ta không nên nghĩ vợ có lỗi với mình.

Tuy nhiên, bà Hồng Hà cũng cho rằng, việc người phụ nữ không “còn nguyên” trước khi lấy chồng có đáng phê phán hay không tủy thuộc vào quan điểm từng người. Điều quan trọng là khi người phụ nữ thông báo sự thật đó, người đàn ông nên suy xét kỹ: Sự việc có ý nghĩa như thế nào đối với anh ta. Nếu đối với anh ta, đó là một tội lỗi đáng phê phán, một điều gây đau khổ thì nên nghĩ kỹ xem mình có thể vượt qua được để sống hạnh phúc với nhau không.

Trong trường hợp này, anh ta cần trung thực và hiểu rõ bản thân. Nếu như biết mình không thể vượt qua chuyện đó, tốt nhất là đừng làm đám cưới, vì sẽ không thể có hạnh phúc..

Theo Báo Đất Việt

Read more…

Nhạc trẻ "điên" quá

Monday, July 20, 2009 |
Theo nhạc sĩ Cát Vận, nhìn lại sự phát triển của âm nhạc thời gian qua, chúng ta thấy một sự điên loạn. Những tác giả trẻ ngày càng dễ dãi hơn với những tác phẩm của mình.

Nhạc trẻ đang bộc lộ nhiều vấn đề về nội dung, ca từ Ảnh: Nguyễn Huy

Nhận xét tại hội thảo Tính dân tộc và hiện đại trong âm nhạc Việt Nam tổ chức tại Đà Nẵng hôm 17/7, nhạc sĩ Cát Vận nói: “Những bất cập của nhạc trẻ không còn nằm ở ca từ, nó còn bao gồm cả các khâu biểu diễn, đào tạo và giáo dục.

Nhìn lại sự phát triển của âm nhạc thời gian qua, chúng ta thấy một sự điên loạn, dĩ nhiên nghệ thuật phải điên mới hay.

Nhưng nhạc trẻ lại điên quá. Thực tế là nhạc hiện nay thiếu vắng các ca khúc để đời, những tác giả trẻ ngày càng dễ dãi hơn với những tác phẩm của mình”.

Sốc ca từ

Theo nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, việc thêm một hội thảo mang tính chuyên đề về nền âm nhạc Việt Nam đương đại, cho thấy sự trăn trở trước những bất cập của dòng nhạc hiện nay.

PGS.TS nhạc sĩ Thế Bảo trăn trở “Văn hoá đại chúng đặc biệt là âm nhạc hiện cho thấy dường như thế hệ trẻ đang lấy thước đo của văn hoá phương Tây làm chuẩn...”.

Nhạc sĩ Phan Văn Minh (Quảng Nam) thẳng thắn: “Ca từ tiếng Việt trong âm nhạc đang đi theo ngả rẽ mới, nhưng đó là sự thụt lùi, giậm chân tại chỗ.

Một xu hướng viết lời ca bằng thứ ngôn ngữ tổng hợp, trong đó nền tảng là thứ ngôn ngữ diễm tình, sướt mướt, nhưng vô cảm, cộng vào đó là một số từ ngữ của email và chat, những câu cãi cọ thông tục hàng ngày, đôi khi lại thêm vào vài câu tiếng Anh cho thêm sành điệu. Tất cả tạo nên những mớ hỗn độn, ca từ gây sốc...

“Nhìn nhau rất lâu, anh đã đặt vào làn môi. Oh first kiss, you make me happy. Chẳng nói lên được tiếng chi chỉ nghe nhịp trái tim. Oh first kiss, you make me carzy...” - dẫn lời bài hát “Nụ hôn bất ngờ” (sáng tác Mỹ Tâm), nhạc sĩ Phan Văn Minh phân tích: “Những từ tiếng Anh kia nếu thay bằng tiếng Việt (nụ hôn đầu tiên) thì nó chẳng làm thay đổi giọng điệu, tại sao cứ phải sính ngoại”.

Từ xưa đến nay, tiếng Việt được các thế hệ văn nghệ sĩ sử dụng như một thứ tơ sợi óng ả để dệt nên những tác phẩm đẹp như nhung lụa, sao bỗng dưng bây giờ lại đem vò rối nó thành một thứ lùng bùng.

Hỗn loạn

Nhạc sĩ Tô Hải (Khánh Hòa) nhận định, sự hỗn loạn trong dòng âm nhạc hiện nay đã được báo trước, gốc rễ của vấn đề nằm ở chính các nhạc sĩ. Thị hiếu thị trường, sự xô bồ và lợi nhuận khiến nhiều tác giả chạy đua với ca khúc. Họ hầu như không có thời gian để kiểm nghiệm lại tác phẩm của mình.

“Hiện tượng hỗn loạn trong các ca khúc pop hiện nay là có quá nhiều nhạc sĩ, quá nhiều ca sĩ, ca sĩ cũng có thể sáng tác và trình bày bài hát của mình, ai cũng có thể phát hành album và trở thành nhạc sĩ. Mọi tiêu chí bị đảo lộn, quy chuẩn bị xáo trộn, những sáng tác này tự do lên sân khấu, tự do phổ cập vì không có cơ quan chức năng nào để ý tới một cách thấu đáo”- nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam chỉ ra các bất cập.

Trong khi đó, theo PGS.TS Thế Bảo, “do không được hướng dẫn, học hành đến nơi, đến chốn, các cây bút trẻ viết theo đơn đặt hàng của các hãng băng đĩa vụ lợi, nhiều ca khúc rẻ tiền đã ra đời. Sự dễ dãi của các sở văn hóa nhiều tỉnh thành giúp cho việc phát hành những ca khúc kém chất lượng”.

Các nghệ sĩ ngồi lại không phải để bảo tồn cái cũ và phủ nhận cái mới, không phải phủ nhận hoàn toàn các giá trị đã đạt được của âm nhạc hiện nay. Thực tế, trong hàng loạt các tác phẩm âm nhạc xuất hiện, đã có những tác phẩm mang lại hiệu ứng cao.

Các nhạc sĩ trẻ Lê Minh Sơn, Nguyễn Vĩnh Tiến, Hoài Sa, Nguyễn Thiện Thanh, các nhạc sĩ nữ Giáng Son, Nguyễn Minh Hiền, phần nào khẳng định được giá trị của mình. Vấn đề là nhìn lại, đưa ra định hướng để phát huy các giá trị tốt đẹp của âm nhạc Việt Nam hiện đại - nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân nhấn mạnh.

Nguyễn Huy-tienphong.vn

Read more…

The animal song - Savage Garden

Thursday, June 25, 2009 |

When superstars and cannonballs are running through your head
the television freak show cops and robbers everywhere
Subway makes me nervous, people pushing me too far
I've got to break away
So take my hand now

Cause I want to live like animals
Careless and free like animals
I want to live
I want to run through the jungle
the wind in my hair and the sand at my feet

I've been having difficulties keeping to myself
Feelings and emotions better left up on the shelf
Animals and children tell the truth, they never lie
Which one is more human
There's a thought, now you decide

Compassion in the jungle
Compassion in your hands
Would you like to make a run for it
Would you like to take my hand

Cause I want to live like animals
Careless and free like animals
I want to live
I want to run through the jungle
the wind in my hair and the sand at my feet

Sometimes this life can get you down
It's so confusing
There's so many rules to follow
And I feel it
'Cause I just run away in my mind
...

When Superstars and cannonballs are running through your head
Television freak show cops and robbers everywhere
Animals and children tell the truth, they never lie
Which one is more human
There's a thought, now you decide

Compassion in the jungle
Compassion in your hands
Would you like to make a run for it
Would you like to take my hand

Cause I want to live like animals
Careless and free like animals
I want to live
I want to run through the jungle
With the wind in my hair and the sand at my feet (repeat X2)
Read more…

Luyện kĩ năng nghe trong tiếng Anh

Monday, June 15, 2009 |

Nghe lúc nhỏ, văn phạm lúc lớn.....!

Nghe lúc nhỏ, văn phạm lúc lớn…..!

Một trong những trở ngại lớn nhất của chúng ta khi học một ngoại ngữ ấy là chúng ta quá… thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm….
Quá thông minh: vì mình không thể nào chấp nhận nghe một câu mà mình không hiểu: cần phải hiểu một câu nói gì trước khi nghe tiếp câu thứ hai, nếu không thì mình không buồn nghe tiếp.

Quá kinh nghiệm: Cuộc đời đã dạy ta không nghe những gì người khác nói mà chỉ hiểu những gì mà nội dung chuyển tải. Nếu không hiểu nội dung, chúng ta không thể lặp lại lời người kia. Cũng vì thế mà – trong giai đoạn đầu học ngoại ngữ – mỗi lần nghe một câu tiếng Anh thì trong đầu phải dịch ra được tiếng Việt thì mới yên tâm, bằng không thì … câu ấy không có nghĩa.
Thế nhưng, đấy là lối học sinh ngữ ngược chiều. Tôi biết được 6 ngôn ngữ, trong đó có ba ngôn ngữ thành thạo nghe nói đọc viết: Việt – Anh – Pháp, và tôi thấy rằng trong các ngôn ngữ tôi biết thì, một cách khách quan, nghe và nói tiếng Việt là khó nhất (vì ở phương tây, không có ngôn ngữ nào mà mình đổi cao độ của một từ thì ý nghĩa từ ấy lại thay đổi: ma – má – mà – mạ – mã – mả). Nhưng các bạn ở forum này, cũng như tôi, đều không có vấn đề gì cả với cái sinh ngữ khó vào bậc nhất ấy!

Thế nhưng những thầy cô dạy chúng ta nghe nói tiếng Việt chẳng phải là những vị chuyên viên ngôn ngữ như các thầy ngoại ngữ mà ta học tại các trường. Thầy dạy tiếng Việt chúng ta là tất cả những người quanh ta từ ngày ta ra đời: cha mẹ, anh chị, hàng xóm, bạn bè… nghĩa là đại đa số những người chưa có một giờ sư phạm nào cả, thậm chỉ không có một khái niệm nào về văn phạm tiếng Việt. Thế mà ta nghe tiếng Việt thoải mái và nói như sáo. Còn tiếng Anh thì không thể như thế được. Ấy là vì đối với tiếng Việt, chúng ta học theo tiến trình tự nhiên, còn ngoại ngữ thì ta học theo tiến trình phản tự nhiên.

Từ lúc sinh ra chúng ta đã nghe mọi người nói tiếng Việt chung quanh (mà chẳng bao giờ ta phản đối: “tôi chẳng hiểu gì cả, đừng nói nữa”! Mới sanh thì biết gì mà hiểu và phản đối!). Sau một thời gian dài từ 9 tháng đến 1 năm, ta mới nói những tiếng nói đầu tiên (từng chữ một), mà không hiểu mình nói gì. Vài năm sau vào lớp mẫu giáo mới học đọc, rồi vào lớp 1 (sáu năm sau khi bắt đầu nghe) mới tập viết… Lúc bấy giờ, dù chưa biết viết thì mình đã nghe đưọc tất cả những gì người lớn nói rồi (kể cả điều mình chưa hiểu). Như vậy, tiến trình học tiếng Việt của chúng ta là Nghe – Nói – Đọc – Viết. Giai đoạn dài nhất là nghe và nói, rồi sau đó từ vựng tự thêm vào mà ta không bao giờ bỏ thời gian học từ ngữ. Và ngữ pháp (hay văn phạm) thì đến cấp 2 mới học qua loa, mà khi qua hết trung học thì ta đã quên hết 90% rồi.

Nhưng tiến trình ta học tiếng Anh (hay bất cứ ngoại ngữ nào) thì hoàn toàn ngược lại.

Thử nhìn lại xem:

Trước tiên là viết một số chữ và thêm nghĩa tiếng Việt nếu cần. Kể từ đó, học càng nhiều từ vựng càng tốt, kế đến là học văn phạm, rồi lấy từ vựng ráp vào cho đúng với văn phạm mà VIẾT thành câu! Rồi loay hoay sửa cho đúng luật! Sau đó thì tập đọc các chữ ấy trúng được chừng nào hay chừng ấy, và nhiều khi lại đọc một âm tiếng Anh bằng một âm tiếng Việt! (ví dụ fire, fight, five, file… đều được đọc là ‘phai’ ).

Sau đó mới tới giai đoạn NÓI, mà ‘nói’ đây có nghĩa là Đọc Lớn Tiếng những câu mình viết trong đầu mình, mà không thắc mắc người đối thoại có hiểu ‘message’ của mình hay không vì mình chỉ lo là nói có sai văn phạm hay không. Lúc bấy giờ mới khám phá rằng những câu mình viết thì ai cũng hiểu, nhưng khi mình nói thì chỉ có mình và … Thượng Đế hiểu thôi, còn người bản xứ (tiếng Anh) thì ‘huh – huh’ dài cổ như cổ cò!

Sau thời gian dài thật dài, mình khám phá rằng mình từng biết tiếng Anh, và nói ra thì người khác hiểu tàm tạm, nhưng khi họ nói thì mình không nghe được gì cả (nghĩa là nghe không hiểu gì cả). Lúc bấy giờ mới tập nghe, và rồi đành bỏ cuộc vì cố gắng mấy cũng không hiểu được những gì người ta nói.

Vấn đề là ở đó: chúng ta đã học tiếng Anh ngược với tiến trình tự nhiên, vì quá thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm.

Tiến trình ấy là Viết – Đọc – Nói – Nghe!

Vì thế, muốn nghe và nói tiếng Anh, chuyện đầu tiên là phải quên đi kinh nghiệm và trí thông minh, để trở lại trạng thái ‘sơ sinh và con nít’, và đừng sử dụng quá nhiều chất xám để phân tích, lý luận, dịch thuật!

Và đây là bí quyết để Nghe:

A. Nghe thụ động:


1. – ‘Tắm’ ngôn ngữ. Nghe không cần hiểu: Hãy nghe! Đừng hiểu.

Bạn chép vào CD một số bài tiếng Anh (ví dụ từ trên forum này). Mỗi bài có thể dài từ 1 đến 5 phút.

Khi nào bạn ở nhà một mình, thì mở các bài đó ra vừa đủ nghe, và cứ lặp đi lặp lại mãi ra rả như âm thanh nền suốt ngày. Bạn không cần để ý đến nó. Bạn cứ làm việc của mình, đánh răng, rửa mặt, học bài làm bài, vào internet… với tiếng lải nhải của bài tiếng Anh. (thậm chí, trong lúc bạn ngủ cũng có thể để cho nó nói).

Trường hợp bạn có CD player, USB player hay iPod, thì đem theo để mở nghe khi mình có thời gian chết – ví dụ: di chuyển lâu giờ trên xe, đợi ai hay đợi đến phiên mình tại phòng mạch.

Công việc ‘tắm ngôn ngữ’ này rất quan trọng, vì cho ta nghe đúng với từng âm của một ngôn ngữ lạ. Tai của chúng ta bắt rất nhanh một âm quen, nhưng loại trừ những âm lạ. Ví dụ: Nếu bạn nghe câu: ‘mặt trời mọc cánh khi chim voi truy cập chén chó’, một câu hoàn toàn vô nghĩa, nhưng bảo bạn lặp lại thì bạn lặp lại được ngay, vì bạn đã quá quen với các âm ấy. Nhưng khi một người nói một câu bằng chừng ấy âm (nghĩa là 11 âm/vần), trong ngôn ngữ bạn chưa từng học, và bảo bạn lặp lại thì bạn không thể nào lặp lại được, và bảo rằng… không nghe được! (Bạn có điếc đâu! Vấn đề là tai bạn không nhận ra được các âm!) Lối ‘tắm ngôn ngữ’ đó chỉ là vấn đề làm quen đôi tai, và sau một thời gian (lâu đấy chứ không phải vài ngày) bạn sẽ bắt được các âm của tiếng Anh, và thấy rằng âm ấy rất dễ nghe, nhưng hoàn toàn khác với âm Việt.

Đừng nản lòng vì lâu ngày mình vẫn không phân biệt âm: hãy nhớ rằng bạn đã tắm ngôn ngữ tiếng Việt ít ra là 9 tháng liên tục ngày đêm trước khi mở miệng nói được tiếng nói đầu tiên và hiểu được một hai tiếng ngắn của cha mẹ; và sau đó lại tiếp tục ‘tắm ngôn ngữ’ Việt cho đến 4, 5 năm nữa!

2 – Nghe với hình ảnh động.

Nếu có giờ thì xem một số tin tức bằng tiếng Anh (một điều khuyên tránh: đừng xem chương trình tiếng Anh của các đài Việt Nam, ít ra là giai đoạn đầu, vì xướng ngôn viên Việt Nam, phần lớn, nói rất gần với âm Việt Nam (kể cả pronounciation), nên mình dễ quen nghe, và từ đó lỗ tai mình lại hỏng, về sau lại khó nghe người bản xứ nói tiếng Anh – thế là phải học lại lần thứ hai!). Các hình ảnh đính kèm làm cho ta ‘hiểu’ được ít nhiều nội dung bản tin, mà không cần phải ‘dịch’ từng câu của những gì xướng ngôn viên nói. Bạn sẽ yên tâm hơn, sau khi nghe 15 phút tin tức, tự tóm lược lại, thì mình thấy rằng mình đã nắm bắt được phần chính yếu của nội dung bản tin. Và đây là cách thư hai để tắm ngôn ngữ.


B. Nghe chủ động.

1. Bản tin special english:


- Thu một bản tin, và nghe lại rồi chép ra nhiều chừng nào hay chừng nấy… nhớ là đừng tra cứu tự điển hay tìm hiểu nghĩa vội. Đoán nghĩa trong nội dung câu, và nhớ lại âm thanh của từ, hay cụm từ đó, sau này tự nó sẽ rõ nghĩa, nếu trở đi trở lại hoài.

(Ngày xưa, trên đài VOA, sau mỗi chương trình tôi thường nghe một cụm từ tương tự như: statue, statute hay statu gì đó, mà không biết viết thế nào, tuy vẫn hiểu đại loại là: hãy đợi đấy để nghe tiếp. Mãi sau này tôi mới biết rằng thuật ngữ rất quen thuộc ấy là ’stay tune’, nhưng một thời gian dài, chính tả của chữ ấy đối với tôi không thành vấn đề!)

2. Chăm chú nghe lại một số bài mình từng nghe trong giai đoạn ‘tắm ngôn ngữ’

- Lấy lại script của những bài mình từng nghe, đọc lại và nhớ lại trong tưởng tượng lời đọc mà mình từng nghe nhiều lần.
Sau đó xếp bản script và nghe lại để hiểu. Lần này: tự nhiên mình sẽ nghe rõ từng tiếng và hiểu. Trường hợp không hiểu một từ hay cụm từ, thì gắng lặp lại nhiều lần đúng như mình đã nghe, sau đó lật lại script để so sánh.

3. Nghe nhiều lần, trước khi đọc script.

Sau đó, đọc lại script, chủ yếu kiểm tra những từ mình đã nghe hoặc đoán, hoặc những từ mà mình có thể phát âm lại nhưng không hiểu viết và nghĩa thế nào. Qua việc này, nhiều khi ta phát hiện rằng một từ mình rất quen thuộc mà từ xưa đến nay mình cứ in trí là phải nói một cách nào đó, thì thực ra cần phải nói khác hẳn và phát âm như thế thì mới mong nghe đúng và nói cho người khác hiểu. Sau đó, xếp bản script và nghe lại một hai lần nữa. (Ví dụ: hai chữ tomb, bury, khi xưa tôi cứ đinh ninh là sẽ phát âm là ‘tôm-b(ơ), bơri’ – sau này nghe chữ ‘tum, beri’ tôi chẳng hiểu gì cả – dù cho tôi nghe rõ ràng là tum, beri -cho đến khi xem script thì mới vỡ lẽ!)

4. Học hát tiếng Anh, và hát theo trong khi nghe.

Chọn một số bài hát mà mình thích, tìm lyrics của nó rồi vừa nghe vừa nhìn lyrics. Sau đó học thuộc lòng và hát song song với ca sĩ, và gắng phát âm cũng như giữ tốc độ và trường độ cho đúng. Khi nào buồn buồn cũng có thể tự hát cho mình nghe (nếu không có giọng tốt và hát sai giọng một tí cũng không sao, vì chủ yếu là tập phát âm, tốc độ, trường độ và âm điệu tiếng Anh).

Và nói cho đúng giọng (qua hát) cũng là một cách giúp mình sau này nhạy tai hơn khi nghe, vì thường thường ngôn ngữ trong các bài hát khó nghe hơn những câu nói bình thường rất nhiều.
Trước khi tạm dừng topic này, tôi muốn nói thêm một điều.

Có bạn bảo rằng hiện nay mình chưa hiểu, nên cố gắng nghe nhiều cũng vô ích, để mình học thêm, khi nào có nhiều từ vựng để hiểu rồi thì lúc đó sẽ tập nghe sau.

Nghĩ như thế là HOÀN TOÀN SAI. Chính vì bạn chưa hiểu nên mới cần nghe nhiều hơn những người đã hiểu. Muốn biết bơi thì phải nhảy xuống nước, không thể lấy lý do rằng vì mình không thể nổi nên ở trên bờ học cho hết lý thuyết rồi thì mới nhảy xuống, và sẽ biết bơi! Chưa biết bơi mà xuống nước thì sẽ uống nước và ngộp thở đấy, nhưng phải thông qua uống nước và ngộp thở như thế thì mới hy vọng biết bơi.

Muốn biết bơi, thì phải nhảy xuống nước, và nhảy khi chưa biết bơi. Chính vì chưa biết bơi nên mới cần nhảy xuống nước.

Muốn biết nghe và hiểu tiếng Anh thì phải nghe tiếng Anh, nghe khi chưa hiểu gì cả! Và chính vì chưa hiểu gì nên cần phải nghe nhiều.

C. NGHE BẰNG TAI

Khi tôi bảo rằng chúng ta gặp trở ngại khi học ngoại ngữ vì thông minh và có nhiều kinh nghiệm, có người cho rằng đó là nói theo nghĩa bóng. Không phải đâu, tôi nói theo nghĩa đen đó! Qua sự kiện sau (và anh/chị/em (ACE) chắc chắn cũng từng gặp những trường hợp tương tự) ACE sẽ thấy ngay. Một người bạn từng dạy Anh Văn ở Trung Tâm Ngoại Ngữ với tôi, sau này sang định cư ở Mỹ. Anh cùng đi với đứa con 7 tuổi, chưa biết một chữ tiếng Anh nào. 11 năm sau tôi gặp lại hai cha con tại Hoa Kỳ. Con anh nói và nghe tiếng Anh không khác một người Mỹ chính cống.

Trong khi đó anh nói tiếng Anh tuy lưu loát hơn xưa, nhưng rõ ràng là một người nước ngoài nói tiếng Mỹ. Khi xem chương trình hài trên TV, con anh cười đúng với tiếng cười nền trong chương trình, trong khi đó anh và tôi nhiều khi không hiểu họ nói gì đáng cười: rõ ràng là kỹ năng nghe của con anh hơn anh rồi! Điều này chứng tỏ rằng khi sang Mỹ, anh đã có kinh nghiệm về tiếng Anh, và ‘khôn’ hơn con anh vì biết nhiều kỹ thuật, phương pháp học tiếng Anh, nên tiếp tục học tiếng Anh theo tiến trình phản tự nhiên; trong khi con anh, vì không ‘thông minh’ bằng anh, và thiếu kinh nghiệm, nên đã học tiếng Anh theo tiến trình tự nhiên mà không theo một phương pháp cụ thế nào để học vocabulary, grammar, listening, speaking cả.

- Đi vào cụ thể từ vựng Anh.

(Những phân tích sau đây là để thuyết phục ACE đi vào tiến trình tự nhiên – và điều này đòi hỏi phải xóa bỏ cái phản xạ lâu ngày của mình là học theo tiến trình ngược – và công việc xóa bỏ cái phản xạ sai này lại làm cho ta mất thêm thì giờ. ACE đọc để tin vào tiến trình tự nhiên, chứ không phải để nhớ những phân tích ‘tào lao’ này, khiến lại bị trở ngại thêm trong quá trình nâng cao kỹ năng của mình.

- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe nguyên âm:

Tiếng Anh là tiếng phụ âm.

Tiếng Anh chủ yếu là ngôn ngữ đa âm:

Một từ thường có nhiều âm. Lỗ tai chúng ta đã ‘bị điều kiện hóa’ để nghe âm tiếng Việt. Tiếng Việt là loại tiếng đơn âm, vì thế, mỗi tiếng là một âm và âm chủ yếu trong một từ là nguyên âm. Đổi một nguyên âm thì không còn là từ đó nữa: ‘ma, mi, mơ’ không thể hoán chuyển nguyên âm cho nhau, vì ba từ có ba nghĩa hoàn toàn khác nhau. Mặc khác, tiếng Việt không bao giờ có phụ âm cuối từ. Ngay cả những chữ mà khi viết có phụ âm cuối, thì người việt cũng không đọc phụ âm cuối; ví dụ: trong từ ‘hát’, nguyên âm mới là ‘át’, h(ờ)-át, chứ không phải là h(ờ)-á-t(ơ), trong khi đó từ ‘fat’ tiếng Anh được đọc là f(ờ)-a-t(ờ), với phụ âm ‘t’ rõ ràng.

Trong tiếng Việt hầu như không có những từ với hai phụ âm đi kế tiếp (ngoài trừ ch và tr – nhưng thực ra, ch và tr cũng có thể thay bằng 1 phụ âm duy nhất) vì thế, tai của một người Việt Nam = chưa bao giờ làm quen với ngoại ngữ – không thể nhận ra hai phụ âm kế tiếp. Do đó, muốn cho người Việt nghe được một tiếng nước ngoài có nhiều phụ âm kế tiếp, thì phải thêm nguyên âm (ơ) vào giữa các phụ âm; ví dụ: Ai-xơ-len; Mat-xơ-cơ-va.

Với kinh nghiệm (phản xạ) đó, một khi ta nghe tiếng Anh, ta chờ đợi nghe cho đủ các nguyên âm như mình NHÌN thấy trong ký âm (phonetic signs), và không bao giờ nghe được cả. Ví dụ: khi học từ America ta thấy rõ ràng trong ký âm: (xin lỗi vì không thể ghi phonetic signs vào trang này) ‘ơ-me-ri-kơ’, nhưng không bao giờ nghe đủ bốn âm cả, thế là ta cho rằng họ ‘nuốt chữ’. Trong thực tế, họ đọc đủ cả, nhưng trong một từ đa âm (trong khi viết) thì chỉ đọc đúng nguyên âm ở dấu nhấn (stress) – nếu một từ có quá nhiều âm thì thêm một âm có dấu nhấn phụ (mà cũng có thể bỏ qua) – còn những âm khác thì phải đọc hết các PHỤ ÂM, còn nguyên âm thì sao cũng đưọc (mục đích là làm rõ phụ âm). Có thể chúng ta chỉ nghe: _me-r-k, hay cao lắm là _me-rơ-k, và như thế là đủ, vì âm ‘me’ và tất cả các phụ âm đều hiện diện. Bạn sẽ thắc mắc, nghe vậy thì làm sao hiểu? Thế trong tiếng Việt khi nghe ‘Mỹ’ (hết) không có gì trước và sau cả, thì bạn hiểu ngay, tại sao cần phải đủ bốn âm là ơ-mê-ri-kơ bạn mới hiểu đó là ‘Mỹ’?

Tóm lại: hãy nghe phụ âm, đừng chú ý đến nguyên âm, trừ âm có stress!

Một ví dụ khác: từ interesting! Tôi từng được hỏi, từ này phải đọc là in-tơ-res-ting hay in-tơ-ris-ting mới đúng? Chẳng cái nào đúng, chẳng cái nào sai cả.

Nhưng lối đặt vấn đề sai! Từ này chủ yếu là nói ‘in’ cho thật rõ (stress) rồi sau đó đọc cho đủ các phụ âm là người ta hiểu, vì người bản xứ chỉ nghe các phụ âm chứ không nghe các nguyên âm kia; nghĩa là họ nghe: in-trstng; và để rõ các phụ âm kế tiếp thì họ có thể nói in-tr(i)st(i)ng; in – tr(ơ)st(ơ)ng; in-tr(e)st(ư)ng. Mà các âm (i)(ơ), để làm rõ các phụ âm, thì rất nhỏ và nhanh đến độ không rõ là âm gì nữa. Trái lại, nếu đọc to và rõ in-tris-ting, thì người ta lại không hiểu vì dấu nhấn lại sang ‘tris’!

Từ đó, khi ta phát âm tiếng Anh (nói và nghe là hai phần gắn liền nhau – khi nói ta phát âm sai, thì khi nghe ta sẽ nghe sai!) thì điều tối quan trọng là phụ âm, nhất là phụ âm cuối. Lấy lại ví dụ trước: các từ fire, fight, five, file phải được đọc lần lượt là fai- (ơ)r; fai-t(ơ); fai-v(ơ), và fai- (ơ)l, thì người ta mới hiểu, còn đọc ‘fai’ thôi thì không ai hiểu cả.

Với từ ‘girl’ chẳng hạn, thà rằng bạn đọc gơ-rôl / gơ-rơl (dĩ nhiên chỉ nhấn gơ thôi), sai hẳn với ký âm, thì người ta hiểu ngay, vì có đủ r và l, trong khi đó đọc đúng ký âm là ‘gơ:l’ hay bỏ mất l (gơ) thì họ hoàn toàn không hiểu bạn nói gì; mà có hiểu chăng nữa, thì cũng do context của câu chứ không phải là do bạn đã nói ra từ đó.

- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe âm Việt.

Các nguyên âm Việt và Anh không hề giống nhau. Một âm rất rõ trong tiếng Anh sẽ rất nhoè với một lỗ tai người Việt, và một âm rất rõ trong tiếng Việt thì rất nhoè trong lỗ tai người Anh (người bản xứ nói tiếng Anh). Ví dụ: Khi bạn nói: “Her name’s Hương!” Bạn đọc từ Hương thật rõ! Thậm chí la lên thật to và nói thật chậm thì người ấy vẫn không nghe ra. Vì ‘ươ’ đối với họ là âm rất nhoè. Nhưng nói là ‘Hu-ôn-gh(ơ)’ họ nghe rõ ngay; từ đó ta phải hiểu họ khi nói đến cô Huôngh chứ đừng đòi hỏi họ nói tên Hương như người Việt (phải mất vài năm!).

Tương tư như vậy, không có nguyên âm tiếng Anh nào giống như nguyên âm tiếng Việt. Nếu ta đồng hóa để cho dễ mình, là ta sẽ không nghe được họ nói, vì thế giới này không quan tâm gì đến cách nghe của người Việt Nam đối với ngôn ngữ của họ.

Ví dụ: âm ‘a’ trong ‘man’ thì không phải là ‘a’ hay ‘ê’ hay ‘a-ê’ hay ‘ê-a’ tiếng Việt, mà là một âm khác hẳn, không hề có trong tiếng Việt. Phải nghe hàng trăm lần, ngàn lần, thậm chí hàng chục ngàn lần mới nghe đúng âm đó, và rất rõ! Ấy là chưa nói âm ‘a’ trong từ này, được phát âm khác nhau, giữa một cư dân England (London), Scotland, Massachusetts (Boston), Missouri, Texas!

Cũng thế, âm ‘o’ trong ‘go’ không phải là ‘ô’ Việt Nam, cũng chẳng phải là ô-u (như cách phiên âm xưa) hay ơ-u (như cách phiên âm hiện nay), lại càng không phài là ‘âu’, mà là một âm khác hẳn tiếng Việt. Phát âm là ‘gô’, ‘gơu’ hay ‘gâu’ là nhoè hẳn, và do đó những từ dễ như ‘go’ cũng là vấn đề đối với chúng ta khi nó được nói trong một câu dài, nếu ta không tập nghe âm ‘ô’ của tiếng Anh đúng như họ nói.

Một âm nhoè thì không có vấn đề gì, nhưng khi phải nghe một đoạn dài không ngưng nghỉ thì ta sẽ bị rối ngay.

Đây cũng là do một kinh nghiệm tai hại xuất phát từ việc tiếp thu kiến thức. Trong quá trình học các âm tiếng Anh, nhiều khi giáo viên dùng âm Việt để so sánh cho dễ hiểu, rồi mình cứ xem đó là ‘chân lý’ để không thèm nghĩ đến nữa. Ví dụ, muốn phân biệt âm (i) trong sheep và ship, thì giáo viên nói rằng I trong sheep là ‘I dài’ tương tự như I trong tiếng Bắc: ít; còn I trong ship là I ngắn, tương tự như I trong tiếng Nam: ít – ích. Thế là ta cho rằng mình đã nghe được I dài và I ngắn trong tiếng Anh rồi, nhưng thực chất là chưa bao giờ nghe cả! Lối so sánh ấy đã tạo cho chúng ta có một ý niệm sai lầm; thay vì xem đấy là một chỉ dẫn để mình nghe cho đúng âm, thì mình lại tiếp thu một điều sai!

Trong tiếng Anh không có âm nào giống âm I bắc hoặc I nam cả! Bằng chứng: ‘eat’ trong tiếng Anh thì hoàn toàn không phải là ‘ít’ trong tiếng Việt, đọc theo giọng bắc, và ‘it’ trong tiếng Anh hoàn toàn không phải là ‘ít’ trong tiếng Việt, đọc theo giọng nam! Vì thế, phải xóa bỏ những kinh nghiệm loại này, và phải nghe trực tiếp thôi!

- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe bằng chữ viết.

Nếu ta hỏi một em bé: cháu nghe bằng gì? Thì nó sẽ trả lời: Nghe bằng tai! Nếu ta bảo: “Cháu phải nghe bằng mắt cơ!” Chắc em bé tưởng ta … trêu cháu! Thế nhưng điều xảy ra cho nhiều người học tiếng nước ngoài là Nghe Bằng Mắt!

Thử nhìn lại xem. Trong giai đoạn đầu tiếp xúc với tiếng Anh, khi ta nghe một người nói: “I want a cup of coffee!”. Tức tốc, chúng ta thấy xuất hiện câu ấy dưới dạng chữ Viết trong trí mình, sau đó mình dịch câu ấy ra tiếng Việt, và ta HIỂU! Ta Nghe bằng MẮT, nếu câu ấy không xuất hiện bằng chữ viết trong đầu ta, ta không Thấy nó, thì ta … Điếc!

Sau này, khi ta có trình độ cao hơn, thì ta hiểu ngay lập tức chứ không cần phải suy nghĩ lâu. Thế nhưng tiến trình cũng chẳng khác nhau bao nhiêu, ta vẫn còn thấy chữ xuất hiện và dịch, cái khác biệt ấy là ta viết và dịch rất nhanh, nhưng từ một âm thanh phát ra cho đến khi ta hiểu thì cũng thông qua ba bước: viết, dịch, hiểu. Khi ta đi đến một trình độ nào đó, thì trong giao tiếp không có vấn đề gì cả, vì các câu rất ngắn, và ba bước đó được ‘process’ rất nhanh nên ta không bị trở ngại, nhưng khi ta nghe một bài dài, thì sẽ lòi ra ngay, vì sau hai, ba, bốn câu liên tục ‘processor’ trong đầu ta không còn đủ thì giờ để làm ba công việc đó.

Trong lúc nếu một người nói bằng tiếng Việt thì ta nghe và hiểu ngay, không phải viết và dịch (tại vì ngày xưa khi ta học tiếng Việt thì quá trình là nghe thì hiểu ngay, chứ không thông qua viết và dịch, vả lại, nếu muốn dịch, thì dịch ra ngôn ngữ nào?), và người nói có nhanh cách mấy thì cũng không thể nào vượt cái khả năng duy nhất của chúng ta là ‘nghe bằng tai’.

Vì thế, một số sinh viên cảm thấy rằng mình tập nghe, và đã nghe được, nhưng nghe một vài câu thì phải bấm ‘stop’ để một thời gian chết – như computer ngưng mọi sự lại một tí để process khi nhận quá nhiều lệnh – rồi sau đó nghe tiếp; nhưng nếu nghe một diễn giả nói liên tục thì sau vài phút sẽ ‘điếc’. Từ đó, người sinh viên nói rằng mình ‘đã tới trần rồi, không thể nào tiến xa hơn nữa! Vì thế giới này không stop cho ta có giờ hiểu kịp’!’

Từ những nhận xét trên, một trong việc phải làm để nâng cao kỹ năng nghe, ấy xóa bỏ kinh nghiệm Nghe bằng Mắt, mà trở lại giai đoạn Nghe bằng Tai, (hầu hết các du học sinh ở nước ngoài, sau khi làm chủ một ngoại ngữ rồi từ trong nước, đều thấy ‘đau đớn và nhiêu khê’ lắm khi buộc phải bỏ thói quen nghe bằng mắt để trở lại với trạng thái tự nhiên là nghe bằng tai! Có người mất cả 6 tháng cho đến 1 năm mới tàm tạm vượt qua).

- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe bằng cấu trúc văn phạm.

Khi nghe ai nói, ta viết một câu vào đầu, và sửa cho đúng văn phạm, rồi mới dịch, và sau đó mới hiểu! Ví dụ. Ta nghe ‘iwanago’ thì viết trong đầu là ‘I want to go’, xong rồi mới dịch và hiểu; nếu chưa viết được như thế, thì iwanago là một âm thanh vô nghĩa.

Thế nhưng, nếu ta nghe lần đầu tiên một người nói một câu hằng ngày: igotago, ta không thể nào viết được thành câu được, và vì thế ta không hiểu. Bởi vì thực tế, câu này hoàn toàn sai văn phạm. Một câu đúng văn phạm phải là ‘I am going to go’ hoặc chí ít là ‘I have got to go’. Và như thế, đúng ra thì người nói, dù có nói tốc độ, cũng phải nói hoặc: I’m gona go; hoặc I’ve gota go (tiếng Anh không thể bỏ phụ âm), chứ không thể là I gotta go!

Thế nhưng trong thực tế cuộc sống người ta nói như thế, và hiểu rõ ràng, bất chấp mọi luật văn phạm. Văn phạm xuất phát từ ngôn ngữ sống, chứ không phải ngôn ngữ sống dựa trên luật văn phạm. Vì thế ta cũng phải biết nghe mà hiểu; còn cứ đem văn phạm ra mà tra thì ta sẽ khựng mãi. (Tôi đang nói về kỹ năng nghe, còn làm sao viết một bài cho người khác đọc thì lại là vấn đề khác!)

Tóm lại, trong phần chia sẻ này, tôi chỉ muốn nhắc với ACE rằng, hãy NGHE ĐIỀU NGƯỜI TA NÓI, CHỨ ĐỪNG NGHE ĐIỂU MÌNH MUỐN NGHE, và muốn được như vậy, thì HÃY NGHE BẰNG TAI, ĐỪNG NGHE BẰNG MẮT!

Hai bài trước đây, tôi nói về việc nghe ‘âm thanh’ của tiếng Anh, có nghĩa là làm sao phân biệt được các âm với nhau đến nỗi, dù không hiểu câu ấy nói gì, cũng có thể lặp lại đúng lời người ta nói ra (câu càng dài thì kỹ năng nghe của mình càng cao). Dĩ nhiên, có những người được ‘lỗ tai âm nhạc’ thiên phú nên phân biệt âm thanh rất nhanh. Ví dụ em Wendy Võ, một nhi đồng gốc Việt tại North Carolina (tên Việt Nam là Võ thị Ngọc Diễm). Năm nay em mới 8 tuổi mà đã nói được 11 thứ tiếng và soạn 45 bản nhạc.

Em có khả năng lặp lại một câu nói bằng bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới, mà không cần hiểu nghĩa. Thế nhưng thường thường, người ta phải mất nhiều thời gian để phân biệt các âm trong một ngôn ngữ mới, tuy nhiên TẤT CẢ MỌI NGƯỜI đều có khả năng này, bằng chứng là không một người nào trên trái đất (trừ người điếc) là không thể nghe và nói ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.
Nếu thời gian qua, các bạn đã lắng nghe âm thanh tiếng Anh thôi, thì đến nay, hẳn bạn đã nhận thấy rằng bỗng dưng có một số từ hay cụm từ mình nghe rõ ràng hơn xưa, đặc biệt là những con số và những danh từ riêng (của các nhân vật, các địa danh … ), và những từ mình đã quen thuộc. Có những đoạn bạn nghe một thời gian dài 5-15 phút (như trên TV) rồi bỗng thấy mình ‘hiểu’ cơ bản nội dung chương trình đó.

Như thế là các bạn đã nghe tiếng Anh. Nhưng dù muốn dù không, khi nghe một ngôn ngữ mà chỉ nghe âm thanh thôi, thì cũng giống như mình nghe nhạc (không lời), hay nghe tiếng gió, tiếng chim. Nếu chỉ nghe như thế thì không đáng bỏ công, vì ngôn ngữ cốt là để truyền tin (truyền một thông tin). Nếu ta không nắm được thông tin bên dưới âm thanh phát ra bằng tiếng Anh, thì kể như chúng ta không ‘nghe’ được tiếng Anh.

Vì thế, điều chúng ta cần học lại trước hết là nghe tiếng Anh (như một âm thanh thuần túy) để tiến đến bước sau cùng (mà bình thường người học ngoại ngữ xem là bước đầu tiên), ấy là ‘nghe’ tiếng Anh, theo nghĩa là ‘hiểu’ một thông tin.

Vì thế, sau hai bài để nói về cách nghe tiếng Anh, hôm nay tôi sẽ đi sâu hơn, ấy là ‘nghe’ tiếng Anh, theo nghĩa là nắm bắt nội dung của thông tin qua một chuỗi âm thanh bằng tiếng Anh.
Nghe tiếng Anh và “nghe” tiếng Anh

1. “Nghe” trong ngữ cảnh.

Tôi từng nhắc đi nhắc lại rằng đừng bao giờ tra từ điển khi mình nghe một diễn từ. Điều chủ yếu là nghe và lặp lại được những âm thanh đã nghe, rồi dần dần hiểu được một từ mới, khi nó xuất hiện trong nhiều nội dung khác nhau (nếu cả năm mình mới nghe từ đó một lần, có nghĩa là từ ấy không thông dụng và, trong giai đoạn này, ta không cần phải bận tâm đến nó!). Ví dụ: bạn nghe nhiều lần (âm thanh) ‘oubou’ mà không hiểu nghĩa, lần lượt trong những câu sau:

- To play the ‘oubou’ you need to have strong arms.
- The ‘oubou’ is considered one of the most difficult instruments to play.

- The ‘oubou’ is very difficult to play, because Karen must force air at very high pressure into the tiny double reed.

Lần đầu tiên, bạn chẳng biết âm ‘oubou’ chỉ cái gì, nhưng vì đi với play nên bạn đoán rằng đó là một cái gì để ‘chơi’. Như thế là đã ‘hiểu’ một cách tổng quát.

Lần 2, với từ ‘instrument’ bạn biết rằng đó là cái để ‘chơi’ nhưng không phải là trong thể thao, mà là trong âm nhạc.

Lần thứ ba, với cụm từ ‘must force air’ thì ta biết rằng đó là một nhạc cụ thổi hơi (khí nhạc) chứ không phải là nhạc cụ dây hay gõ… Và ta tạm hiểu như thế, mà không cần biết phải viết thế nào, cho đến khi đọc câu sau (chẳng hạn):

The oboe looks very similar to the clarinet, but sounds very different!

Thế là ta biết được rõ ràng đó là một nhạc khí tương tự như clarinet, và từ mà ta nghe là ‘oubou’ thì được viết là oboe (và ta đọc đúng ngay chứ không cần phải tra từ điển!)

Ps: Đây cũng là vấn đề ‘hiểu’ một từ. Chúng ta có cảm giác rằng nếu dịch được tiếng ấy ra là ta hiểu ngay, thế nhưng không có gì sai cho bằng. Nếu bạn học theo quá trình ngược, nghĩa là khởi sự biết từ ấy dưới dạng chữ viết, bạn sẽ tra từ điển và đọc là: kèn ô-boa! Bạn thấy hài lòng vì mình đã hiểu! Nhưng thực ra, nếu bạn không phải là một nhạc sĩ, thì ‘kèn ô-boa’ cũng chẳng thêm gì trong kiến thức bạn.

Ngay trong tiếng mẹ đẻ, ta có thể hài lòng với khái niệm mơ hồ về một từ, nhưng khi học ngoại ngữ thì ta có cái cảm giác sai lầm là phải trở lại với từ mẹ đẻ mới gọi là hiểu. Đối với tôi, nightingale là một loại chim có tiếng hót hay và thường hót vào ban đêm, còn có dịch ra là ‘sơn ca’ hay ‘họa mi’ thì cũng bằng thừa, vì tôi chưa bao giờ thấy và biết chim ‘sơn ca’ hay ‘họa mi’. Thậm chí không biết là có phải một loài chim hay hai loài chim khác nhau, vì cả hai từ đều được dịch là nightingale.

2. Nghe trong toàn bộ bối cảnh.

Ta thường nghĩ rằng: ‘một từ thì có một nghĩa nhất định’. Hoàn toàn sai.
- Thử tra từ ‘tiêu cực’ trong từ điển: negative. Như thế, ‘một cán bộ tiêu cực’ phải được dịch là ‘a negative cadre’! Nếu cụm từ tiếng Việt có ý nghĩa rõ ràng thì cụm từ dịch ra tiếng Anh (như trên) là hoàn toàn vô nghĩa! Nói cách khác: khi người Anh nói ‘negative’, thì người Việt hiểu là ‘tiêu cực’; nhưng khi người Việt nói ‘tiêu cực’, thì người Anh không thể hiểu là ‘negative.’

- Từ đó ta không thể nào hiểu đúng nghĩa một từ tiếng Anh nếu không đặt vào trong bối cảnh của nó. Ví dụ: nếu không để ý rằng câu chuyện xảy ra ở Anh hay ở Mỹ, thì khi nghe từ corn ta có thể hiểu sai: Ở Anh là lúa mì, và ở Mỹ là bắp!

Nếu thấy một người mở nắp bình xăng lên mà nói ‘Oh my! No more gas’ thì ta hiểu ngay rằng ‘gas’ chính là ‘xăng’, mặc dù trước đó mình có thể học: petrol hay gasoline mới là xăng, còn gas có nghĩa là khí đốt!

Mà nhiều khi bối cảnh rõ đến nỗi, người ta dùng một từ sai mình cũng hiểu đúng. Bạn cứ thử đến cây xăng, mở bình và nói: đổ cho tôi 30.000 dầu! Tôi cam đoan là người ta không thắc mắc gì cả và sẽ đổ XĂNG chứ không đổ DẦU vào xe bạn; cao lắm là trong 100 lần, thì một lần người ta nhắc lại: đổ xăng phải không? Bạn nói là Dầu người ta vẫn hiểu là Xăng. Và trong tiếng Anh cũng thế! Bạn sẽ hiểu một từ trong toàn bộ bối cảnh của nó.

3. Nghe với tất cả giai điệu của câu.

Trong phần đầu tôi nói rằng khi ‘nghe’ một câu, chủ yếu là làm sao nắm bắt được thông tin của chuỗi âm thanh ấy. Nói cách khác, ngôn ngữ có nhiệm vụ là truyền tin. Nhưng ngoài nhiệm vụ truyền tin thì còn một nhiệm vụ thứ hai, vô cùng quan trọng, ấy là nhiệm vụ truyền cảm (truyền một tình cảm). Một câu nói giao tiếp hằng ngày, luôn chuyển tải một phần của thất tình (= bảy tình cảm con người, chứ không phải là bị tình phụ đâu: hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục).

Vì thế, cao độ, tốc độ, cường độ của câu nói, trường độ (độ dài) và dấu nhấn của một từ, có thể là điều mình cần phải ‘nghe’ cùng một lúc với các âm thanh được phát ra, thậm chí nghe âm điệu là chính. Nếu không thì ta hiểu sai, hoặc không hiểu gì cả. Đừng tưởng rằng khi ta nghe được từ ‘hate’ là ta hiểu ngay: ghét!

Vì dụ nghe một cô gái nói với một cậu trai: I hate you! Câu này không phải lúc nào cũng là ‘Em ghét anh’! Nói với một ngữ điệu nào đó thì có thể hiểu là: Tôi căm thù anh; hay Thôi, để tôi yên; hay Anh làm tôi bực mình; hoặc trái lại: Anh làm em cảm động quá; thậm chí: Em yêu anh quá chừng chừng!
Và cách nhấn câu cũng thế.

Ví dụ trong câu sau đây:
I didn’t say Paul stole my watch!

Nếu người nói nhấn mạnh các từ theo 7 khác nhau, mỗi cách nhấn một từ ( I – didn’t – say – Paul – stole – my – watch ) thì nghĩa sẽ khác nhau hoàn toàn:
I didn’t say Paul stole my watch! (Somebody else said that!)

I didn’t say Paul stole my watch! (No! I didn’t act like that)
I didn’t say Paul stole my watch! (I disclosed by another way, but I didn’t SAY) v.v

Khi học tiếng Việt, chúng ta nghe toàn bộ giai điệu, nên hiểu (và nói đúng) cao độ của một từ (nói đúng các dấu); thế nhưng khi một người nước ngoài học tiếng Việt, chúng ta phải khổ công giải thích cho họ lên giọng, xuống giọng, uốn giọng như thế nào để nói các dấu sắc, huyền, nặng, hỏi – ngã (do học nghe bằng tai nên người Nam và người Trung đồng hóa? trong khi người Bắc phân biệt chúng rõ ràng).

Vì thế, ngược lại, khi nghe tiếng Anh, cần phải nghe toàn bộ âm điệu để nắm bắt những tình cảm bên dưới câu nói.
Nghe với cả giai điệu, mình sẽ hiểu (và sau này sẽ dùng) những câu hay thành ngữ một cách chính xác như người bản ngữ, mà không cần phải dịch ra. Ví dụ: các câu ngắn như: Oh my God! Look at this! Hoặc No way! Hoặc You’re joking/kidding! Với giọng điệu khác nhau, những câu nói hằng ngày đó có thể được hiểu là một tiếng khen hay chê, thán phục hay thất vọng, bằng lòng hay bất bình, chấp thuận hay từ chối!

Và từ đó, mình sẽ biết đối xử khi dùng tiếng Anh cho đúng nghĩa, chứ không chỉ đúng văn phạm. Ví dụ, khi tiếp một nhân vật quan trọng đến công ty bạn, bạn chuẩn bị nói một câu mời rất trân trọng và đúng nghi thức (formal): Would you please (to) take a seat? Thế nhưng bạn căng thẳng đến độ nói theo một âm điệu nào đó khiến người kia bực mình với bạn (mà bạn không hề biết), vì ngỡ rằng bạn diễu cợt người ta! Thế là hỏng cả một cuộc đàm phán.

Thà rằng bạn nói đơn sơ: Sit down! Với một giọng hòa nhã, thái độ tôn trọng, cử chỉ lịch thiệp và nụ cười nồng hậu, thì không ai lầm bạn! Trái lại, nói câu rất formal trên kia, với thái độ căng thẳng và giọng nói cộc cằn (vì sợ nói sai!), thì tai hại hơn nhiều.

4. Nghe với những gì một từ bao hàm.

Ngôn ngữ dùng để truyền tin, nhưng đồng thời cũng truyền cảm. Vì thế, mỗi danh từ vừa chỉ định một cái gì cụ thể (denotation), vừa kèm theo một tình cảm (connotation). Các từ this gentleman, this man, this guy, this rascal đều có một denotation như nhau là một người nam nào đó, nhưng connotation thì hoàn toàn khác; cũng như đối với một người nữ nào đó ta có thể dùng: a lady, a woman, a girl, a whore. Cùng một từ như communism chẳng hạn.

Khi học tiếng Anh, muốn nâng cao vốn từ vựng thì ta cố học nhiều từ đồng nghĩa (synonyms). Thế nhưng, không bao giờ có synonyms đích thực cả: chỉ tương đương trong denotation chứ connotation hoàn toàn khác (và cũng vì thế mà không bao giờ có hai từ hoàn toàn có nghĩa giống nhau ở hai ngôn ngữ khác nhau: mother/father không hoàn toàn là cha/mẹ – và mummy/daddy không hoàn toàn là ba/má; vì tình cảm đính kèm với các từ ấy khác hẳn giữa người Việt và người Anh). “Nghe” tiếng Anh, chính là biết nghe những connotations trong các thuật ngữ mình nghe.

Cho đến nay, tôi chỉ đề nghị các bạn nghe tin tức. Nhưng đó là giai đoạn nghe để quen với các âm. Trong giai đoạn ‘nghe’ tiếng Anh này, phải bớt giờ nghe tin tức mà xem phóng sự hoặc các phim truyện. Trên thế giới, các speakers của các chương trình tin tức buộc phải nói với thái độ neutral, nghĩa là không được dùng từ kèm theo tình cảm, và không được xử lý âm điệu để nói lên tình cảm của mình, vì thế họ nói rất dễ nghe, nhưng chỉ nghe tin tức thôi thì ta bỏ sót một phần khá chủ yếu trong tiếng Anh.

5. Nghe bằng trái tim để cảm điều họ cảm.

Và cuối cùng, đối với các bạn muốn đi thật sâu vào tiếng Anh, thì có thể phối hợp tất cả các kỹ năng để hiểu những điều tiềm tàng bên dưới ngôn ngữ giao tiếp; và điều này hướng đến cách nghe văn học. Mọi ngôn ngữ đều gợi lên một cái gì đó vượt lên trên từ ngữ. Vì thế, thi ca là một ngôn ngữ đặc biệt. Người Việt nào, dù thích hay không thích, vẫn cảm được ngôn ngữ của thi ca. Do đó, muốn nâng cao kỹ năng ‘nghe’ tiếng Anh của mình thì cần tập nghe những bài thơ.

Cho đến nay, khó tìm những bài thơ audio, nhưng không phải là không có. Tập nghe đọc thơ, dần dần, chúng ta sẽ cảm được cái tinh túy của tiếng Anh, từ đó ta cảm được vì sao cùng một tư tưởng mà diễn đạt cách này thì ‘hay’ hơn cách kia. Bấy giờ ta mới có quyền nói: tôi đã ‘nghe’ được tiếng Anh.

Ví dụ, khi muốn người ta cảm nhận tiếng gió mùa thu, thì Xuân Diệu đã sử dụng âm ‘r’ trong bài “Đây Mùa Thu Tới”:

Những luồng run rẩy rung rinh lá
Tương tự như vậy Robert L. Stevenson viết trong The Wind
I saw you toss the kites on high
And blow the birds about the sky;

And all around I heard you pass,

Like ladies’ skirts across the grass..

Tác giả đã làm cho ta cảm được làn gió hiu hiu với các âm ‘r’ và ‘s’ nối tiếp và quyện vào nhau trong câu cuối, kèm với hình ảnh độc đáo của váy các mệnh phụ lướt qua trên cỏ (điều mà người Việt Nam hoàn toàn không có kinh nghiệm, vì mọi nét yêu kiều đều gắn liền với tà áo dài).

Kết luận:

Tôi đã bắt đầu gợi ý nghe tiếng Anh để rồi đi đến vấn đề ‘nghe’ tiếng Anh. Tuy nhiên, tôi lặp lại, những gì tôi nói chỉ là lý thuyết, và không có lý thuyết nào có thế làm cho bạn nghe được tiếng Anh. Cách duy nhất ấy là bạn phải tự mình nghe và rút ra những phương pháp thích hợp với xu hướng, kinh nghiệm và sở thích của mình.

Qua loạt bài này, tôi luôn đả phá cách nghe dựa trên viết và dịch. Thế nhưng, những điều tôi cho là trở ngại, nhiều khi lại có ích cho bạn, vì những thứ ấy không cản trở mà còn giúp bạn những cột móc để bám vào. Vâng. Nếu các bạn thấy việc đọc script, hoặc học từ vựng, hoặc viết thành câu và tra từ điển – như vẫn làm từ trước đến nay – giúp cho bạn nghe và hiểu nhanh hơn thì cứ sử dụng phương pháp của mình.

Tôi chỉ nhắc lại một điều này:

Tất cả những trợ giúp đó cũng giống như chiếc phao cho người tập bơi. Khi tập bơi, nhiều người cần có một cái phao để bám vào cho dễ nổi, từ đó bạo dạn xuống nước mà tập bơi. Và không ít người bơi giỏi đã khởi sự như thế. Bạn cũng vậy, có thể những cách nghe từ trước đến giờ (nhìn script – học từ – kiểm tra văn phạm) giúp bạn những cột chắc chắn để bám vào mà nghe.

Vậy thì xin nhớ rằng: Chiếc phao giúp cho bạn nổi, nhưng không giúp cho bạn biết bơi. Đến một giai đoạn nào đó, chính chiếc phao lại cản trở bạn và không cho bạn bơi thoải mái.

Hãy vứt cái phao sớm chừng nào hay chừng nấy, nếu không nó trở thành một trở ngại cho bạn khi bạn muốn bơi nhanh và xa.

Hãy vứt những chữ viết khi nghe nói, nhanh chừng nào hay chừng ấy, nếu không chúng sẽ cản trở bạn và bạn không bao giờ thực sự ‘nghe’ được tiếng Anh!

(HN-AJC Sưu tầm)

http://vngrammar.wordpress.com/2009/03/09/luy%E1%BB%87n-ki-nang-nghe-trong-ti%E1%BA%BFng-anh/

Read more…

4 bí quyết để nghe nói tiếng Anh như người bản ngữ

Monday, June 15, 2009 |
Nghe nói tiếng Anh với nhiều bạn quả thực còn khó hơn đọc, viết tiếng Anh. Bạn có thể nắm chắc ngữ pháp, từ vựng, văn phong tiếng Anh nhưng khi nói chuyện với một người bản ngữ, bạn vẫn bị ù tai vì không nghe kịp, thật khó hiểu và đương nhiên sẽ khó mà tiếp tục câu chuyện. VietnamLearning sẽ giúp bạn khám phá 7 bí mật để bạn thấy để nghe nói được như một công dân Anh hoàn toàn không khó chút nào!

Bí mật số 1: Trọng âm của từ
Trọng âm từ là chìa khoá vàng đầu tiên để bạn nghe hiểu và nói được tiếng Anh như một người bản ngữ. Nắm được trọng âm từ là cách tốt nhất để bạn hiểu được tiếng Anh nói, nhất là khi nói nhanh như hai người bản ngữ trò chuyện với nhau. Vậy trọng âm từ là gì?
Hãy lấy ví dụ với 3 từ: photograph, photographer và photographic. Liệu nó có giống nhau khi bạn phát âm? Hoàn toàn không bởi mỗi âm tiết trong mỗi từ có độ nhấn âm khác hẳn nhau (được nhấn mạnh hơn những âm tiết còn lại).
PHOtograph
phoTOgrapher
photoGRAPHic
Trọng âm có ở mọi từ có từ hai âm tiết trở lên: TEACHer, JaPAN, CHINa, aBOVE, converSAtion, INteresting, imPORtant, deMAND, etCETera, etCETera, etCETera.
Những âm tiết không được nhấn mạnh là những âm “yếu”, âm “nhỏ” hoặc âm “câm”. Người bản ngữ thường chỉ nghe trọng âm và bỏ qua những âm “yếu”. Nếu bạn học cách sử dụng trọng âm trong khi nói tiếng Anh, bạn sẽ nhanh chóng cải thiện được phát âm tiếng Anh của mình và tự động hiểu những điều nghe được. Hãy tập trung tìm trọng âm bất cứ lúc nào bạn nghe tiếng Anh: trên đài, trong phim, nghe nhạc… Bước đầu hãy nghe trọng âm và phân biệt trọng âm, sau đó bạn sẽ sử dụng được nó.
Nếu bạn còn muốn tìm hiểu thêm về trọng âm từ, hãy đăng ký học lớp học ảo V-classroom của VietnamLearning để tham khảo ý kiến những thầy cô giàu kinh nghiệm. Hình thức E-learning (đào tạo trực tuyến) sẽ tạo điều kiện cho bạn học mọi lúc, mọi nơi.

Bí mật số 2: Trọng âm của câu
Trọng âm câu là chiếc chìa khoá thứ hai giúp bạn giao tiếp tiếng Anh như một người bản ngữ. Với trọng âm câu, nhiều từ trong một câu sẽ được nhấn âm hơn những từ khác. Hãy xem xét câu sau:
We want to go.
Bạn có phát âm mọi từ của câu với âm lượng như nhau không? Tất nhiên là không. Chúng ta sẽ phát âm những từ quan trọng với âm lượng lớn hơn những từ còn lại. Vậy những từ quan trọng trong câu trên là từ nào? Chính là WANT và GO.
We WANT to GO.
We WANT to GO to WORK.
We DON'T WANT to GO to WORK.
We DON'T WANT to GO to WORK at NIGHT.
Với mỗi câu, bạn sẽ phải học cách nhấn trọng âm ở các từ quan trọng. Người bạn ngữ thường chỉ nghe những từ quan trọng mà hiểu được cả câu. Và bạn cần hiểu về trọng âm cầu và học cách sử dụng chính xác để có thể nghe hiểu được ngay cả khi người đối diện đang nói với tốc độ nhanh đến chóng mặt. Trọng âm câu cực kỳ quan trọng.

Bí mật số 3: Nghe! Nghe! Và nghe
Nhiều bạn nói rằng: “Tôi không nghe đài BBC vì nó nói nhanh quá, không nghe được mấy nên chả hiểu gì”. Nếu thế thì thật đáng tiếc! Chính vì nó quá nhanh với bạn, bạn không hiểu được nội dung nên bạn cần phải nghe. Bạn sẽ không thể tiến bộ được nếu bạn không chịu tập luyện nghe.
Khi bạn còn là một đứa trẻ, bạn có hiểu được ngôn ngữ của mình không? Khi bạn 3 tuần tuổi, 4 tháng tuổi hay 1 năm tuổi, bạn có hiểu được mọi thứ xung quanh không? Chắc chắn là không. Nhưng bạn đã bắt đầu học để hiểu bằng cách nghe. Bạn đã học ngôn ngữ của chính mình bằng cách nghe 24h mỗi ngày. Sau đó bạn bắt đầu học nói, rồi học đọc, và học viết. Nhưng đầu tiên là phải học nghe.
Muốn sử dụng tiếng Anh như một người bản ngữ, bạn hãy học như một đứa trẻ bắt đầu học ngôn ngữ mẹ đẻ.
Bí mật số 4: Đừng nghe!
Bí mật số 3 thì phải nghe thật nhiều, bí mật số 4 lại nói đừng nghe. Thế là sao nhỉ?
Bạn có biết sự khác biệt giữa động từ to Listen và to Hear? To Listen là chủ động. To Hear là bị động. Nhiều khi bạn đã Listen quá chăm chú. Bạn quá cố gắng để nghe. Nhưng nhiều lúc chỉ cần Hear thôi lại tốt hơn. Hãy bật đài, TV, nhưng bạn đừng cố Listen, bạn hãy Hear một cách thư giãn. Khi đó tiềm thức của bạn sẽ nghe hộ bạn. Bạn vẫn đang học một cách vô thức. Còn nếu bạn cố nghe, cố để hiểu, bạn có thể vấp phải nhiều từ mới, nhiều từ không nghe được và trở nên nản lòng. Cách tốt hơn là hãy bật các chương trình tiếng Anh trên đài, TV và bạn không cần làm gì cả. Bộ não sẽ Hear giúp bạn. Tiềm thức sẽ Listen giúp bạn. Và bạn sẽ học được rất nhiều.
Những điều bí mật tưởng rất đơn giản nhưng có lẽ bây giờ bạn mới biết. Hãy lưu ý học theo 4 bí quyết này, VietnamLearning chắc chắn chỉ sau vài tháng, khả năng nghe nói của bạn sẽ tiến bộ vượt bậc. Nếu bạn còn băn khoăn hãy tham gia học tiếng anh trực tuyến tại Cổng đào tạo trực tuyến www.vietnamlearning.vn để được học hỏi kiến thức từ những chuyên gia đào tạo hàng đầu thế giới. Chúc bạn thành công!

Trích dẫn từ thư viện tiếng Anh trực tuyến của VietnamLearning.vn
Read more…

Lớp 12A13 - Năm học 2008 - 2009

Wednesday, May 27, 2009 |
Chúc toàn thể các em học sinh lớp 12A13 luôn thành công trên con đường học tập !


Các em có thể click vào đường link dưới đây để download ảnh về !
http://picasaweb.google.com.vn/tonguyencuongbio52hue/LOP12A12NAMHOC20082009#
Hoặc:
http://picasaweb.google.com.vn/data/feed/base/user/tonguyencuongbio52hue/albumid/5340164955122252865?alt=rss&kind=photo&hl=en_US
Read more…

Cho một tuần làm việc hiệu quả

Monday, May 04, 2009 |
Một cuộc điều tra ý kiến dân công sở của công ty Robert Half International cho thấy hầu hết những người đi làm đều nói rằng thứ 3 là ngày họ làm việc hiệu quả nhất trong tuần. Nhưng một tuần làm việc không chỉ có thứ 3.


Làm sao để bạn có cả tuần làm việc hiệu quả? Dưới đây là lịch làm việc cơ bản cho từng ngày giúp bạn luôn có tuần làm việc như ý:

Kế hoạch cho thứ 2

Lịch làm việc của thứ 2 thường bị lấp đầy bởi các cuộc họp tổng kết và định hướng vì thế giờ làm việc của bạn có thể bị giảm đi. Sau các cuộc họp đó là lúc bạn cần bắt kịp lại với những công việc đang dang dở của tuần trước. Lập ra một danh sách mới những việc còn tồn đọng và những việc mới được giao theo ưu tiên về thời hạn của từng nhiệm vụ.


Thứ 3, bắt đầu tăng tốc

Ngày hôm nay là thời điểm bạn cần tập trung vào những việc đã lên kế hoạch của thứ 2, bắt tay thực hiện các công việc dần dần, tạo vòng quay cho những ngày tới. Nếu sắp xếp thời gian của bạn khéo léo thì bạn có thể có vài phút nghỉ ngơi. Ví dụ, hãy lấy những dụng cụ văn phòng bạn cần hay sắp hết vào giờ nghỉ hoặc lúc bạn nghỉ uống café để tiết kiệm thời gian và không bị sao nhãng khi đang làm việc.


Thứ 4, ngày đánh giá kết quả

Ngày giữa tuần này bạn cần chỉ ra liệu với tốc độ làm việc hiện tại này của mình bạn có thể hoàn thành đúng thời hạn một số công việc như đã lên kế hoạch hay không? Nghĩ xem 2 ngày tiếp theo bạn có thể hoàn thành thêm được những gì? Hãy điều chỉnh lại bất cứ điều gì bạn cho là cần thiết để đẩy nhanh tiến độ làm việc.


Một chút giãn việc cho ngày thứ 5

Sử dụng ngày thứ 5 như là phần thưởng cho bản thân vì sự làm việc chăm chỉ trong mấy ngày qua và cũng là tạo lực đẩy cho ngày làm việc cuối trong tuần. Bạn có thể hẹn ăn trưa ở một nơi xa công ty hoặc rủ đồng nghiệp nào đó đi dạo và uống tách café giúp lên dây cót lại cho bản thân. Hơn nữa, nếu những ngày vừa qua bạn đã làm việc rất vất vả thì bạn có thể tự cho mình nghỉ làm sớm ngày hôm nay.


Ngày thứ 6 linh động

Nếu bạn càng đẩy nhanh được tốc độ làm việc cũng như năng suất trong những ngày trước đó bao nhiêu thì ngày hôm nay bạn càng được thảnh thơi bấy nhiêu. Đây cũng là thời gian bạn nên sắp xếp lại bàn làm việc của mình, các giấy tờ tài liệu, thư từ. Đảm bảo mọi thứ được gọn gàng và có trật tự để khi bạn đi làm vào sáng thứ 2 tuần tới bạn sẽ không mất nhiều thời gian để bắt kịp với công việc tuần trước.

Nào, bạn đã có một tuần hăng say lao động, sao không thưởng cho mình hai ngày nghỉ cuối tuần “đã đời” đi nhỉ!

Thủy Nguyễn

Theo Yahoo

Read more…

Định dạng thích hợp cho ảnh chụp màn hình

Thursday, April 30, 2009 |
PNG, JPG và GIF là 3 định dạng ảnh thông dụng nhất để chia sẻ ảnh chụp màn hình trên web hiện nay. Dĩ nhiên, có một định dạng khác là BMP nhưng ít người dùng tới bởi dung lượng của nó quá nặng và không tiện cho việc chia sẻ qua web.

Hai định dạng ảnh

Chụp ảnh text hoặc biểu đồ: Nếu bạn muốn chụp ảnh màn hình có text (chẳng hạn như một đoạn mã của trang tìm kiếm hoặc một menu duyệt web), hãy nhớ rằng luôn lưu chúng dưới dạng ảnh GIF hoặc PND. Tại sao? Hai định dạng này sẽ giúp cho ảnh chụp màn hình dạng text hoặc biểu đồ rõ ràng hơn, trong khi dung lượng file lại rất thấp.

Chụp cửa sổ Windows: Nếu bạn cần chụp ảnh màn hình là các cửa sổ Windows thông thường, hoặc các hộp thoại, Windows Explorer, cửa sổ lệnh DOS, Google Maps, hay thậm chí là màn hình nhấp nháy, hãy lưu chúng dưới dạng file PNG. Lợi thế của định dạng PNG chính là việc nó có khả năng lưu lại tất cả màu sắc, và do vậy sẽ giúp cho bức ảnh nét hơn so với JPEG.

Chụp ảnh video hoặc ảnh: Nếu bạn muốn chụp ảnh màn hình video (chẳng hạn như trên YouTube), Google Earth, video games, hình động Flash, các wallpaper trên desktop, hoặc ảnh chụp (chẳng hạn trên Flickr), bạn nên lưu lại chúng dưới dạng file JPG thay vì PNG bởi nó giúp cho kích thước ảnh nhỏ hơn nhiều mà không ảnh hưởng tới chất lượng của ảnh.

Kiểm nghiệm cho thấy khi bạn chụp ảnh video trên YouTube, dung lượng của file có thể lên tới 92Kb khi lưu ở định dạng PNG, nhưng nếu lưu dưới dạng JPG thì dung lượng chỉ còn 20Kb (giảm gần 5 lần) trong khi chất lượng ảnh lại không khác là bao.

Phụng Nghi-tienphong.vn

Read more…

Đề thi tốt nghiệp phổ thông trong tương lai sẽ ra sao?

Monday, April 06, 2009 |
ĐỀ THI VĂN HỌC NĂM 2010

Dạng đề: trắc nghiệm, tự luận, logic...
Thời gian làm bài: 123 phút (không kể thời gian nhòm bài của thí sinh khác).
Phạm vi kiến thức: sách giáo khoa (khuyến khích kiến thức nhận được khi đi học thêm nhà thầy cô giáo).
Cách làm bài: Thí sinh làm bài trên máy vi tính, chỉ được chọn câu trả lời 1 lần. Máy tính thí sinh nào dính virus không làm được bài thí sinh đó phải chịu.
Thí sinh có thể dừng bài làm thi bất cứ lúc nào...
Thí sinh có 3 quyền trợ giúp: Gọi điện thoại cho người thân, 50 -50 và nhòm bài của bạn

Cách chấm điểm: Mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm, trả lời sai trừ 2 điểm... Điểm tuyệt đối của bài thi là 11.

-----------------------------

1. "Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu... "
Con trâu làm gì?
A: Đi chọi
B: Đi nằm
C: Đi về
D: Đứng xem

2. Trong chuyện ngắn “Sơn tinh, Thủy Tinh", nhà vua yêu cầu lễ vật phải có 1 con voi. Con voi đó như thế nào?
A: Ma mút
B: Voi Bản Đôn
C: Voi 9 ngà
D: Cá Voi
E: Không có con voi nào cả, cứ đưa tiền Vua tự mua.

3. Trong truyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng", ông lão dựa vào đâu để tin lời Cá vàng?
A: Nhìn mặt con cá thấy ngu ngu.
B: Ông lão điểm huyệt hẹn giờ con cá, nếu sau 2 giờ không thực hiện lời hứa sẽ chết.
C: Đi mà hỏi ông lão.
D: Ông lão hơi bị ngờ nghệch theo kiểu "được ăn cả, ngã về không".

4. Nhân vật Từ Hải trong "Truyện Kiều" được miêu tả như sau: "Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao". Lý do nào để từ Hải có cơ thể cường tráng như vậy?
A: Tập thể hình
B: Uống sữa "Cô gái Hà Lan"
C: Ăn nhầm thuốc tăng trưởng rau.
D: Ý kiến khác (nêu cụ thể).
Có bao nhiêu thí sinh khác cùng đáp án với bạn. Soạn tin nhắn TUHAI X Y gửi tới tổng đài 6886. Hoặc gọi điện đến tổng đài 19001234 và làm theo hướng dẫn.

5. Trong truyện "Vợ nhặt" của Kim Lân, ai đã nhặt được ai?
A: Chàng nhặt được vợ
B: Vợ nhặt được chàng
C: Bà mẹ nhặt được 2 vợ chồng Chàng
D: 2 vợ chồng chàng Nhặt được bà mẹ.

6. Truyện ngắn "Đôi mắt" của tác giả nào?
A: Văn Cao
B: Nam Cao
C: Vũ Cao
D: Dịch từ tác phẩm cùng tên của 1 nhà văn Ma Cao.

7. Trong truyện Romeo và Juliet của Shakespeare, 2 nhân vật chính đã chết bởi uống phải...
A: Thuốc chuột
B: Thuốc lắc
C: Thuốc ngủ
D: 2 nhân vật đó còn sống nhăn răng kìa

8. Bà Huyện Thanh Quan tại sao lại có tên như vậy?
A: Bà làm quan huyện
B: Chồng bà làm quan huyện
C: Cha bà làm quan huyện
D: Bà từng bị quan huyện bắt

9: Nữ sĩ Hồ Xuân Hương từng có mấy đời chồng?
A: 1 và chỉ 1 mà thôi
B: 2
C: 3
D: Ế chồng

10. Nhân vật Chí Phèo từng có thời gian ngồi tù, theo bạn lý do nào Chí Phèo ra được tù?
A: Vượt ngục
B: Chạy án
C: Được lệnh ân xá

11. Nguyễn Du, Nguyễn Trãi và Nguyễn Lân có quan hệ với nhau như thế nào?
A: Anh em
B: Bạn bè
C: Chị em
D: Thí sinh có quyền giải thoát trừ 20% số điểm bài thi nếu bỏ qua câu này

12. Có bao nhiêu thí sinh bỏ dở cuộc thi về nhà cầy ruộng?
A: 1 triệu
B: 2 triệu
C: Tất cả
Thí sinh có thể bỏ qua câu 12, nhưng nếu trả lời đúng được cộng 0,5 điểm, sai trừ 1 điểm.

Thí sinh làm bài xong nhớ tắt máy tính cho đỡ tốn điện.
Mọi thắc mắc về kì thi xin liên hệ trực tiếp với ban tổ chức, khi đi nhớ mang theo quà.

-----------------------------

ĐỀ THI LỊCH SỬ NĂM 2010

Dạng đề: trắc nghiệm, tự luận, logic...
Thời gian: 234 phút không kể thời gian ngủ và ngồi chơi của thí sinh. Nghiêm cấm thí sinh ra khỏi phòng thi trước phút thứ 233 để tránh đề thi bị tuồn ra ngoài.
Cách làm bài: Thí sinh làm bài trên máy vi tính, chỉ được chọn câu trả lời duy nhất 1 lần. Thí sinh có 3 quyền trợ giúp: Gọi điện thoại cho người thân, 50 -50 và nhòm bài của bạn.
Cách chấm điểm: Mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm, trả lời sai trừ 2 điểm... Đề thi có 1 câu hỏi đặc biệt, thí sinh trả lời chính xác câu này thì không cần làm những câu khác vẫn được điểm tuyệt đối.

Quy định khác:
1. Để tránh nhàm chán trong giờ thi, mỗi thí sinh được phát 5 tờ A4 để vẽ máy bay, tàu thủy, ô tô khi không làm được bài và không biết làm gì thời gian rỗi...
2. Thí sinh vào phòng thi không được phép mang tài liệu nhưng được phép mang theo tiền để đánh bài. Cả phòng thi được phát 5 bộ bài để thí sinh giải trí dành cho thí sinh ko làm được bài.

I. Lịch sử Việt Nam
1. Trong trận chiến trên sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt đã làm gì để răn đe kẻ thù và khích lệ quân ta?
A: Hát rock
B: Hát rap
C: Đọc thơ
D: Hát chèo
E: Múa

2. Trong chiến thắng lẫy lừng của Trần Hưng Đạo trên sông Bạch Đằng, đạo quân của ông dùng vũ khí gì?
A: Thủy lôi
B: Súng
C: Tàu ngầm
D: Quân ta đứng trên bờ ném đá quân địch
E: Quân ta dùng điện 500 KW dí xuống nước giật chết quân địch

3. Trận Điện Biên Phủ trên không khác với Trận Điện Biên Phủ ở điểm nào?
A: khác ở chỗ "trên không" và "dưới đất"
B: Làm gì có những trận chiến đó
C: Không biết
D: Điện Biên Phủ là ở đâu vậy trời, chịu

4. Theo bạn tại sao chúng ta lại tổ chức cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân?
A: Bộ đội đi làm thêm vào ngày tết thì lương sẽ cao hơn
B: Vì bọn địch ăn uống no say rồi oánh bạc, không đề phòng ta nhân cơ hội oánh nó
C: Vì tết thời tiết đẹp, đi chơi hay đi nổi dậy đều thích như nhau
D: Hôm đó em bận đi chơi tết. Không đi nổi dậy nên em không bít

5. Ba anh hùng Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót đã có những hành động dũng cảm: lấy thân mình lấp lỗ châu mai, lấy thân mình làm giá súng và lấy thân mình chèn pháo. Sắp xếp theo thứ tự nào là đúng?
A: Giót – Súng, Đàn – Mai, Diện - Pháo
B: Giót – Mai, Đàn – Pháo, Diện – Súng
C: Giót – Pháo, Đàn – Súng, Diện – Mai
D: Giót – Đàn, Pháo – Mai, Diện – Diện

6. Theo bạn ai là người đẹp trai nhất trong lịch sử Việt Nam, lý do?
A: Lý Công Uẩn – Vì tên xấu chắc người đẹp
B: La Văn Cầu – Vì tên xấu chắc người đẹp
C: Thánh Gióng – Có xe đẹp (thì con ngựa sắt đó)
D: Thủy Tinh – Người cá: Hoàng Tử Đại Dương


II. Lịch sử thế giới
1. Chiến tranh lạnh diễn ra giữa các nước nào?
A: Liên Xô và Mĩ
B: Liên Xô và Nga
C Mĩ và Hoa Kì
D: Nam cực và Bắc cực vì 2 chỗ này lạnh nhất
E: Tủ lạnh và điều hòa

2. Đã có cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ 2, theo bạn liệu có thể có chiến tranh thế giới thứ 3, 4, 5 hay 6... vân vân... không ?
A: Không biết nhưng bản thân em yêu màu xanh và chim bồ câu biểu tượng của hòa bình. Ghét chiến tranh, em hy vọng sẽ không có chiến tranh để mọi người được lo ấm, xã hội bình đẳng bác ái.
B: Không biết nhưng em yêu màu đỏ của máu và chiến tranh, ghét màu xanh hòa bình, em hy vọng sẽ có chiến tranh nhiều thiệt là nhiều cho thế giới thêm phần gay cấn.

3. Trong lịch sử các nước như Pháp, Anh rất thích xâm chiếm thuộc địa. Theo bạn lý do vì sao?
A Các nước này muốn "phủ sóng toàn cầu, mọi lúc mọi nơi" như Mobifone nhà ta .
B: Các nước này muốn "không ngừng vươn xa" giống Vinaphone nhà ta .
C: Có bao nhiêu thí sinh trả lời giống bạn, soạn tin nhắn Dudoan X Y gửi 6886, hoặc gọi tổng đài 19001234 và làm theo hướng dẫn. 1 phần quà là 1 chuyến du lịch tới Agola đang đợi bạn.


III. Câu hỏi đặc biệt
Chú ý nếu thí sinh trả lời đúng câu này thì không cần làm phần lịch sử Việt Nam và Thế giới vẫn đạt điểm tuyệt đối.
Câu hỏi như sau :
“Trong chiến tranh thế giới thứ 2, đã có bao nhiêu người thiệt mạng, hãy kể tên, tuổi khi họ thiệt mạng, nghề nghiệp và nơi sinh.”


-----------------------------

Nhiều người thắc mắc về cấu trúc đề văn 2008, nhóm phóng Viên đã tìm hiểu thông tin và trao đổi trực tiếp với Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo về khuynh hướng ra đề năm nay. Và đây là một sồ thông tin:
Với tinh thần mới trong thời kì hội nhập cạnh tranh WTO nên nội dung đề sẽ bám sát tình hình thời sự dất nước, hoàn toàn không có trong giáo khoa và không đánh đố thí sinh. Đề văn "trong mơ" 2008 sẽ có cấu trúc cơ bản sau:

ĐỀ THI VĂN HỌC NĂM 2009

Loại đề: trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận
Nội dung: tất cả những gì đã học
Chi tiết:

I. Thí sinh chọn 1 câu trả lời trong các câu sau:
Một số câu hỏi ví dụ:
1. Ở cuối truyện TẤM CÁM mẹ con CÁM đã bị đem ra làm loại thức ăn nào sau đây? (1 đ)
A: Làm khô
B: Làm gỏi
C: Làm tương
D: Làm nem

2. Thị Nở đã nấu nồi cháo gì cho Chí Phèo ăn? (1đ)
A: Cháo gà
B: Cháo hải sản
C: Cháo hành
D: Cháo bào ngư

3. Hồ Xuân Hương sinh thời là một người rât phóng khoáng. Bạn có biết bà từng "quan hệ" với danh sĩ nào ? (1đ)
A: Nguyễn Du
B: Nguyễn Khuyến
C: Nguyễn Đình Thi
D: Nguyễn Tuân
* Từ "quan hệ" được trích theo Sách giáo khoa lớp 10 - Nhà xuất bản Giáo dục.

4. Thi sĩ Hàn Mặc Tử chết do? (1đ)
A: Bệnh phong
B: Bệnh ghẻ
C: Bệnh lậu
D: Bệnh HIV

5. "Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạng mạng độ thiên không"
Trong câu thơ trên dấu hiệu nào để Bác biềt cánh chim kia đang về rừng để tìm chốn ngủ? (1đ)
A: Mắt nó lim dim
B: Nó bay loạng choạng
C: Bác liên hệ bản thân
D: Bác suy luận từ cành chiều tà, mọi động vật phải về rừng nghỉ ngơi

6. "Mày đánh chồng bà đi rồi bà cho mày xem...!" (Tắt đèn - Ngô Tất Tố). Và chị đã cho chúng nó xem thật... thế chị Dậu muốn cho chúng nó xem cái gì? (1đ)
A: ________ (học sinh tự điền)

7. Vưong Thúy Kiều đã trầm mình ở sông? (1đ)
A: Tiền Giang
B: Tiền Giường
C: Tiền Dường
D: Tiền Đàng


II. Hai câu hỏi phụ: (mi câu 1.5đ)
1. Em cảm nhận đề này như thế nào?
2. Có bao nhiêu người cùng đáp án với em? Soạn tin DT gửi tới số 19001234.

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

(Phần đặt quảng cáo: Đề thi đai học, nơi đáng tin cậy cho chiến lược marketing của bạn. Liên hệ ngay... )
S-FONE, VINAPHONE, KOTEX, OMO, REXONA, VIAGRA
HÂN HẠNH TÀI TRỢ ĐỀ THI NÀY


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO: HÃY THI THEO CÁCH CỦA BẠN!
(KHUYẾN MÃI: tặng nhang và chuối cho học sinh nào có ý định bó chiếu khi làm đề thi này).
Theo: http://www.svkqt.net/forum/showthread.php?t=3018
Read more…

Nhận xét mới nhất


ho